Articles by "Tai-sao"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tai-sao. Hiển thị tất cả bài đăng

Có bao giờ bạn thắc mắc chị em phụ nữ lại khóc nhiều hơn đàn ông hay không? Nghiên cứu cho rằng vì liên quan đến testosterone - nội tiết tố.

Nghiên cứu mới do giáo sư Ad Vingerhoets, một nhà tâm lý học lâm sàng thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) và là tác giả cuốn "Tại sao chỉ con người rơi lệ: giải mã các bí mật của nước mắt", tiến hành. Ông đã trò chuyện với hơn 5.000 người ở 37 quốc gia và phỏng vấn họ về các phản ứng cảm xúc của bản thân.
Giáo sư Vingerhoets phát hiện, phụ nữ nhìn chung khóc tới 30 - 64 lần/năm, trong khi con số này ở nam giới chỉ vào khoảng 6 - 17 lần/ năm.
Đối với cánh mày râu, 66% số người được hỏi tiết lộ rơi lệ trong không đầy 5 phút mỗi lần, trong khi 24% nói khóc khoảng 6 - 15 phút. Đối với phái yếu, 2 tỉ lệ này tương ứng là 43% và 38%.
Lý giải tại sao phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, số phụ nữ khóc lâu tới 16 - 30 phút mỗi lần (11%) cao gấp đôi nam giới (5%). Điều tương tự cũng được ghi nhận đối với những người khóc "dai" tới 16 - 30 phút hoặc trên 60 phút.
Lý giải về việc phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông, các chuyên gia cho rằng testosterone - nội tiết tố quan trọng có nhiều nhất ở nam giữ vai trò ức chế thói quen khóc. Ngược lại, lượng testosterone ở phụ nữ rất thấp nên họ dễ yếu đuối, sướt mướt.
"Chúng ta thấy rõ điều này trong hoạt động chuyển đổi giới tính. Các bệnh nhân thường báo cáo với chúng tôi về việc họ khóc nhiều hơn (nếu chuyển giới thành nữ) và khó khóc hơn (nếu chuyển giới thành nam)", giáo sư Bernard Chang nói.Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu, đàn ông có các tuyến lệ trong mắt to hơn, nên chúng mất nhiều thời gian để tịch tụ đầy nước và để nước trào ra ngoài (rơi lệ) hơn phụ nữ.
Theo giáo sư Vingerhoets, sự khác biệt nói trên giữa 2 giới có thể được lý giải bằng thực tế rằng, các chị em phụ nữ thường xuyên xem phim bi kịch và đọc văn thơ ủy mị nhiều hơn cánh mày râu.
Khám phá ám chỉ, đàn ông nên thấu cảm hơn khi xem phim lãng mạn cùng với bạn đời. Giáo sư Vingerhoets ghi nhận, trong thực tế, khi nhìn thấy một phụ nữ khóc, các nam giới thường cảm thấy khó chịu và có xu hướng phớt lờ người đó.
Nước mắt cá sấu
Một số người thường khóc trong lúc ăn gọi là hội chứng Bogorad hoặc "nước mắt cá sấu" (cá sấu thường chảy nước mắt trong lúc ăn con mồi). Điều này liên quan đến chứng suy nhược thần kinh mặt và thường gặp ở người bị hội chứng liệt Bell (viêm dây thần kinh số 7) gây méo miệng, liệt cơ tạm thời một bên mặt.
Những dây thần kinh bất thường mới phát triển trở lại nối với tuyến lệ, mỗi lần kích thích cơ mặt hoạt động (nhai) thì cũng đồng thời kích thích tuyến lệ sản xuất nước mắt gọi là tình trạng "nước mắt cá sấu".
Lý giải tại sao phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, không phải khi nào chảy nước mắt cũng là dấu hiệu bệnh tật. Theo các nhà khoa học, chảy nước mắt trong bếp hoặc người dễ khóc có đôi mắt khỏe mạnh hơn nhờ nước mắt làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, độc tố tích tụ trong "cửa sổ tâm hồn".

