Articles by "Thien-nhien"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thien-nhien. Hiển thị tất cả bài đăng

Tên của nóc nhà thế giới được đặt theo nhà trắc địa học George Everest, người chưa từng đặt chân đến đây và độ cao của nó được xác định bằng các phép toán.

Những điều thú vị về đỉnh Everest

Đỉnh Everest có độ cao 8.848 m, gấp hơn 10 lần tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa (829 m). Chiều cao này bị giảm do các trận động đất như ở Nepal tháng 4 vừa qua.

Đỉnh núi được đặt là Everest vào năm 1856, theo tên một nhà trắc địa học George Everest, người thậm chí chưa từng đặt chân tới nóc nhà thế giới.

Radhanath Sikdar, nhà toán học người Ấn Độ, là người đầu tiên xác định độ cao của đỉnh Everest bằng các phép toán. Con số đầu tiên ông đưa ra là 8.839 m, sau đó Sikdar điều chỉnh lại thành 8.849 m.

Tìm hiểu những điều thú vị về đỉnh Everest

Phật tử treo những lá cờ tưởng niệm các linh hồn lưu lại trên đường lên đỉnh Everest. Theo các số liệu thống kê đến giữa năm 2011, có hơn 200 thi thể lưu lại trên đường tới đỉnh Everest, và những nhà leo núi coi đây là những cột mốc để ước lượng khoảng cách tới đỉnh núi. (Ảnh: CBC)

1974 là năm duy nhất không có nhà leo núi nào tham gia chinh phục Everest.

Reinhold Messner là người đầu tiên leo Everest mà không cần dùng tới bình dưỡng khí vào năm 1978, cùng bạn đồng hành Peter Habeler.

Vào năm 1990, Edmund Hillary và Peter Hillary là hai cha con đầu tiên chinh phục đỉnh núi này.

Davorin Karnicar là người từng trượt tuyết từ trên đỉnh núi xuống khu cắm trại Base Camp thuộc mạn phía nam của dãy Himalaya.

Thảm họa bão tuyết trên đỉnh Everest đã cướp đi sinh mạng của 15 người trong mùa leo núi năm 1996, một trong những năm đen tối nhất của lịch sử chinh phục nóc nhà thế giới.

Người lớn tuổi nhất từng leo lên đỉnh núi là ông Yuichiro Miura đến từ Nhật Bản. Ông chinh phục đỉnh Everest vào năm 2010 khi 80 tuổi.

Cậu bé nhỏ tuổi nhất từng tham gia chuyến hành trình lên đỉnh Everest là Jordan Romero, người Mỹ. Cậu bé chỉ mới 13 tuổi khi thực hiện chuyến đi của mình vào năm 2010.

Moni Mule Pati và Pem Dorjee Sherpa là một cặp vợ chồng người Nepal tổ chức đám cưới trên đỉnh Everest vào năm 2004.

Theo VNE

Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết mỗi năm trái đất hứng chịu tới nửa triệu cơn địa chấn và hoạt động khoan dầu có thể gây rung chấn. 

Sự thật ít biết về động đất

Tháng 3 không phải tháng có nhiều động đất

Nhiều người tin tháng 3 là khoảng thời gian động đất xảy ra nhiều nhất trong năm. Quả thực là vào ngày 28/3/1964, bang Alaska của Mỹ chứng kiến cơn địa chấn có cường độ lên tới 9,.2 độ Richter. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất trong lịch sử loài người, song nó chỉ giết chết 125 người.

Ngày 9/3/1957, quần đảo Andreanof ở phía nam bang Alaska lại rung chuyển bởi cơn địa chấn có cường độ 9,1 độ Richter. Tuy nhiên, ba trận động đất mạnh sau đó tại Mỹ xảy ra vào các tháng 2, 11 và 12. Siêu địa chấn tại Chile xuất hiện vào ngày 27/2/2010, còn trận động đất 9,3 độ Richter gây nên thảm họa sóng thần trên Ấn Độ Dương vào năm 2004 xảy ra vào tháng 12.

