Bí mật thật sự của các hiệp sĩ thời Trung Cổ
Thực tế, cuộc sống của những hiệp sĩ trên lưng ngựa rất khó khăn và gian khổ chứ không huy hoàng như những gì có trên phim ảnh.
Qua phim ảnh hay tiểu thuyết, truyện cổ tích... chúng ta vẫn hình dung ra những kỵ sĩ là những người hành hiệp trượng nghĩa, với lòng quả cảm và gan dạ, họ giống như là những người anh hùng hành động vì công lý.
Luôn đứng về phía kẻ yếu và cũng là những lãng tử lãng mạn. Nhưng liệu sự thật có phải như vậy?
Hiệp sĩ là một nghề
Thực tế cuộc sống của những hiệp sĩ trên lưng ngựa rất khó khăn và gian khổ chứ không huy hoàng như những gì có trên phim ảnh. Họ cũng phải mưu sinh với cuộc sống khắc nghiệt thời loạn lạc.
Các hiệp sĩ ban đầu xuất thân từ tầng lớp các chiến binh nghèo khổ thời kì đầu phong kiến. Họ không có địa vị xã hội một cách cụ thể, thậm chí còn đói kém hơn cả nông dân. Chỉ một số được trọng dụng và ban phát tiền bạc để có địa vij trong xã hội.
Nếu quay trở về thời kỳ Trung Cổ thì bạn sẽ thấy hiệp sĩ là một "nghề" như bao nghề khác và công việc này chẳng lấy làm lạ lúc bấy giờ.
Nếu bạn có đủ sức khỏe, đây hoàn toàn có thể là một con đường đi cho bạn. Đây được xem là "nghề tự do" đầu tiên.
Làm thế nào để trở thành hiệp sĩ?
Nếu bạn cảm thấy thích thú với cuộc sống tự do và các cuộc chinh chiến thì chắc hẳn bạn sẻ muốn biết cách để trở thành một hiệp sĩ. Có 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Người hầu của lãnh chúa
Quá trình bắt đầu vào năm một cậu bé 7 tuổi, cậu bé sẽ được gửi đến nhà một lãnh chúa như một người hầu.
Ở đó, cậu bé sẽ học cách cư xử, phép lịch sự, sạch sẽ và tôn giáo từ những người hầu nữ trong gia đình lãnh chúa.
Và học cách săn bắn cùng cách nuôi chim ưng, một số kỹ năng phụ khác như chuẩn bị ngựa, cưỡi ngựa, cách sử dụng tất cả các loại áo giáp và vũ khí .
Giai đoạn 2: "Học việc" một hiệp sĩ
Đến năm 14 tuổi, cậu bé sẽ đi theo hầu một hiệp sĩ khác để học thêm nhiều điều khác từ những trận đấu của chủ. Nhiệm vụ chính của cậu bé là chuẩn bị ngựa và binh khí cho chủ nhân.
Điều này rèn luyện cho cậu bé tính cách của một kị sĩ: Kiên nhẫn, rộng rãi và, nhất là, trung thành. Vị hiệp sĩ kia sẽ chỉ dạy cậu bé mọi điều để trở thành một hiệp sĩ.
Khi cậu bé lớn hơn một ít, cậu bé sẽ theo chủ vào chiến trường, và giúp đỡ hiệp sĩ đó nếu họ bị thương.
Một số cậu bé đã được phong hiệp sĩ ngay trên chiến trường nhờ sự chiến đấu dũng cảm, nhưng hầu hết chỉ được phong tước hiệp sĩ bởi những lãnh chúa sau khi đã huấn luyện hoàn chỉnh.
Giai đoạn 3: Phong tước hiệp sĩ
Cậu bé sẽ trở thành một hiệp sĩ vào khoảng 18-21 tuổi. Một khi đã hoàn tất việc đào tạo, cậu bé sẽ được phong tước giống như hình thức tốt nghiệp vậy.
Khi đó, cậu bé sẽ phải cầu nguyện cả đêm, xưng tội trước ngày phong tước trong một nhà thờ. Sau đó, cậu phải tắm rửa sạch sẽ, mặc áo trắng và quần màu vàng, áo khoác tím, rồi được phong tước bởi vua hay lãnh chúa.
Vào thời Trung Cổ, cậu sẽ phải thề tuân theo quy định của một kị sĩ, và không bao giờ chạy trốn khỏi chiến trường. Và mọi phụ nữ sẽ gõ nhẹ lên áo giáp của cậu.
