Articles by "Vo-thuat"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vo-thuat. Hiển thị tất cả bài đăng

Pankration là môn võ thuật "chết chóc" khiến quân Ba Tư cũng kiêng sợ trước các chiến binh Hy Lạp. Không những thế, nó còn được xem là nguồn gốc của môn võ thuật tổng hợp MMA ngày nay.

1. Môn võ chết người Pankration

Môn võ Pankration

Pankration là môn võ thuật đối kháng phổ biến nhất thời kỳ Hy Lạp cổ đại và được sử dụng như một môn thể thao cũng như chiến đấu.

Với sự kết hợp của 2 môn võ nền tảng là đấu vật và quyền thuật. Ngoài ra việc đá chân cũng được phép trong môn thể thao này.

Pankration có 2 thể loại: Ano (quyền cước) và Kato (vật).

Ano gồm Pygmys (thủ pháp), Laktisma (cước pháp), Aponigmes (đòn khóa cổ). Đòn tay Pankration chỉ ba cú đấm thẳng, móc vòng và đấm xốc như quyền Anh.

Đòn chân đơn giản với cú đá thẳng ra trước, đá vòng cầu và đá quét chân.

Ano Pankration chỉ thực sự nguy hiểm ở những đòn chỏ và gối. Nếu những thế khóa cổ hiểm hóc, khống chế cực kỳ hiệu quả thì những cú đánh chỏ, lên gối knock-out địch thủ, kết thúc trận đấu nhanh chóng.

Ở cự ly gần, Kato Pankration càng lợi hại. Kỹ thuật Kato chuyên sử dụng những đòn thế vật, cầm nã, quăng ném (rassin apaly).

Khi Ano bị vô hiệu hóa, Kato làm đối phương thúc thủ bằng thế khóa, vật ngã…

2. Sự tàn khốc của môn võ Pankration

 Đòn khóa
Đòn khóa

Điều đáng sợ nhất ngoài sự hiệu quả, khả năng sát thương và thực chiến của nó thì luật thi đấu thời cổ đại cũng khiến môn võ trở nên "tàn bạo" và man rợ hơn.

Nó gần như không tuân thủ bất cứ luật lệ nào khi thi đấu (trừ việc cắn nhau và móc mắt), không có phân hạng cân nặng và không có vòng đấu như những môn thể thao ngày nay, không có thời gian giới hạn và nghỉ giữa trận.

Trận đấu chỉ kết thúc khi một người chết hoặc gần như thế.

Khi thi đấu, các đấu sĩ cũng không mặc trang phục đặc trưng nào mà hoàn toàn khỏa thân. Chính điều này để lộ những điểm yếu chết người và khiến trận đấu trở nên nguy hiểm hơn.

 Các môn thể thao Olympic
Các môn thể thao Olympic

Mọi cách thức để chiến thắng đều được sử dụng như đấm vào hạ bộ, bẻ ngón tay, xiết cổ, khóa... Do đó, dù là kẻ chiến thắng hay kẻ bại trận đều phải gánh chịu một tồn thất nặng nề. Đa số đều chết một vài ngày sau trận đấu.

Pankration sau đó truyền cảm hứng cho những môn bạo lực hơn là Etruscan và Roman pancratium, một sự kiện đã được trình diễn ở đấu trường Coloseum Roman.

3. Pankration trong thực chiến


Không giới hạn như một môn thể thao mua vui cho tầng lớp quý tộc và dân chúng, môn võ thực chiến này còn tỏ ra vô cùng hiệu quả trong chiến đấu đối kháng thực tế và được sử dụng bởi những nhà quân sự tài ba.

a. Alexander Đại Đế và Pankratiast


Alexander Đại Đế đã phát hiện ra Pankratiast là chiến sĩ ưu tú bậc nhất với những kỹ năng huyền thoại của họ nên đã tuyển mộ một số lượng lớn những đấu sĩ Pankration cho việc chinh phục Ấn Độ và các nước khác của mình.

Đội quân này đã giúp ông đánh chiếm phần lớn lãnh thổ mà ông biết tới thời đó. Ông được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.

b. Trận Thermopylae


Đây là một cuộc chạm trán nổi tiếng giữa các thành bang Hy Lạp, dưới sự dẫn dắt của Leonidas I xứ Sparta và Đế quốc Ba Tư dưới sự chỉ huy của Xerxes Đại đế kéo dài trong khoảng ba ngày.

Cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của Ba Tư là một hành động đáp trả lại cuộc xâm lược lần đầu tiên đã thất bại sau khi bị quân đội Athena đánh tan tác trong Trận Marathon mười năm về trước.

Khoảng 7000 quân Hy Lạp (300 đấu sĩ Sparta) tiến quân lên phía bắc để chặn đánh tại hẻm núi vào mùa hè năm 480 TCN.

Theo các nhà sử học thời cổ đại, số lượng quân Ba Tư là nhiều hơn 1 triệu, nhưng thống kê ngày nay nhỏ hơn nhiều.

Có tới ba trận đánh lớn diễn ra trong bảy ngày, giữa quân Hy Lạp và Ba Tư trước khi tạo nên một cuộc "tử chiến" tiêu biểu nhất trong lịch sử.

Mặc dù bất lợi về quân số trước quân Ba Tư nhưng 300 đấu sĩ Sparta với ý chí chiến đấu kiên cường vẫn cầm cự.

Và làm quân Ba Tư tổn thất nặng nề (mất tới 20 000 quân) và chậm bước tiến vào thành Athena nhằm giúp dân chúng có thời gian sơ tản.

Theo Trí Thức Trẻ

Với nhiều tuyệt chiêu được kết hợp giữa Thiếu Lâm và Võ Đang, Nga My là môn phái võ thuộc loại bí ẩn bậc nhất của Trung Hoa.