Dù là trẻ em hay người lớn thì bạn cũng không nên kìm giữ những giọt nước mắt một cách quá mức vì điều này sẽ khiến tâm trạng ức chế và sức khỏe thêm tồi tệ.
Theo Khỏe và Đẹp

Khi da bị ngứa, nó kích động lên bộ não khiến chúng ta phải gãi, kể cả khi ngủ. Nhưng cơ chế đằng sau những cơn ngứa khó chịu này vẫn chưa được hiểu rõ, và một phát hiện mới đã khiến vấn đề càng trở nên phức tạp.


(Ảnh: Internet) 

Một trong những thủ phạm tồi tệ nhất của sự ngứa là chứng viêm da - một tình trạng do bất cứ thứ gì như bột giặt hay vàng gây ra, khiến da bị kích thích. Ở Mỹ, 6,4 triệu người bị chứng viêm da và phải đi khám mỗi năm.

"Chất lượng cuộc sống bị những cơn ngứa làm giảm không kém gì những cơn đau", Martin Schmelz, nhà bệnh học thần kinh tại Đại học Mannheim ở Đức nói. "Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ nhận được sự đồng cảm nhiều hơn khi bị đau so với bị ngứa".

Histamine, một protein được tạo ra từ phản ứng dị ứng, điều khiển một số dây thần kinh để truyền thông tới não. Vùng não được kích hoạt khi bị ngứa cũng tương tự với vùng não khi chúng ta bị đau. Với trường hợp này, những thuốc kháng histamine sẽ có tác dụng. Tuy nhiên, histamine không phải là hoá chất duy nhất trong cơ thể gây ra những cơn ngứa khó chịu.

Gần đây, Schmelz đã tìm thấy sự tồn tại của những dây thần kinh gây ra cảm giác ngứa theo cách khác với dây thần kinh nhạy cảm với histamine. "Đó là bằng chứng cho thấy không chỉ có một loại hệ thần kinh liên quan tới cảm giác ngứa", Schmelz nói.

Đằng sau sự ngứa

Ngứa là một triệu chứng của rất nhiều tình trạng. Những phản ứng với thực vật, động vật và kim loại đều tạo ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Thời tiết cũng đóng một vai trò, cùng với vi khuẩn, bệnh tật và vật ký sinh. Stress cũng làm tăng thêm sự ngứa.

Sau đây là một số thứ khiến chúng ta ngứa:

- Muỗi, rệp, chấy
- Cây sồi độc, cây tầm ma
- Da khô
- Đồ trang sức
- Herpes
- Stress và sự lo lắng
- Nhiễm trùng khuẩn tụ cầu
- Bệnh vẩy nến
- Cháy da
- Xà phòng và các chất tẩy rửa

Theo Hiệp hội y khoa Mỹ, mọi người thường lạm dụng xà phòng. Thông thường chỉ cần nước rửa tay thông thường hoặc nước không cũng đủ để giữ sạch da.

Năm 1660, Samuel Hafenreffer đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về sự ngứa - "một cảm giác thèm gãi không mấy thú vị". Gãi có thể là một cách chữa trị nhanh nhưng cũng có thể làm tình trạng tồi tệ thêm. Gãi mạnh quá có thể gây chảy máu và nhiễm trùng.

Nhưng vì sao gãi lại khiến ta dễ chịu? Các nhà khoa học cho rằng gãi có thể làm kích hoạt một số dây thần kinh kích thích cảm giác hài lòng trong não.

Theo VNE

Tiếng cười là một hình thức đặc biệt của sự nhận thức, một nhà nghiên cứu Australia đã nhận định như vậy khi cố gắng tìm hiểu mô hình đằng sau sự hài hước.


Ann Hale, nhà nhân chủng học y tế tại Đại học Sydney, tin rằng những mẩu chuyện cười được tạo ra bằng cách đặt cạnh nhau 2 khái niệm không tương xứng.