Cậu cũng có thể được phong tước ngay trên chiến trường, lúc mà lãnh chúa đơn giản chỉ cần đặt tay hay thanh kiếm của mình lên vai của cậu và nói: "Anh là hiệp sĩ".
Những bộ áo giáp nặng nề
Đối với hiệp sĩ việc khoác lên mình chiếc áo giáp là việc rất mất thời gian, đòi hỏi phải có người hỗ trợ. Khối lượng của chúng cũng lên tới 50 đến 60 kg.
Bạn tò mò muốn biết khi mặc chúng thì các kỵ sĩ giải quyết các vấn đề các nhân như thế nào ư? Việc thay đồ hay cởi bỏ rất mất thời gian.
Do đó những bộ áo giáp có thiết kế đặc biệt giúp các kỵ sĩ thực hiện những việc đơn giản như vệ sinh cá nhân thuận lợi hơn.
Ngoài việc bảo vệ cơ thể trong những trận đánh nguy hiểm thì áo giáp thời trung cổ còn được coi như một thứ đồ trang sức để thể hiện đẳng cấp.
Hiệp sĩ là những người bóc lột nông dân nặng nề nhất
Trái với những câu chuyện cổ tích về những hiệp sĩ hào hoa, giải cứu nang công chúa khỏi những con rồng hung bạo. Thực tế đôi khi khiến chúng ta bất ngờ.
Là một nghề nên công việc của một hiệp sĩ là chiến đấu và được trả lương như bao nghề khác, nguồn sống của họ đến từ những trận chiến trên lưng ngựa. Vì thế thông thường các hiệp sĩ lại chính là những người phát động các cuộc chiến.
Sau khi vua Charlemagne mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt đẫm máu, đã có rất nhiều chiến binh được ban thưởng tiền bạc và quyền lực, nhiều người trong số họ có địa vị trong xã hội.
Sau thời Charlemagne, tầng lớp chiến binh này tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Các lãnh chúa cần họ để cai trị và chống lại cuộc tấn công của người Viking, người Hồi giáo và người Magyar.
Kể từ đây, những hiệp sĩ "phất lên" ở khắp châu Âu, họ bắt đầu chiếm giữ nhiều đất đai hơn, một số trở thành quý tộc giàu có, số khác làm lãnh chúa. Dần dần, những trận đánh nhau, cướp bóc trên lưng ngựa lại trở mục tiêu chính của họ.
Chính vì vậy mặc dù khẩu hiệu chung của những hiệp sĩ là: "Bảo vệ kẻ yếu, kẻ không thể tự bảo vệ mình và chiến đấu cho sự thịnh vượng chung của mọi người" nhưng tầng lớp này lại là những người bóc lột nhân dân nặng nề nhất.
Họ thu thuế bảo vệ của những hộ dân trong vùng và nếu ai không nộp sẽ chịu nhiều hậu quả đáng sợ. Tồi tệ hơn, các hiệp sĩ mang dòng máu quý tộc chính là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc chiến tranh vào thời kì Trung Cổ.
Họ ép dân thường tham gia vào những cuộc chinh chiến đẫm máu để tranh giành đất đai, vàng bạc.
Hiệp sĩ là những người lạnh lùng và tinh thần thép
Được bao bọc bởi lớp giáp sắt cứng nhắc và lạnh lẽo, che đi gần hết khuôn mặt, Hiệp sĩ trở thành những kẻ lạnh lùng vì không ai thấy được cảm xúc thật của họ do lớp mũ giáp che đi. Nhưng họ lại là những người có rất nhiều vấn đề về tâm lý.
Đối mặt với những nguy cơ chấn thương luôn hiện hữu, các hiệp sĩ đôi khi phải vật lộn với nỗi tuyệt vọng, bất lực, sợ hãi và ảo tưởng, thậm chí họ còn mắc chứng trầm cảm sau chấn thương hay những rối loạn liên quan.
Các nhà khoa học đã công nhận rằng, việc phải trải qua những cuộc chiến đấu, khủng bố, tra tấn khủng khiếp có thể dẫn đến một loại rối loạn tâm lý nghiêm trọng mà bây giờ người ta gọi là PTSD.
Mới đây, nhà sử học thời Trung cổ Heeboll-Holm đến từ Đại học Copenhagen đã tập trung nghiên cứu ba tài liệu do Geoffroi de Charny, một hiệp sĩ người Pháp thế kỷ 14 đồng thời là cố vấn đáng tin cậy của vua John II, viết.