Môn phái bí ẩn nhất, chỉ dành cho phụ nữ
Không phải ngẫu nhiên mà Nga My được xếp vào “Tam đại môn phái” của võ thuật Trung Hoa (cùng với Thiếu Lâm, Võ Đang) và thường được gắn với các nữ cao thủ (bởi nguyên tắc chỉ nữ giới mới được nhập môn).
Trong các giai thoại cũng như tiểu thuyết kiếm hiệp, đệ tử phái Nga My là những cô nương dung mạo thanh nhã, tưởng chừng liễu yếu đào tơ nhưng lại sở hữu nội công thâm hậu.
Đối với những cao thủ thuộc loại đệ nhất, họ còn học được các chiêu thức "cải tử hoàn sinh”. Thậm chí, còn có mô tả rằng đệ tử chân truyền phái này còn sở hữu những tuyệt học võ thuật thần sầu quỷ khốc, khiến cho đối phương phải thất kinh hồn vía mà tránh xa!
Núi Nga My - nơi sáng lập ra môn phái võ bí ẩn bậc nhất Trung Hoa.
Núi Nga My - nơi sáng lập ra môn phái võ bí ẩn bậc nhất Trung Hoa.
Trong các tác phẩm kiếm hiệp, Nga My cũng chính là môn phái có tiếng nói lớn trong giới võ lâm giang hồ.
Theo các bộ tiểu thuyết, Nga My phái do Quách Tương, con gái Quách Tĩnh-Hoàng Dung sáng lập. Môn phái này được lấy từ tên ngọn núi Nga My, một trong tứ đại danh sơn của Trung Hoa.
Đây là sự kết hợp giữa Phật gia và Đạo gia cùng sự sáng tạo giữa tĩnh và động để tạo nên phương pháp luyện công độc đáo.
Có giai thoại cho rằng, Quách Tương từng gặp Hà Túc Đạo, Phương trượng chùa Thiếu Lâm và Trương Tam Phong, người sáng lập ra Võ Đang để luận bàn về võ học trước khi sáng lập ra phái Nga My.
Trong mô tả ở tiểu thuyết, người sáng lập Quách Tương vốn là cô gái rất thông minh, lanh lợi, bướng bỉnh và đặc biệt là rất si tình. Vừa mới sinh ra, nàng đã chịu bao nhiêu vất vả khi phải xa cha mẹ rồi rơi vào tay Lý Mạc Sầu.
Trong truyện kiếm hiệp, Quách Tương là người sáng lập ra Nga My.
Trong truyện kiếm hiệp, Quách Tương là người sáng lập ra Nga My.
Đến năm 16 tuổi, ngay khi vừa mới gặp anh hùng Dương Quá, nàng đã bị phong thái và võ công của chàng hớp hồn.
Được Dương đại hiệp nhiều lần cứu giúp, tình cảm của nàng dành cho chàng ngày càng sâu đậm. Tuy nhiên, tình yêu đơn phương đã khiến nàng rất đau khổ.
Một thời gian sau, trên đường tìm Dương Quá, nàng đã lên Thiếu Lâm và tình cờ được đại sư Giác Viễn truyền thụ lại võ công trước khi ông viên tịch.
Về sau trải qua nhiều biến cố, Quách Tương đã lên núi tu luyện và trở thành người sáng lập ra Nga My phái, đồng thời là chủ nhân đầu tiên của Ỷ Thiên Kiếm - thanh kiếm do cha mẹ cô rèn thành.
Trong các tác phẩm của Kim Dung thì ngoài Quách Tương, Nga My phái còn ghi nhận nhiều nữ “cao thủ” khác như Phong Lăng sư thái, Diệt Tuyệt sư thái, Chu Chỉ Nhược…
Tuyệt chiêu “bá đạo” nhất
Trong các tác phẩm kiếm hiệp thì võ công của Nga Mỹ gồm 5 tuyệt kỹ: Cửu âm bạch cốt trảo, Hồi phong phất liễu, Tiệt thủ cửu thức, Phiêu tuyết xuyên vân, Phổ độ từ hàng, trong đó tuyệt kỹ đầu tiên là được coi là nổi bật nhất.
Về Cửu âm bạch cốt trảo, theo truyện Anh hùng xạ điêu, đây là một bí kíp được ghi lại trong Cửu âm chân kinh, và Chu Chỉ Nhược chính là người sử dụng loại võ công này.
Trước đó, nhân vật Chu Bá Thông cũng từng truyền thụ cho Quách Tĩnh một tuyệt kỹ tên là Cửu âm thần trảo. Khi luyện bí kíp này thì chỉ dùng tay đánh vào vách đá để luyên tập.
Các nữ võ sĩ luyện tập trên núi Nga My.
Các nữ võ sĩ luyện tập trên núi Nga My.
Nhưng do Mai Siêu Phong cùng sư huynh Trần Huyền Phong ăn cắp được nửa quyển hạ Cửu âm chân kinh, sau đó tập luyện theo mà không hiểu yếu chỉ đạo gia trong khẩu quyết võ công nên khi luyện dùng tay đánh vào sọ người sống.
Khi luyện tập thường chất rất nhiều sọ người xung quanh, từ đó tên gọi Cửu âm bạch cốt trảo.
Trong quyển hạ Cửu âm chân kinh viết: "Năm ngón phát kình, không gì cứng không phá được, chụp vào đầu óc như xuyên vào đậu hũ".
Câu "chụp vào đầu óc" ý là tấn công vào chỗ yếu hại của địch nhân, Mai Siêu Phong lầm tưởng là phải chụp vào đầu người thật nên lúc luyện công cũng theo đó mà làm.
Như vậy, ban đầu tôn chỉ của bộ Cửu âm chân kinh vốn là đường lối học theo tự nhiên của Ðạo gia, xua quỷ trừ tà để trường sinh dưỡng mệnh, tuy nhiên chỉ một ý hiểu lầm đã biến thành Cửu âm bạch cốt trảo rất hung ác, tàn nhẫn.
Cũng chính sự nhầm lẫn này khiến Cửu âm bạch cốt trảo trở thành một trong những món công phu được xếp vào loại “dị” bậc nhất trong các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung.
Sự thật phái võ “chẳng giống ai, mà ai cũng giống”
Tại Trung Quốc, Nga My là môn phái võ thuật có thật và từng được phổ biến rộng rãi ở tỉnh Tứ Xuyên.
Hiện nay, ai sáng tạo ra môn phái này vẫn là điều bí ẩn tuy nhiên theo tài liệu của Giáo sư Vũ Đức ghi rằng:
"Vào thời vua Minh Tuyên Tôn (1426) tại núi Nga Mi, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, võ phái Nga Mi được sáng lập, do nữ sáng tổ Chu Tú Anh, xuất thân từ dòng họ Chu gia giỏi võ, danh tiếng nhiều đời, tại tỉnh Sơn Đông, Hoa Bắc.
Thuở nhỏ, vì cha mất sớm, hai anh em Chu Đức Kiệt và Chu Tú Anh được chú ruột, Chu Đức Võ Thượng Nhân nuôi dưỡng và truyền dạy võ nghệ".
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, Nga My bao gồm 5 lưu phái và 8 bộ môn quyền thuật, trong đó đặc điểm nổi bật nhất chính là sự pha trộn độc đáo giữa Thiếu Lâm và Võ Đang.
Chính sự kết hợp này khiến Nga My có hệ thống quyền pháp rất đa dạng, tích hợp đầy đủ cả đặc trưng Thiếu Lâm và Võ Đang, gồm các loại tượng hình quyền như Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Phụng, Quy, Đường Lang, Hầu... và Bát Quái Chưởng, Hình Ý Quyền.
Đệ tử phái Nga My luyện khí công.
Đệ tử phái Nga My luyện khí công.
Về những tuyệt kỹ có thật của Nga My có một số đòn đánh gây tử vong như điểm huyệt, phép cầm nã bẻ tay, chân đối phương, …
Bề ngoài, phái này có tính nghiêm ngặt, chặt chẽ của Thiếu Lâm và tính khoáng đạt của Thái Cực Quyền thuộc Võ Đang. Nhiều động tác rất bay bổng như Trường Quyền của Bắc Thiếu Lâm trông rất mỹ cảm và có phần lả lướt.
Phong thái thì đa dạng biến ảo, hư hư thực thực cho nên các môn đồ của Nga Mi có danh tiếng là lai vô ảnh, khứ vô hình (đến thì không có hình thù nhân dạng, đi cũng không để lại dấu vết).
Mờ mờ ảo ảo, đi mây về gió, không biết rõ là môn quyền của tông phái gì, mà đặc trưng của môn phái nào cũng có đầy đủ cả.
Theo các nhà nghiên cứu võ thuật, phái Nga My đã được “thổi phồng” lên rất nhiều trong các tác phẩm kiếm hiệp.
Đặc biệt là bí kíp Cửu âm bạch cốt trảo khi thực tế đây chỉ là kỹ pháp về cầm nã thủ thông thường hay cách luyện cho đôi bàn tay cứng chắc (giống như Thiếu Lâm), thay vì đánh vào sọ não để lấy mạng người như trong tiểu thuyết.
Ngày nay, một số hệ phái của Nga My vẫn còn tồn tại và nam giới cũng được phép nhập môn.
Từ đời nhà Minh người ta đã sáng tác một bài hát để ca ngợi và miêu tả sinh động những đặc điểm trong võ thuật của phái Nga My.
Tại buổi biểu diễn cách đây không lâu của Nga My phái, Vương Chính An, truyền nhân của chi phái Triệu Môn đã thể hiện tuyệt kỹ của mình qua hai tuyệt chiêu "Thiết chỉ thần công" và "Toả hầu cương thương khiêu thiên cân" - dùng ngón tay đâm thủng 9 chiếc bát.
Đây là lần đầu tiên tuyệt chiêu này được công diễn trước công chúng.
Hiện trung bình mỗi năm núi Nga My đón nhận hơn 1 triệu du khách tới tham quan, du lịch và tìm hiểu về môn phái đặc biệt này.