Chẳng hạn, bà Hale kể câu chuyện về một tù nhân chơi bài với người cai ngục. Vì người tù nhân đó chơi gian lận nên họ đã tổng cổ anh ta ra khỏi tù. Hale nói: "Nhà tù giam giữ bạn. Nhưng nếu bạn gian lận, bạn sẽ bị đuổi đi. Vì vậy bạn có 2 khái niệm đối lập ở đây".

Điều tương tự với những trò vui nhộn. Chúng ta cười khi thấy ai đó ngã, nhưng không phải việc ngã khiến chúng ta buồn cười, mà là chính những cố gắng để đứng thẳng được. "Điều khiến mọi người cười khi xem hề xiếc không phải là việc ngã từ dây thừng xuống, mà bạn làm gì để có thể đứng thẳng trên đó", Hale giải thích. "Nó cùng thuộc về một phạm trù nhưng lại không phù hợp nhau".

Các nhà nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể nhận ra một cách bản năng những tình huống bất tương xứng ngay từ những năm đầu đời. "Nếu một người mẹ bò về phía mép giường, đứa trẻ sẽ cười khanh khách, bởi điều đó đi ngược lại quy luật truyền thống rằng trẻ em bò, còn mẹ thì đi".

Điều này cho thấy chúng ta phản ứng tức thì với các tình huống bất bình thường mà không nhất thiết phải nhận ra sự hài hước trong đó. Quá trình xử lý suy nghĩ này cũng được so sánh với phản ứng của những vận động viên thể thao nhà nghề, chẳng hạn như một người đánh tennis đỡ trả một quả giao bóng trước khi bộ não vào cuộc.

Tiếng cười là rất cần thiết bởi nó mang lại sự giải lao về nhận thức. "Tiếng cười mang lại sự nghỉ ngơi tạm thời sau những cuộc suy nghĩ căng thẳng. Đó là một hình thức khác của sự nhận thức mà không bị xáo trộn bởi những điều "nên", "nhưng mà" xảy ra mỗi ngày" - Hales nói.

Hale tin rằng tiếng cười là một năng lực đặc biệt của con người. Hiểu được tiếng cười và sự hài hước sẽ giúp chúng ta hiểu được quá trình tiến hoá nhận thức của nhân loại.

Theo VNE

Bất cứ bà mẹ nào dỗ đứa con khóc ngằn ngặt lúc 3 giờ sáng đều có thể cho bạn biết, nước mắt không phải lúc nào cũng là cách truyền tải thông điệp rõ nhất. Thực tế, biểu lộ sự đau khổ chỉ là một phần của câu chuyện.


Con người có 3 loại nước mắt:

- Nước mắt cơ bản (chảy không ngừng từ tuyến nước mắt) làm sạch và bôi trơn cho mắt, giúp việc nhìn rõ hơn.

- Nước mắt phản xạ làm sạch mắt khỏi những chất gây khó chịu, chẳng hạn như khi thái hành.

- Nước mắt cảm xúc là loại phức tạp nhất do cả người lớn cũng như trẻ em tạo ra.

Là một dạng độc đáo chỉ có ở người, nước mắt cảm xúc tống ra ngoài cơ thể những hoóc môn và protein do stress tạo ra. Điều này cũng lý giải cảm giác nhẹ nhõm của mọi người sau khi khóc. Nhưng nếu cơ thể tự tìm cách loại bỏ các chất thải, nước mắt sẽ trở nên vô tác dụng, bởi hầu hết lại được cơ thể hấp thu trở lại.