Ông phân tích tâm lý và nhận thấy:
“Công việc này khiến người ta phải chịu đựng sự nóng bức, đói khát và vất vả, thời gian ngủ thì quá ít và thường xuyên phải cảnh giác. Giấc ngủ cũng không mấy thoải mái khi nằm trên đất mà lại hay bị đánh thức đột ngột.
Và bạn hoàn toàn bất lực nếu muốn thay đổi tình hình. Bạn sẽ thường xuyên trải qua sự sợ hãi khi nhìn thấy kẻ thù lao về phía mình với thanh kiếm hay lưỡi giáo. Những mũi tên đang bay tới mà bạn lại không biết làm thế nào để tự bảo vệ mình.
Bạn nhìn thấy mọi người chém giết lẫn nhau, bỏ chạy, chết hay bị bắt làm tù binh. Bạn nhìn thấy các thi thể của đồng đội.
Tuy nhiên, con ngựa của bạn vẫn sống, và với tốc độ cực nhanh của nó, bạn có thể trốn thoát trong sự ô nhục, nhưng nếu bạn ở lại, bạn sẽ được tôn vinh”.
Như vậy cuộc sống tinh thần của họ cũng không giống như hình tượng mà chúng ta được biết đến.
Tại sao hiệp sĩ lại dần mất đi chỗ đứng của mình
Mặc dù các cuộc chiến vẫn kéo dài suốt thời kỳ Trung Cổ và Hậu Trung Cổ nhưng địa vị của hiệp sĩ dần mất đi khi súng ống và thuốc nổ xuất hiện. Chúng khiến những cuộc chiến "tay đôi" chính diện không còn hiệu quả.
Từ đó, hiệp sĩ chỉ dành cho một số rất ít người trong giới quý tộc. Hiệp sĩ từ đó chủ còn là một chức vụ mang tính chất danh dự hay chỉ còn là một chức quý tộc nhỏ.
Qua phim ảnh hay tiểu thuyết, truyện cổ tích... chúng ta vẫn hình dung ra những kỵ sĩ là những người hành hiệp trượng nghĩa, với lòng quả cảm và gan dạ, họ giống như là những người anh hùng hành động vì công lý.
Luôn đứng về phía kẻ yếu và cũng là những lãng tử lãng mạn. Nhưng liệu sự thật có phải như vậy?
Hiệp sĩ là một nghề
Thực tế cuộc sống của những hiệp sĩ trên lưng ngựa rất khó khăn và gian khổ chứ không huy hoàng như những gì có trên phim ảnh. Họ cũng phải mưu sinh với cuộc sống khắc nghiệt thời loạn lạc.
Các hiệp sĩ ban đầu xuất thân từ tầng lớp các chiến binh nghèo khổ thời kì đầu phong kiến. Họ không có địa vị xã hội một cách cụ thể, thậm chí còn đói kém hơn cả nông dân. Chỉ một số được trọng dụng và ban phát tiền bạc để có địa vij trong xã hội.
Nếu quay trở về thời kỳ Trung Cổ thì bạn sẽ thấy hiệp sĩ là một "nghề" như bao nghề khác và công việc này chẳng lấy làm lạ lúc bấy giờ.
Nếu bạn có đủ sức khỏe, đây hoàn toàn có thể là một con đường đi cho bạn. Đây được xem là "nghề tự do" đầu tiên.
Làm thế nào để trở thành hiệp sĩ?
Con đường trở thành một hiệp sĩ gồm 3 giai đoạn.
Nếu bạn cảm thấy thích thú với cuộc sống tự do và các cuộc chinh chiến thì chắc hẳn bạn sẻ muốn biết cách để trở thành một hiệp sĩ. Có 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Người hầu của lãnh chúa
Quá trình bắt đầu vào năm một cậu bé 7 tuổi, cậu bé sẽ được gửi đến nhà một lãnh chúa như một người hầu.
Ở đó, cậu bé sẽ học cách cư xử, phép lịch sự, sạch sẽ và tôn giáo từ những người hầu nữ trong gia đình lãnh chúa.
Và học cách săn bắn cùng cách nuôi chim ưng, một số kỹ năng phụ khác như chuẩn bị ngựa, cưỡi ngựa, cách sử dụng tất cả các loại áo giáp và vũ khí .