Theo Trí Thức Trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Cái Bang lại từng được ca ngợi là “Thiên hạ đệ nhất bang”, bởi trên thực tế môn phái này cũng sở hữu những ngón võ công hết sức lợi hại.

Ảo diệu trong truyền thuyết
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, Cái Bang là một hội lớn nhất thiên hạ của những người ăn mày yêu nước, nổi tiếng hào hiệp và chuyên làm việc nghĩa, trong đó có rất nhiều cao thủ về công.
Thậm chí phái này còn là bang đứng đầu (đệ nhất bang), xưng hùng cùng với Thiếu Lâm (đệ nhất phái) và Minh Giáo (đệ nhất giáo).
Nhiều nhân vật anh hùng trong truyện Kim Dung từng ở trong bang này như Hồng Thất Công, Kiều Phong, Hoàng Dung … đều là những người sở hữu trình độ võ thuật ở mức thượng thừa, thiên hạ ít người sánh kịp.
Cái Bang là môn phái phát triển mạnh mẽ nhất và luôn chiếm một vị trí đáng kể trong võ lâm Trung Nguyên. Danh tiếng trên giang hồ của Cái Bang lừng lẫy hàng trăm năm, nhân tài ngọa hổ tàng long, thời nào cũng có.
Cũng trong các tác phẩm kiếm hiệp, Cái Bang sở hữu tuyệt học võ công bao gồm "Hàng long thập bát chưởng" và "Đả cẩu bổng pháp".
Sức mạnh thực sự của Cái Bang
Theo nhiều tài liệu thì lịch sử Cái Bang có từ rất lâu đời (vào khoảng thời Đường). Đến cuối thời Tống, phái này đã giương cờ khởi nghĩa chống Kim và trở thành bang lớn đệ nhất chính phái trên giang hồ.
Mặc dù là nhóm người có địa vị xã hội thấp nhất (chủ yếu là ăn mày và những người dân lao động nghèo khổ), nhưng đa số kiên cường, phẩm cách cao thượng. Điểm mạnh đầu tiên của phái này chính là lực lượng đông đảo và rất đoàn kết.
Về trình độ võ thuật, nhiều ghi chép có khẳng định võ Cái Bang trên thực tế có ảnh hưởng và tổng hợp của rất nhiều môn phái khác nhau, bắt nguồn từ một lực lượng rất đông đảo, có khi lên tới hàng chục vạn người.
 (Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Theo nhiều nhà nghiên cứu, võ công Cái Bang có ưu điểm là tính thực dụng và thực chiến cao. Không duy trì, giữ gìn lễ nghi và lề thói như những môn phái khác (Thiếu Lâm, Võ Đang…).
Võ công của Cái Bang chuyên đánh lạc hướng đối phương, nên thoạt nhìn nó có vẻ lén lút, xấu xí. Nó không ảo diệu thâm thúy mà hướng tới yếu tố đơn giản, hiệu quả.
Trong các loại võ công, Cái Bang sở hữu Đả cẩu bổng pháp là hoàn toàn có thật. Đây là một tuyệt kỹ được tổng hợp và đúc kết trong nhiều năm.
Có tài liệu đã diễn tả về khả năng võ thuật của phái này: “Đệ tử Cái Bang thiện chiến giáp lá cà, đồng thời né tránh đòn đánh gần rất lanh lẹ. Những kẻ ra đòn nặng với đệ tử Cái Bang đều phải chuốc lấy phần thiệt.
Họ càng ra nhiều đòn liên hoàn, công lực càng tăng và có thể kết liễu kẻ địch từ xa. Đến khi nhận ra ý đồ của họ, kẻ địch tiến thoái lưỡng nan, chạy trốn không được mà chống cự cũng không xong”.
Cái Bang cũng sở hữu hệ thống quyền thuật đa dạng, bởi người của phái này hoàn toàn có thể học võ của các môn phái khác.
Mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng lớn của võ Thiếu Lâm, tuy nhiên võ của Cái Bang bị pha tạp và không có quyền pháp đặc trưng, chủ yếu thiên về những yếu tố giống như võ tổng hợp ngày nay.
Sự thực bất ngờ về Đả cẩu bổng pháp
Trong truyện kiếp hiệp, Đả cẩu bổng pháp và Hàng long thập bát chưởng là hai tuyệt kỹ nổi bật nhất của Cái Bang.
Tuy nhiên, trong khi Hàng long thập bát chưởng mang nặng tính chất hư cấu thì Đả cẩu bổng pháp lại hoàn toàn là thứ võ công có thật.
Đây thực chất là hệ thống các kỹ thuật sử dụng côn (có thể là trường côn hoặc đoản côn), là loại hình binh khí phổ biến nhất và có tính thực chiến rất cao.
Tại Trung Hoa, trong nhiều tài liệu viết về côn cũng có đề cập tới Đả cẩu bổng pháp.
Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, chính yếu tố dân dã nên Cái Bang đã dùng từ “Đả cẩu” (dùng một loài vật tầm thường) để đặt tên cho kỹ pháp của mình, thay vì sử dụng tên các loài linh vật mang ý nghĩa tượng trưng như rồng, hổ…
Đả cẩu bổng pháp là kỹ pháp sử dụng côn, được đánh giá cao ở khả năng thực chiến (ảnh minh họa)
Đả cẩu bổng pháp là kỹ pháp sử dụng côn, được đánh giá cao ở khả năng thực chiến (ảnh minh họa)
Cũng có tài liệu lý giải rằng, Đả cẩu bổng pháp có nghĩa là dùng gậy trúc để đánh ác cẩu, cho nên lúc đi hành khất người của Cái Bang thường mang theo một cây đả cẩu bổng để phòng khi chó dữ tấn công.
Về sau, do kinh nghiệm thực tế đánh ác cẩu mà người của Cái Bang đã đúc kết thành bí kíp.
Sau nhiều đời chưởng môn, bí kíp này cũng dần được cải biến, trở thành sự tinh diệu của bổng pháp với kình lực mạnh mẽ, đạt đến cảnh giới của võ thuật Trung Hoa.
Trên thực tế, Đả cẩu bổng pháp bao gồm 36 chiêu thức, chia theo 8 chữ khẩu quyết: buộc, đập, trói, đâm, khều, dẫn, khoá, xoay.
Kỹ pháp này thi triển theo đường lối "Tứ lạng bạt thiên cân" (Bốn lạng bạt ngàn cân). Tuỳ tình hình địch thủ mà có thể sử dụng 1 trong 8 chữ khẩu quyết này là có thể giành chiến thắng.
Điểm lợi hại của bài võ này là người võ công kém hơn khi đụng đối thủ mạnh cũng có thể chiến thắng, bởi chiêu thức Đả cẩu bổng pháp được coi là rất tinh diệu, biến ảo.
Có thể khẳng định, mặc dù không tới mức cao siêu, thâm hậu như trong tiểu thuyết của Kim Dung nhưng Đả cẩu bổng pháp vẫn là một trong số hiếm hoi những bí kíp thực sự tồn tại.
Đáng tiếc rằng, do Cái Bang đã thất truyền nên câu hỏi Đả cẩu bổng pháp liệu có ảnh hưởng tới những bài côn pháp của võ thuật ngày nay (wushu, võ cổ truyền…) hay không vẫn là điều còn bỏ ngỏ.
Ngoài Đả cẩu bổng pháp, Cái Bang còn được cho là sở hữu Đả cẩu bổng trận (dùng để dàn trận trong chiến đấu, có tác dụng rất lớn trong các trận chiến giáp lá cà).
Để thực hiện trận pháp này, cả nhóm tương trợ nhau công thủ, một người bị thương, nhiều người tương trợ.
Tác dụng của nó được cho là lớn đến nỗi nếu là kết thành tường người, cao thủ võ công tinh thâm cũng không thể chạy thoát được.

Lý Tiểu Long tên thật là Lý Chấn Phiên, sinh năm 1940 tại San Francisco, California, Mỹ. Quê gốc của ông ở thị trấn Quân An, huyện Thuận Đức, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.