500.000 trận động đất mỗi năm

Đây là số lượng mà các thiết bị đo rung chấn siêu nhạy ghi nhận được. Con người có thể cảm nhận khoảng 100.000 cơn địa chấn trong số đó. Khoảng 100 trận động đất gây thiệt hại về người và vật chất mỗi năm. Chỉ riêng tại phía nam bang California của Mỹ các nhà khoa học phát hiện chừng 10.000 cơn địa chấn mỗi năm, trong đó phần lớn không được cảm nhận bởi người dân.

Đô thị di chuyển vì rung chấn

Thành phố San Francisco của Mỹ đang di chuyển về phía thành phố Los Angeles với tốc độ 5 cm mỗi năm – tương đương tốc độ phát triển của móng tay người. Nguyên nhân của sự dịch chuyển là hai phía đường phay San Andreas đang di chuyển ngược chiều nhau. Hai thành phố sẽ chạm vào nhau trong vài triệu năm nữa. Nhiều người lo ngại chuyển động của chúng sẽ khiến bang California rơi xuống đại dương, song các nhà khoa học khẳng định điều này sẽ không xảy ra.

Siêu địa chấn ngày 27/2 tại Chile khiến thành phố Concepcion dịch chuyển hơn 3 m về phía tây. Giới khoa học cũng cho rằng trận động đất đó làm thay đổi vận tốc xoay của trái đất và khiến ngày trở nên ngắn hơn.

Mặt trời và mặt trăng gây nên động đất

Từ lâu giới khoa học biết rằng mặt trời và mặt trăng gây nên thủy triều trên bề mặt trái đất. Mới đây một số chuyên gia phát hiện ra rằng lực hút của hai thiên thể này trên đường phay San Andreas gây nên những rung chấn dưới lòng đất.

Thời tiết không gây nên địa chấn

Theo thống kê của Cục Địa chất Mỹ, số lượng động đất tại những khu vực có kiểu khí hậu nóng, lạnh, mưa có vẻ gần tương đương nhau. Giới khoa học nói không hề có chuyện thời tiết tác động tới các lực ở độ sâu vài km dưới lòng đất khiến động đất xảy ra. Những thay đổi về khí áp trong bầu khí quyển thường rất nhỏ so với những lực bên trong vỏ địa cầu. Ngoài ra tác động của khí áp không thể vươn tới bên dưới lòng đất.

Địa cầu tròn hơn vì động đất

Cơn địa chấn 9,3 độ Richter gây nên sóng thần trên Ấn Độ Dương vào ngày 26/12 thực sự làm thay đổi chút ít độ lồi ở xích đạo trái đất. Trong trận siêu địa chấn ấy, một lượng đất khổng lồ bị rời khỏi vị trí, khiến địa cầu trở nên tròn hơn.

90% động đất xuất hiện trên Vành đai lửa Thái Bình Dương

Vành đai lửa Thái Bình Dương là khu vực mà nơi có nhiều rung lắc địa chấn nhất thế giới. Vành đai này bao quanh Thái Bình Dương, tiếp giáp với các bờ biển thuộc Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Đa số động đất mạnh xảy ra trên vành đai lửa Thái Bình Dương khi mảng kiến tạo chạm vào nhau.

Cơn địa chấn lớn nhất thế giới xảy ra tại Chile

Ngày 22/5/1960, Chile chứng kiến trận động đất có cường độ 9,5 độ Richter. Đây là cơn địa chấn mạnh nhất kể từ khi con người phát minh máy đo rung chấn.

Động đất ở một phía của trái đất có thể làm rung chuyển phía bên kia
Các nhà khoa học nghiên cứu trận động đất gây nên sóng thần vào năm 2004 phát hiện ra rằng cơn địa chấn khủng khiếp đó làm suy yếu một phần của đường phay nổi tiếng San Andreas. Trận động đất mạnh nhất trong lịch sử loài người – xảy ra tại Chile vào năm 1960 – khiến trái đất rung chuyển trong nhiều ngày.