Giai đoạn 2: "Học việc" một hiệp sĩ
Các hiệp sĩ cũng bắt nô lệ cho mình.
Đến năm 14 tuổi, cậu bé sẽ đi theo hầu một hiệp sĩ khác để học thêm nhiều điều khác từ những trận đấu của chủ. Nhiệm vụ chính của cậu bé là chuẩn bị ngựa và binh khí cho chủ nhân.
Điều này rèn luyện cho cậu bé tính cách của một kị sĩ: Kiên nhẫn, rộng rãi và, nhất là, trung thành. Vị hiệp sĩ kia sẽ chỉ dạy cậu bé mọi điều để trở thành một hiệp sĩ.
Khi cậu bé lớn hơn một ít, cậu bé sẽ theo chủ vào chiến trường, và giúp đỡ hiệp sĩ đó nếu họ bị thương.
Một số cậu bé đã được phong hiệp sĩ ngay trên chiến trường nhờ sự chiến đấu dũng cảm, nhưng hầu hết chỉ được phong tước hiệp sĩ bởi những lãnh chúa sau khi đã huấn luyện hoàn chỉnh.
Giai đoạn 3: Phong tước hiệp sĩ
Những cuộc thập tự chinh do các dòng hiệp sĩ phát động.
Cậu bé sẽ trở thành một hiệp sĩ vào khoảng 18-21 tuổi. Một khi đã hoàn tất việc đào tạo, cậu bé sẽ được phong tước giống như hình thức tốt nghiệp vậy.
Khi đó, cậu bé sẽ phải cầu nguyện cả đêm, xưng tội trước ngày phong tước trong một nhà thờ. Sau đó, cậu phải tắm rửa sạch sẽ, mặc áo trắng và quần màu vàng, áo khoác tím, rồi được phong tước bởi vua hay lãnh chúa.
Vào thời Trung Cổ, cậu sẽ phải thề tuân theo quy định của một kị sĩ, và không bao giờ chạy trốn khỏi chiến trường. Và mọi phụ nữ sẽ gõ nhẹ lên áo giáp của cậu.
Cậu cũng có thể được phong tước ngay trên chiến trường, lúc mà lãnh chúa đơn giản chỉ cần đặt tay hay thanh kiếm của mình lên vai của cậu và nói: "Anh là hiệp sĩ".
Những bộ áo giáp nặng nề
Trang bị chiến đấu nặng nề.
Đối với hiệp sĩ việc khoác lên mình chiếc áo giáp là việc rất mất thời gian, đòi hỏi phải có người hỗ trợ. Khối lượng của chúng cũng lên tới 50 đến 60 kg.
Bạn tò mò muốn biết khi mặc chúng thì các kỵ sĩ giải quyết các vấn đề các nhân như thế nào ư? Việc thay đồ hay cởi bỏ rất mất thời gian.
Do đó những bộ áo giáp có thiết kế đặc biệt giúp các kỵ sĩ thực hiện những việc đơn giản như vệ sinh cá nhân thuận lợi hơn.
Ngoài việc bảo vệ cơ thể trong những trận đánh nguy hiểm thì áo giáp thời trung cổ còn được coi như một thứ đồ trang sức để thể hiện đẳng cấp.
Hiệp sĩ là những người bóc lột nông dân nặng nề nhất
Hiệp sĩ thu thuế của người dân trên vùng đất mình bảo vệ.
Trái với những câu chuyện cổ tích về những hiệp sĩ hào hoa, giải cứu nang công chúa khỏi những con rồng hung bạo. Thực tế đôi khi khiến chúng ta bất ngờ.
Là một nghề nên công việc của một hiệp sĩ là chiến đấu và được trả lương như bao nghề khác, nguồn sống của họ đến từ những trận chiến trên lưng ngựa. Vì thế thông thường các hiệp sĩ lại chính là những người phát động các cuộc chiến.
Sau khi vua Charlemagne mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt đẫm máu, đã có rất nhiều chiến binh được ban thưởng tiền bạc và quyền lực, nhiều người trong số họ có địa vị trong xã hội.
Sau thời Charlemagne, tầng lớp chiến binh này tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Các lãnh chúa cần họ để cai trị và chống lại cuộc tấn công của người Viking, người Hồi giáo và người Magyar.