 Lý Tiểu Long
Lý Tiểu Long

Ông là người đầu tiên trên thế giới thay đổi võ đạo, là nhà kỹ thuật, triết học trong giới võ thuật. Ông là người đề xướng ra giải đấu vô địch võ thuật ở Mỹ (UFC) và là cha đẻ của võ thuật tổng hợp (MMA), là bậc thầy võ thuật, là người sáng lập ra phim kungfu và là người sáng lập ra Triệt Quyền Đạo. Ông là một diễn viên người Hoa trong các phim kungfu hàng đầu của Hollywood.

  • Đá vỡ bao cát 45kg chỉ với một cú đá nghiêng.
  • Dùng song tiết côn đánh ra một lực khoảng 1600 pounds (=725,75 KG)
  • Trong một giây có thể đánh ra 9 đòn tay, theo ghi chép lại thốn quyền mạnh nhất của ông có thể đẩy một người nặng 150 kg ra xa đến 5 mét
  • Lý Tiểu Long có thể dùng ngón tay mở nắp chai Cocacola một cách rất dễ dàng


Lý Tiểu Long biểu diễn chống đẩy với hai ngón tay tại Mỹ khiến người xem bị kinh động 

  • Một chưởng của Lý Tiểu Long có sức mạnh khoảng 350 pounds (=158,76KG), theo ghi chép Chưởng Vương A Lý cũng đánh được như vậy, nhưng Lý Tiểu Long nặng 130 pounds (=59 KG) mà A Lý nặng 260 pounds, không phải ở cùng cấp thể trọng.
  • Lý Tiểu Long trong một giây có thể dùng chân đá được 6 cước, với chiêu bài dùng động tác “đá nghiêng” ông có thể đá bay một người có cơ thể cường tráng nặng 200 pounds (= 91 KG) đi xa 20 mét.
  • Căn cứ tư liệu ghi lại, Lý Tiểu Long có thể dùng hai tay chống đẩy liên tục được khoảng 1500 lần, một tay có thể lên xuống liên tục được 400 lần, chỉ dùng hai ngón tay (người bình thường không làm nổi) lên xuống được khoảng 200 lần, thậm chí chỉ một ngón tay cái có thể lên xuống được 100 lần.
  • Đá một bao tải nặng khoảng 135 kg lên trần nhà có độ cao ước chừng 5 mét.
  • Lý Tiểu Long có thể cầm thanh tạ nặng 34 kg và duỗi thẳng tay bất động trong 20 giây, sau đó thu tay lại và lập tức cầm thanh tạ 56 kg duỗi thẳng tay được trong mấy giây.


Sưu Tầm

Ở Nhật Bản có một nhân vật được coi là kỳ nhân làng võ, từng dùng “bàn tay sắt” đánh chết con bò mộng hung dữ và đã nhận lời thách đấu khắp nơi trên thế giới mà chưa hề thất bại.