Chúng ta dành khoảng 1/3 quãng đời để ngủ. Việc thiếp đi rất quan trọng với sức khoẻ con người - không ai có thể trải qua vài ngày mà không ngủ. Và đó có lẽ là hành động ít được hiểu nhất trong số các hoạt động của chúng ta.
(Ảnh: Wool)
Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra, nhưng phần lớn nhu cầu ngủ của chúng ta vẫn là một bí ẩn. Ngủ giúp cơ thể bảo dưỡng, từ việc sản xuất các hoá chất để sử dụng trong lúc thức tới tổ chức lại các neuron thần kinh trong bộ não. Giấc ngủ REM với mật độ hoạt động cao xảy ra nhiều hơn trong giai đoạn bộ não phát triển.
Một vài giả thuyết đã chỉ ra rằng giấc ngủ là một trạng thái quan trọng cho khả năng học hỏi và ghi nhớ. Ngủ giúp đưa các ký ức rời rạc vào kho lưu trữ dài hạn, và cũng có thể chỉ đơn giản là mang tới một khoảng thời gian nghỉ ngơi cho các hoạt động ban ngày.
Theo VNE

Thứ duy nhất khiến bạn khó chịu hơn việc ợ là nguyên nhân gây ra nó: Vi khuẩn nằm sâu trong dạ dày của bạn. Và tất nhiên do cả các chất khi thêm vào và những thức uống có ga nữa.
(Ảnh minh hoạ: LiveScience)
Hàng tỉ vi khuẩn nằm trong ruột của bạn giúp tiêu hoá thức ăn. Chúng biến một số đồ ăn không tiêu thành vitamin K và B. Trong quá trình này, vi khuẩn sinh ra khí có mùi khó chịu như metan khiến chúng ta ợ và cả… “xì hơi” nữa!
Thêm vào đó, khi vừa đi vừa mở miệng, bạn đã nuốt cả khí ôxi và nitơ vào bụng. Đến cuối ngày, những khí bạn đã nuốt phải cần thoát ra từ miệng hoặc hậu môn, các chuyên gia tại Đại học Y Indiana ước tính chúng ta giải phóng một phần tư lượng khí đó một ngày.
Khí cacbonic trong đồ uống có ga như sôđa hay bia cũng khiến chúng ta bị ợ.
Hệ tiêu hoá của trẻ em chưa phát triển đầy đủ để phát sinh “phản xạ ợ”, nên chúng cần được vỗ nhẹ vào lưng để giúp các bọt khí thoát ra ngoài. Trẻ bú bình thường nuốt nhiều không khí hơn trẻ bú mẹ, nên chúng cần được giúp để ợ nhiều hơn. Viện nhi Hoa Kỳ khuyến cáo nên đảm bảo không khí phải nằm ở đáy bình vì trong bình có nhiều khí hơn là sữa. 
Theo Khoahoc.tv

