banner

Pankration là môn võ thuật "chết chóc" khiến quân Ba Tư cũng kiêng sợ trước các chiến binh Hy Lạp. Không những thế, nó còn được xem là nguồn gốc của môn võ thuật tổng hợp MMA ngày nay.

1. Môn võ chết người Pankration

Môn võ Pankration

Pankration là môn võ thuật đối kháng phổ biến nhất thời kỳ Hy Lạp cổ đại và được sử dụng như một môn thể thao cũng như chiến đấu.

Với sự kết hợp của 2 môn võ nền tảng là đấu vật và quyền thuật. Ngoài ra việc đá chân cũng được phép trong môn thể thao này.

Pankration có 2 thể loại: Ano (quyền cước) và Kato (vật).

Ano gồm Pygmys (thủ pháp), Laktisma (cước pháp), Aponigmes (đòn khóa cổ). Đòn tay Pankration chỉ ba cú đấm thẳng, móc vòng và đấm xốc như quyền Anh.

Đòn chân đơn giản với cú đá thẳng ra trước, đá vòng cầu và đá quét chân.

Ano Pankration chỉ thực sự nguy hiểm ở những đòn chỏ và gối. Nếu những thế khóa cổ hiểm hóc, khống chế cực kỳ hiệu quả thì những cú đánh chỏ, lên gối knock-out địch thủ, kết thúc trận đấu nhanh chóng.

Ở cự ly gần, Kato Pankration càng lợi hại. Kỹ thuật Kato chuyên sử dụng những đòn thế vật, cầm nã, quăng ném (rassin apaly).

Khi Ano bị vô hiệu hóa, Kato làm đối phương thúc thủ bằng thế khóa, vật ngã…

2. Sự tàn khốc của môn võ Pankration

 Đòn khóa
Đòn khóa

Điều đáng sợ nhất ngoài sự hiệu quả, khả năng sát thương và thực chiến của nó thì luật thi đấu thời cổ đại cũng khiến môn võ trở nên "tàn bạo" và man rợ hơn.

Nó gần như không tuân thủ bất cứ luật lệ nào khi thi đấu (trừ việc cắn nhau và móc mắt), không có phân hạng cân nặng và không có vòng đấu như những môn thể thao ngày nay, không có thời gian giới hạn và nghỉ giữa trận.

Trận đấu chỉ kết thúc khi một người chết hoặc gần như thế.

Khi thi đấu, các đấu sĩ cũng không mặc trang phục đặc trưng nào mà hoàn toàn khỏa thân. Chính điều này để lộ những điểm yếu chết người và khiến trận đấu trở nên nguy hiểm hơn.

 Các môn thể thao Olympic
Các môn thể thao Olympic

Mọi cách thức để chiến thắng đều được sử dụng như đấm vào hạ bộ, bẻ ngón tay, xiết cổ, khóa... Do đó, dù là kẻ chiến thắng hay kẻ bại trận đều phải gánh chịu một tồn thất nặng nề. Đa số đều chết một vài ngày sau trận đấu.

Pankration sau đó truyền cảm hứng cho những môn bạo lực hơn là Etruscan và Roman pancratium, một sự kiện đã được trình diễn ở đấu trường Coloseum Roman.

3. Pankration trong thực chiến


Không giới hạn như một môn thể thao mua vui cho tầng lớp quý tộc và dân chúng, môn võ thực chiến này còn tỏ ra vô cùng hiệu quả trong chiến đấu đối kháng thực tế và được sử dụng bởi những nhà quân sự tài ba.

a. Alexander Đại Đế và Pankratiast


Alexander Đại Đế đã phát hiện ra Pankratiast là chiến sĩ ưu tú bậc nhất với những kỹ năng huyền thoại của họ nên đã tuyển mộ một số lượng lớn những đấu sĩ Pankration cho việc chinh phục Ấn Độ và các nước khác của mình.

Đội quân này đã giúp ông đánh chiếm phần lớn lãnh thổ mà ông biết tới thời đó. Ông được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.

b. Trận Thermopylae


Đây là một cuộc chạm trán nổi tiếng giữa các thành bang Hy Lạp, dưới sự dẫn dắt của Leonidas I xứ Sparta và Đế quốc Ba Tư dưới sự chỉ huy của Xerxes Đại đế kéo dài trong khoảng ba ngày.

Cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của Ba Tư là một hành động đáp trả lại cuộc xâm lược lần đầu tiên đã thất bại sau khi bị quân đội Athena đánh tan tác trong Trận Marathon mười năm về trước.

Khoảng 7000 quân Hy Lạp (300 đấu sĩ Sparta) tiến quân lên phía bắc để chặn đánh tại hẻm núi vào mùa hè năm 480 TCN.

Theo các nhà sử học thời cổ đại, số lượng quân Ba Tư là nhiều hơn 1 triệu, nhưng thống kê ngày nay nhỏ hơn nhiều.

Có tới ba trận đánh lớn diễn ra trong bảy ngày, giữa quân Hy Lạp và Ba Tư trước khi tạo nên một cuộc "tử chiến" tiêu biểu nhất trong lịch sử.

Mặc dù bất lợi về quân số trước quân Ba Tư nhưng 300 đấu sĩ Sparta với ý chí chiến đấu kiên cường vẫn cầm cự.

Và làm quân Ba Tư tổn thất nặng nề (mất tới 20 000 quân) và chậm bước tiến vào thành Athena nhằm giúp dân chúng có thời gian sơ tản.

Theo Trí Thức Trẻ
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.