Đó chính là võ sư Oyama Masutatsu (1923-1994), người sáng lập trường phái Kyokushinkai Karate, một trong những trường phái Karate có uy lực thực dụng được người phương Tây đặc biệt yêu thích.
Ở Nhật Bản, người ta dùng danh xưng “Võ sĩ mạnh nhất thế giới thế kỷ 20” để nói về Oyama Masutatsu, thậm chí nhiều người gọi ông là “Thiên hạ vô địch của mọi thời đại”
Sở dĩ ông được gắn những biệt danh đó là bởi ông là người duy nhất của Nhật Bản (và cũng rất hiếm có của thế giới) mà vào thời của mình chấp nhận mọi lời thách đấu bất kể từ ai mà không một lần bại trận.
Từ Karate đến kiếp sống giang hồ
Vốn là người gốc Hàn Quốc nhưng sang Nhật Bản sinh sống, từ nhỏ, Oyama đã theo học Judo và quyền Anh.
Nhưng cơ duyên hạnh ngộ với võ sư Funakoshi Gichin và hệ phái Shotokan Karate mới thật sự rẽ võ nghiệp của Oyama sang một bước ngoặt mới.
Sau khi bén duyên Karate, với năng khiếu bẩm sinh đã khiến Oyama đạt được nhị đẳng huyền đai chỉ sau 2 năm tập luyện.
Sau đó Oyama theo học hệ phái Goju-ryu Karate với võ sư So Nei Chu người Triều Tiên (từng vô địch quyền Anh của 6 trường đại học vùng Kansai, Nhật Bản).
Khi gia nhập quân đội năm 20 tuổi, Oyama đã mang huyền đai đệ tứ đẳng Karate. Cũng trong những năm này Oyama quan tâm trở lại Judo, tiếp tục theo rèn tập và lại đạt tới tứ đẳng huyền đai chỉ sau 4 năm.
 Võ sư Oyama Masutatsu
Võ sư Oyama Masutatsu
Năm 1945, thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến 2 cùng ước vọng trở thành sĩ quan lục quân tan vỡ đã trở thành những cú sốc giáng mạnh vào cuộc đời Oyama Masutatsu.
Bế tắc, Oyama đã sống những ngày giang hồ, ông lang bạt khắp nơi và thường xuyên gây gổ với lính Mỹ đồn trú trên đất Nhật.
Rất nhiều lần, ông đã đánh gục những lính Mỹ khi chứng kiến chúng hiếp đáp phụ nữ Nhật Bản. Cũng không ít lần, ông thẳng tay nện những tên vô lại trên đường phố trung tâm Tokyo.
Mặc dù không bị truy tố nhưng việc dùng Karate gây ra cái chết của một kẻ du đãng cũng khiến Oyama khủng hoảng nặng nề muốn từ bỏ vĩnh viễn võ nghiệp.
Trong những ngày này, võ sư So Nei Chu đã gợi ý Oyama nên “quy ẩn giang hồ” để tránh khỏi tai họa trong vòng 3 năm nhằm phát triển võ công và khí công.
Hai lần lên núi luyện công
Vào năm 1946, bất chấp những lời đàm tiếu về chuyện cố học võ trong thời đại bom nguyên tử, Oyama Masutatsu nói: "Tôi có thể trở thành một thằng ngu trong 80 triệu dân Nhật Bản cũng chẳng sao!".
Ông lên núi Minobu tại Yamanashi, thuộc tỉnh Chiba để quy ẩn và tu luyện.
Ngọn núi này chính là nơi võ sĩ samurai Miyamoto Musashi (1584-1645) từng sáng lập hệ phái song kiếm Hyoho Niten Ichi-ryu (hay Nito-ryu).
Do đặc biệt tôn kính võ sĩ tiền bối Miyamoto Musashi nên Oyama quyết định chọn nơi này để luyện võ. Oyama đi cùng một người nữa đó là một sinh viên tên Yashiro.
Nhưng sau 6 tháng tập luyện trong hoang lạnh và cô độc, có những lúc lạnh đến cắt da cắt thịt, Yashiro đã bỏ trốn vào một đêm khuya vì không chịu đựng thêm được nữa.
Màn Thiết sa chưởng của Oyama Masutatsu.
Màn "Thiết sa chưởng" của Oyama Masutatsu.
Điều đó khiến cho Oyama căng thẳng và nhiều lúc tưởng không sao thắng được ý định hạ sơn.
Thêm vào đó, một thời gian sau ông bị người bảo trợ cắt toàn bộ trợ cấp. Bất đắc dĩ, Oyama đã xuống núi sau 14 tháng quy ẩn.
Năm 1947 Oyama tham dự giải đối kháng tại Đại hội võ thuật Nhật Bản ở Kyoto và đoạt chức vô địch, sau khi so găng với một võ sĩ có sở trường là cú đá vòng cầu thần tốc từng vô địch Nhật Bản.
Dù vậy, Oyama vẫn cảm thấy trống rỗng trong tâm vì chưa hoàn thành 3 năm quy ẩn giống như lời dạy của sư phụ.
Sau khi biết đệ tử xuống núi, người thầy So Nei Chu đã viết thư động viên Oyama cố gắng hơn trong nỗ lực để không chỉ trở thành một võ sư Karate mạnh nhất Nhật Bản mà còn phải làm chủ được cả thể xác và tinh thần.
Nghe lời sư phụ, Oyama đã quyết định vào núi Kiyosumi tỉnh Chiba, một ngọn núi hoang sơ rất thích hợp cho việc luyện tập nội công, tiếp tục tu luyện vào năm 1948.