Câu trả lời nằm ở cách mũi chúng ta chống lại bệnh tật.
Mũi là một cơ quan phức tạp, với nhiệm vụ làm ấm và điều tiết lượng không khí đi vào cơ thể, đồng thời đóng vai trò như một người gác cổng chống lại những tác động xấu của môi trường bên ngoài, theo Stella Lee - Giáo sư tai mũi họng tại Trung Tâm Y Tế thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ). Cũng có thể ví mũi là vị trí tiền tuyến trong cuộc chiến giữa hệ thống miễn dịch và các yếu tố gây bệnh. Ngay khi không bị bệnh, mũi bao giờ cũng được phủ một lớp chất nhầy. Lớp nhầy này có tác dụng bẫy vi khuẩn và virus gây bệnh có thể lây nhiễm sang bạn, nếu chúng đi đến các mô dễ bị tổn thương hơn trên cơ thể. Một lớp lông mao nằm trong mũi sẽ đưa chất nhầy từ phía trước đi về phía sau mũi, rồi xuống cổ họng.
Mũi là một cơ quan phức tạp, với nhiệm vụ làm ấm và điều tiết lượng không khí đi vào cơ thể.
Mũi là một cơ quan phức tạp, với nhiệm vụ làm ấm và điều tiết lượng không khí đi vào cơ thể.
Trong trường hợp mầm bệnh vượt qua lớp nhầy, lúc bấy giờ bạn bị bệnh. Để bảo vệ cơ thể, hệ thống miễn dịch bắt đầu thành hành động. Một protein nhỏ được gọi là cytokine sẽ "ra lệnh" cho các tế bào T và tế bào B để tìm kiếm và tiêu diệt các mầm bệnh. Những protein này như những người đưa tin, báo cho các tế bào trong mũi tạo ra nhiều chất nhầy hơn nhằm làm sạch các tế bào lót tránh khỏi vi khuẩn hoặc virus có hại khác. Khi chất nhầy ngày càng gia tăng, khoang mũi của bạn tất nhiên sẽ chứa đầy loại chất lỏng dư thừa này. Sau đó, chúng tràn ra ngoài qua lỗ mũi, và chúng ta thường gọi đó là sổ mũi. Khi cơ thể của bạn xóa sạch các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ giảm tín hiệu hoảng loạn và lớp chất nhầy sẽ quay về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, đôi khi hệ thống này không tuyệt vời đến mức biết được khi nào nên tắt các cơ chế phản ứng, hoặc nhận biết tế bào mà nó cần phải tấn công. Hoạt động quá tích cực hoặc có phản ứng sai sẽ dẫn đến những tình trạng như dị ứng hoặc hen suyễn. Khi cơ thể phát động một cuộc tấn công quy mô lớn nhắm vào thứ gì đó không thực sự làm hại nó, điều đó sẽ gây thiệt hại cho các mô của cơ thể.
Ngoài ra, ngay cả khi cơ thể đã thải ra ngoài những "kẻ xâm lược", chất nhầy đó rất dễ lây lan. Nói cách khác, nó vẫn có thể truyền bệnh cho người khác. Chắc hẳn bạn đã biết thường xuyên rửa tay là một cách tuyệt vời để ngăn ngừa một số loại bệnh, và Lee còn nhấn mạnh: "Chạm vào mũi, miệng hoặc mắt mà không rửa tay có thể khiến vi khuẩn và virus gây bệnh lây nhiễm hoặc tái xâm nhập vào cơ thể bạn dễ dàng hơn". "Là một bác sĩ, tôi phải thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng tôi rửa tay liên tục và cũng vì thế mà tôi không bị bệnh", Lee nói.
Mũi là cơ quan phức tạp và không kém phần quan trọng đối với hệ miễn dịch.
Mũi là cơ quan phức tạp và không kém phần quan trọng đối với hệ miễn dịch. (Ảnh: SciShow).​

"Hãy cẩn thận với chiếc mũi của bạn"

Nếu bạn mắc bệnh - đó là việc không thể tránh khỏi đối với hầu hết chúng ta, nhưng điều quan trọng là cần phải cẩn thận với mũi của bạn, giáo sư Stella Lee cảnh báo. Hỉ mũi quá mạnh có thể gây tổn hại đến những chiếc lông mỏng manh. Thậm chí có thể đẩy tác nhân bệnh sâu vào trong khoang mũi, nơi chúng dễ dàng lây lan vào bên trong cơ thể. Để làm giảm việc chảy nước mũi, bạn nên sử dụng dung dịch nước muối (thông qua thuốc xịt mũi hoặc các cách khác) để rửa mũi của mình. Điều này sẽ giúp làm lỏng chất nhầy và chúng trở lại trạng thái bình thường một cách nhanh chóng hơn. Thuốc chống sung huyết mũi cũng được bác sĩ Lee khuyên dùng.
Trong thời gian đầu của việc chữa trị, các bác sĩ thường không cho kháng sinh vào đơn thuốc vì phần lớn cảm lạnh đều gây ra bởi một số loại virus, và chúng thường bị đào thải khỏi cơ thể trong vòng chưa đến 2 tuần. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên tệ hơn sau đó, chứng tỏ viêm nhiễm đã hình thành, lúc bấy giờ bạn mới cần đến kháng sinh. Tóm lại, chảy nước mũi có thể gây phiền nhiễu cho bạn, nhưng đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn vẫn đang hoạt động ổn định.
Theo Tinh Tế

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.