Kể từ đây, những hiệp sĩ "phất lên" ở khắp châu Âu, họ bắt đầu chiếm giữ nhiều đất đai hơn, một số trở thành quý tộc giàu có, số khác làm lãnh chúa. Dần dần, những trận đánh nhau, cướp bóc trên lưng ngựa lại trở mục tiêu chính của họ.
Chính vì vậy mặc dù khẩu hiệu chung của những hiệp sĩ là: "Bảo vệ kẻ yếu, kẻ không thể tự bảo vệ mình và chiến đấu cho sự thịnh vượng chung của mọi người" nhưng tầng lớp này lại là những người bóc lột nhân dân nặng nề nhất.
Họ thu thuế bảo vệ của những hộ dân trong vùng và nếu ai không nộp sẽ chịu nhiều hậu quả đáng sợ. Tồi tệ hơn, các hiệp sĩ mang dòng máu quý tộc chính là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc chiến tranh vào thời kì Trung Cổ.
Họ ép dân thường tham gia vào những cuộc chinh chiến đẫm máu để tranh giành đất đai, vàng bạc.
Hiệp sĩ là những người lạnh lùng và tinh thần thép
Hình tượng bí ẩn của hiệp sĩ.
Được bao bọc bởi lớp giáp sắt cứng nhắc và lạnh lẽo, che đi gần hết khuôn mặt, Hiệp sĩ trở thành những kẻ lạnh lùng vì không ai thấy được cảm xúc thật của họ do lớp mũ giáp che đi. Nhưng họ lại là những người có rất nhiều vấn đề về tâm lý.
Đối mặt với những nguy cơ chấn thương luôn hiện hữu, các hiệp sĩ đôi khi phải vật lộn với nỗi tuyệt vọng, bất lực, sợ hãi và ảo tưởng, thậm chí họ còn mắc chứng trầm cảm sau chấn thương hay những rối loạn liên quan.
Các nhà khoa học đã công nhận rằng, việc phải trải qua những cuộc chiến đấu, khủng bố, tra tấn khủng khiếp có thể dẫn đến một loại rối loạn tâm lý nghiêm trọng mà bây giờ người ta gọi là PTSD.
Mới đây, nhà sử học thời Trung cổ Heeboll-Holm đến từ Đại học Copenhagen đã tập trung nghiên cứu ba tài liệu do Geoffroi de Charny, một hiệp sĩ người Pháp thế kỷ 14 đồng thời là cố vấn đáng tin cậy của vua John II, viết.
Ông phân tích tâm lý và nhận thấy:
“Công việc này khiến người ta phải chịu đựng sự nóng bức, đói khát và vất vả, thời gian ngủ thì quá ít và thường xuyên phải cảnh giác. Giấc ngủ cũng không mấy thoải mái khi nằm trên đất mà lại hay bị đánh thức đột ngột.
Và bạn hoàn toàn bất lực nếu muốn thay đổi tình hình. Bạn sẽ thường xuyên trải qua sự sợ hãi khi nhìn thấy kẻ thù lao về phía mình với thanh kiếm hay lưỡi giáo. Những mũi tên đang bay tới mà bạn lại không biết làm thế nào để tự bảo vệ mình.
Bạn nhìn thấy mọi người chém giết lẫn nhau, bỏ chạy, chết hay bị bắt làm tù binh. Bạn nhìn thấy các thi thể của đồng đội.
Tuy nhiên, con ngựa của bạn vẫn sống, và với tốc độ cực nhanh của nó, bạn có thể trốn thoát trong sự ô nhục, nhưng nếu bạn ở lại, bạn sẽ được tôn vinh”.
Như vậy cuộc sống tinh thần của họ cũng không giống như hình tượng mà chúng ta được biết đến.
Tại sao hiệp sĩ lại dần mất đi chỗ đứng của mình
Hiệp sĩ dần mất đi chỗ đứng bởi sự phát triển vũ khí.
Mặc dù các cuộc chiến vẫn kéo dài suốt thời kỳ Trung Cổ và Hậu Trung Cổ nhưng địa vị của hiệp sĩ dần mất đi khi súng ống và thuốc nổ xuất hiện. Chúng khiến những cuộc chiến "tay đôi" chính diện không còn hiệu quả.
Từ đó, hiệp sĩ chỉ dành cho một số rất ít người trong giới quý tộc. Hiệp sĩ từ đó chủ còn là một chức vụ mang tính chất danh dự hay chỉ còn là một chức quý tộc nhỏ.
Theo Trí Thức Trẻ