Lần quy ẩn thứ hai này, với ý chí cao độ "nhất tâm kiên cường", Oyama chỉ mang theo hành lý quan trọng nhất là bộ sách về võ học của Yoshikawa Eiji.
Trong thời gian này, ông luôn dậy rất sớm từ 4 giờ sáng rồi ngâm mình trong dòng suối gần đó, chạy về lều và tập tạ để luyện thể lực, ăn uống và đọc sách.
Sau đó, vào 4 giờ chiều cho tới đêm khuya chàng luyện các đòn quyền, cước trên những thân cây đã quấn rơm quanh lều.
Để chống chọi lại cảm giác đơn độc trong đêm khuya trên núi không một bóng người, Oyama viết câu "bình tĩnh và hành động".
Ông còn vẽ một vòng tròn trên giấy dán lên bức vách lều, nhìn chăm chú để thống nhất thân tâm; ngồi quỳ dưới thác nước giá lạnh; treo mình trên những chùm rễ cây lơ lửng trên miệng vực và liên tục tấn công vào thân cây bằng những đòn kata.
Màn tay không khuất phục bò mộng của Oyama Masutatsu.
Màn tay không khuất phục bò mộng của Oyama Masutatsu.
Đặc biệt, Oyama nghĩ ra việc ngăn chặn ý định xuống núi bằng cách cạo rụng một bên lông mày và để râu tóc mọc tự do nhằm trở thành một con người kỳ dị xa lạ với thế giới của những con người bình thường.
Khoảng 3 tháng sau khi lông mày mọc ra như cũ ông lại cạo phía bên đối diện. Oyama còn học theo các ninja ngày xưa, luyện các kỹ pháp bật nhảy, nhào lộn để tăng sự dẻo dai của cơ thể.
Ông tập bằng cách trồng cây tầm ma, một loại cây có sức sinh trưởng mạnh, cắt ngọn còn độ hai thước và tập nhảy qua mỗi ngày 300 lần theo sự phát triển của cây; đồng thời luyện công phá cạnh tay và nắm đấm vào đá sỏi.
Khoảng một năm rưỡi sau đó, ngày Oyama xuống núi, những cây cối quanh căn lều của đã trơ trọi, chết rụi vì những đòn quyền cước và bên lều, một đống đá nát vụn đã chất cao lên như núi.
Tái xuất giang hồ và những kỳ tích công phu
Năm 1950, Oyama Masutatsu quyết định xuống núi. Ngay lập tức, ông khiến mọi người choáng váng sau trận tử chiến với một con bò mộng rất hung dữ tại thành Tateyama huyện Chiba.
Bắt đầu từ đây, Oyama đã trở thành huyền thoại vì những kỳ tích công phu từng dùng tay không hạ sát 47 con bò mộng hung dữ với 4 con chết tại chỗ và những con khác bị gãy sừng vì cú chặt cạnh bàn tay.
Để thực hiện những màn công phu này, không hiếm lần Oyama đối mặt với tử thần.
Năm 1957 ở tuổi 34, Oyama suýt chết tại Mexico khi một con bò nổi điên vòng ra sau lưng húc, kéo lê và giày xéo lên người ông khi ông đã ngã xoài ra trên mặt đất.
Oyama đã cố gắng hạ con bò và chặt gãy sừng nó nhưng sau đó phải nằm liệt giường 6 tháng trong khi chờ những vết thương hồi phục.
Năm 1952, Oyama Masutatsu sang Mỹ và nhận lời thách đấu trực tiếp trên truyền hình 7 trận và toàn thắng, trong đó có một số là nhà vô địch boxing và võ tự do.
Năm 1955, sau khi biểu diễn đòn shuto chặt bay cổ chai rượu Whisky dựng đứng mà phần thân chai bên dưới không bị đổ, ông được công chúng Mỹ đặt danh hiệu "god hand" ("Thần thủ" hay "Thánh thủ").
Về sau một số đệ tử của ông tại võ đường Kyokushin Karate đã học tuyệt chiêu này của ông và cũng luyện thành công.
Đặc biệt, năm 1964 các võ sư Muay Thái đã thách đấu với Karate Nhật Bản. Giới Karate Nhật từ chối vì cho Muay là một loại võ công "tà đạo".
Nhưng để giữ thanh danh cho môn phái trước những lời khiêu khích từ phía đối thủ, Oyama nhận lời và cùng với ba môn đệ là Kurozaki, Nakamura, Ozawa sang Bangkok giao đấu.
Kết quả, đội của Oyama thắng 2 trong 3 trận, giữ uy tín cho Karate. Đặc biệt nhất chính là trận đấu Ozawa hạ nhà vô địch Muay Thái với một cú đấm sấm sét.
Kể từ lần du đấu đó, trong suốt cuộc đời của Oyama Masutatsu, ông đã đến 32 quốc gia, giao đấu với trên 270 võ sĩ tài danh và rất nhiều người trong số đó bị ông hạ gục chỉ với một cú đấm duy nhất.
Bất chấp rất nhiều môn phái khác nhau từ boxing, Muay Thái, nhu thuật Brazil hay võ tổng hợp, ông đều đánh bại thuyết phục.
Trong đó, một trận đấu thường không kéo dài quá 3 phút, và cũng không hiếm khi chỉ vẻn vẹn vài giây.
Oyama được coi là võ sĩ mạnh nhất thế giới thế kỷ 20 và cho đến nay, dường như chưa có một hậu bối nào vượt qua được thành tích được võ sĩ người Nhật Bản này.
Theo Trí Thức Trẻ

Ở trạng thái tĩnh và trạng thái động, kết quả hoàn toàn khác nhau nhé các bạn!

Theo Wikipedia, Capoeira là một môn võ thuật xuất phát từ Brazil, nhưng có nguồn gốc châu Phi, được các nô lệ người da đen bí mật du nhập và truyền bá, ngụy trang thành những vũ điệu trong những nghi lễ tôn giáo.
Cái tên Capoeira do người da đỏ ở Brazil đặt, có nghĩa là "trảng bụi mọc lại sau khi bị cắt", đó cũng là nơi người da đen tới sinh hoạt. Ở Brasil có các cuộc thi đấu giữa những hội Capoeira khác nhau.
Nó là môn võ có hiệu quả thực chiến rất cao, điểm mạnh là những cú đá rất biến hóa và mạnh kết hợp với nhào lộn.
Capoeira được hình thành dựa trên kỹ thuật lấy ít địch nhiều và kỹ thuật rất đa dạng, tuy nhiên có vài kỹ thuật không thay đổi đó là:
- Ginga: Tư thế thủ, di chuyển kỹ thuật căn bản của Capoeira, mục đích vừa tấn công và phòng thủ, giúp võ sinh luôn linh động và không dễ bị tấn công. Tư thế này có thể kết hợp các hình thức di chuyển giả và tấn công giả khác nhau.
- Tấn công: Thông thường Capoeira tung ra các cú đá vào mặt hay những phần dễ tổn thương hoặc đòn đốn hạ. Các đòn tấn công của Capoeira thường đến từ đòn chân như đá thẳng, gạt chân, đá vồng cầu, đòn đầu gối…
Tuy nhiên, tấn công vào đầu là mục đích của tất cả đòn Capoeira, đòn đấm hoặc cùi chỏ cũng được thêm vào thành đòn liên hoàn.
- Né đòn: Capoeira chú trọng việc né đòn hơn phòng thủ hoặc chịu đòn. Các đòn né được gọi là esquivar, các đòn né không được quy ước sẵn, còn tùy thuộc vào hướng tấn công.
Capoeira chú trọng việc di chuyển nhanh và bất ngờ, nên có khả năng lấy một địch nhiều đối thủ.
- Các kỹ thuật nhào lộn: Tập luyện cho học viên khả năng thăng bằng và trong các kỹ thuật này luôn chú trọng kết hợp khả năng tấn công, phòng thủ và di chuyển.
Đoạn video dưới đây so sánh cú đá của Capoeira với Karatedo, Muay Thái và Taekwondo, 3 môn võ cũng có những cú đá cực mạnh. Và kết quả thực khiến nhiều người bất ngờ.
Tất nhiên kết quả này còn do người thực hiện, thời điểu, điều kiện... chi phối, nên không thể khẳng định hoàn toàn môn võ nào hơn môn nào.
Theo Trí Thức Trẻ

Theo đánh giá của các chuyên gia trên Sina, Chu Tỉ Lợi và Lý Tiểu Long lần lượt xếp vị trí thứ nhất và nhì trong dánh sách các diễn viên võ thuật có khả năng thực chiến tốt nhất.


Theo đó danh sách những diễn viên võ thuật có khả năng thực chiến tốt nhất (Do các chuyên gia đánh giá và bình chon trên trang Sina):
10. Thành Long
Ông là môn sinh Đồng Tử Công Kinh kịch, sau đó dấn thân vào điện ảnh, khác xa những cảnh đánh liều mạng trong phim, ông bị đánh giá khá thấp về khả năng thực chiến.
9. Phàn Thiếu Hoàng
Tiếp xúc với phim trường khi mới lên ba, được cha mình dìu dắt và luyện tập võ thuật nhằm trở thành một diễn viên võ thuật theo con đường cha anh chọn cho.
8. Lưu Gia Huy
Học võ khi còn nhỏ tại danh môn, sau trở thành chủ tướng “Lưu Gia Ban” và là người tinh thông quyền thuật.
7. Lương Tiều Long
Ông tự học võ chứ không theo học môn phái hay thầy nào, ông làm diễn viên đóng thế cho rất nhiều phim.
6. Ngô Kinh
Từng là quán quân võ thuật toàn quốc, anh là cao thủ sảo lộ, nếu như trong phim anh luôn có những cảnh quay đẹp mắt và ấn tượng thì khả năng thực chiến của anh lại bị đánh giá là không có sức chiến đấu tốt cho lắm.
5. Lý Liên Kiệt
Cũng là một cao thủ sảo lộ, có tính biểu diễn cao và được mệnh danh là “ Ông hoàng võ thuật”, dù 5 năm liền giành quán quân võ thuật toàn quốc, sức chiến đấu của anh tương đối thấp.
4. Chung Tử Đơn
Không những học võ từ người mẹ cũng là một cao thủ Thái Cực khi còn rất bé, ông còn học cả võ thuật phương Tây, võ thuật của ông coi trọng thực chiến cà tấn công. Năm 1982, ông dành quán quân võ thuật tại Mỹ.
3. Trần Huệ Mẫn
Ông là Kim Bài Đả Thủ của “14K” và lão đại của Xã Đoàn, từng đánh bại Knock out một quyền thủ Nhật Bản.
2. Lý Tiểu Long
Là một nhà quyền thuật và triết học võ thuật, ông sáng lập ra MMA (võ thuật tổng hợp) và Triệt Quyền Đạo, cũng như môn võ liên quan đến nhị khúc.
Theo học sư phụ Diệp Vấn và trở thành diễn viên võ thuật được đánh giá cao về khả năng thực chiến.
1. Chu Tỉ Lợi
Chu Tỉ Lợi sinh ngày 24 tháng 8 năm 1958, ông chỉ bước chân sang thế giới điện ảnh sau khi giải nghệ năm 48 tuổi.
Ông xuất thân từ một nhà vô địch vật tự do trước khi giải nghệ và chuyển sang điện ảnh. Còn được biết đến với ngoại hiệu “ Lão Hổ” vì sức mạnh và sự dũng mãnh của mình.
Đây là cái tên khá lạ lẫm và gây tranh cãi gay gắt, nhất là các fan thể loại phim võ thuật khi ông được các chuyên gia bình chọn là ngôi sao võ thuật có khả năng thực chiến tốt nhất, thậm chí xếp trên cả những cái tên đã trở thành huyền thoại như Lý Tiểu Long.
Chúng ta cùng tìm hiều những lý do khiến ông được đánh giá cao như vậy:
Khả năng võ thuật đa dạng
Trước tiên, Chu Tỉ Lợi là một nhà quyền thuật, võ thuật nổi tiếng. Ông cũng theo học Karate năm 11 tuổi, sau đó chuyển sang Muay Thái.
Ông cũng theo học vật tự do trong một thời gian dài. Thành tích thực chiến ấn tượng hơn hẳn các ngôi sao võ thuật khác.
Năm 24 tuổi ông là nhà vô địch Kickboxing người Hoa đầu tiên và duy nhất ở hạng nhẹ WKA. Sau đó ông còn nhiều lần giành chức vô địch thế giới hạng siêu nặng từ năm 1984-1986.
Chính thành tích ấn tượng khiến ông được mệnh danh là “ông vua” Kickboxing với thành tích 51 trận đấu thì có đến 43 trận thắng, trong đó có 31 trận thắng bằng Knock-out và chưa bị ai đánh knock-out.
Năm 1985, ông giành ngôi quán quân vật tự do thế giới và trở thành quyền vương duy nhất đến tận ngày nay. Trận đấu cuối cùng của ông là vào ngày 20/11/2007 với võ sĩ Thái Lan Akarn Sanehha.
Ông còn tập luyện thể hình tại phòng tập Billy Gym tại Hồng Kông. Ông theo học Muay Thái với danh sư “chiến binh huyền thoại” Frank Lee tại thủ đô Edmonton, Canada.
thầy Frank Lee
Chiến binh huyền thoại: Frank Lee
Sau đó ông bước đi trên còn đường của một nhà vô địch.
Danh sư xuất cao đồ
Nếu như sự thành công của Lý Tiểu Long có một phần không nhỏ của sư phụ anh Diệp Vấn, thì con đường trở thành nhà vô địch của Chu Tỉ Lợi cũng có công không nhỏ của người thầy được mệnh danh là “chiến binh huyền thoại” Frank Lee.
Kinh nghiệm thực chiến được tích lũy trong một thời gian dài
Không đến với điện ảnh từ nhỏ như các ngôi sao võ thuật khác, ông đến với nó khi đã giải nghệ con đường võ thuật chuyên nghiệp năm 48 tuổi.
Những gì ông tích lũy từ những trận đấu trên võ đài rõ ràng là hơn hẳn những ngôi sao khác, những người dùng võ thuật để thành công trên phim trường.
Lối đánh của ông không hoa mỹ mà thực dụng, là những ngón võ nhà nghề chuyên nghiệp.
Trang Baidu còn đánh giá về ông: “Nội công của Chi Tỉ Lợi thâm hậu và cao cường hơn hẳn so với những ngôi sao võ thuật khác. Những cú đánh của anh mạnh mẽ dứt khoát, không hoa lệ,…”.
Có thể nói ông thành công nhờ võ thuật thực chiến chuyên nghiệp chứ không phải là võ thuật mang tính biểu diễn cao như các ngôi sao võ thuật phim điện ảnh.
Chính sự hiệu quả và mạnh mẽ chứ không phải những đòn đánh đẹp mắt mang tính biểu diễn khiến ông được các chuyên gia đánh giá rất cao.
Những gì các chuyên gia đánh giá là khả năng thực chiến trong các tình huống thực tế chứ không phải các cảnh dàn dựng trên phim trường!
Theo Trí Thức Trẻ

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.