Động đất đẫm máu nhất xảy ra tại Trung Quốc

Khoảng 830.000 người mất mạng vì cơn địa chấn tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào ngày 23/1/1556.

Ánh sáng động đất

Những điều chưa biết về động đất

Trong nhiều thế kỉ, những người chứng kiến động đất đã báo cáo rằng họ nhìn thấy những ánh sáng bí ẩn xuất hiện trên bầu trời trong khoảnh khắc trước khi hoặc trong khi động đất diễn ra.

Ánh sáng đó được mô tả giống như tia sáng, ngọn lửa xanh hoặc cầu vồng nhạt xuất hiện từ mặt đất và đôi khi cao tới khoảng 200m.

Trước những năm 1960, những nhà địa chất học bỏ qua những báo cáo trên và cho rằng đó chỉ là ảo giác, vì chẳng có bức ảnh hay video nào chứng minh điều đó.

Tuy nhiên, quan điểm đó bị thay đổi khi vào giữa những năm 60 của thế kỉ 20, khi một chuỗi các trận động đất xảy ra tại Nagano, Nhật Bản, đã cho các nhà địa chất cơ hội tuyệt vời đề xem xét và cuối cùng thừa nhận hiện tượng trên.

Một vài lý thuyết đã được đưa ra để giải thích cho sự hình thành của nhữngluồng ánh sáng động đất này. Một trong số đó bao gồm sự thay đổi của từ trường trái đất do hiệu ứng áp điện (xuất hiện khi các viên đá thạch anh tại trường ứng suất kiến tạo).

Tuy nhiên, kể từ khi phát hiện ra không phải lúc nào ánh sáng cũng xuất hiện khi xảy ra động đất, những lí thuyết này đã không được tiếp tục nghiên cứu nữa.

Sự hóa lỏng đất đá

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với cát lún, thường xuất hiện trong những bộ phim hoặc hoạt hình để nuốt chửng con người.

Trong thực tế, cát lún không đáng sợ như chúng ta tưởng. Tuy vậy, một dạng khác của cát lún gọi là đất hóa lỏng thì thực sự đáng để lo sợ.

Cùng với sóng thần và sạt lở đất, đất hóa lỏng cũng là một trong những tác động xấu của động đất. Hiện tượng này xảy ra khi đất không được nén chặt hoặc đất bão hòa nước mưa.

Khi bị tác động bởi trận động đất mạnh, làm giảm độ cứng và độ liên kết của đất. Kết quả là bất cứ thứ gì được xây dựng trên mặt đất (ví dụ như các tòa nhà, đường phố hay xe cộ) sẽ chìm xuống hoặc sụp đổ.

Kịch bản này đã được chứng minh vào năm 1964, khi sự kết hợp của một trận động đất và sự hóa lỏng của đất đã phá hủy hoặc làm hư hại 16 534 ngôi nhà tại thành phố Niigata, Nhật Bản.

Bão động đất

Cảnh các tòa nhà sụp đổ, những người chết và bị thương nằm la liệt có vẻ như là kết thúc của một trận động đất kinh hoàng.

Nhưng không may, thực tế không phải luôn luôn như vậy, theo như lý thuyết về“bão động đất”. Được đưa ra bởi giáo sư Amos Nur của đại học Stanford sau khi nghiên cứu những trận động đất từ xưa tới nay, ông cho rằng chúng có liên quan với nhau.

Giả thuyết này cho rằng một trận động đất có thể gây ra một chuỗi các trận động đất khác dọc theo ranh giới của các mảng kiến tạo. Các trận động đất tiếp sau có thể xảy ra sau đó vài tháng hoặc thậm chí vài năm.

Lý thuyết của Nur được minh chứng bởi hàng hoạt các trận động đất lớn xảy ra dọc theo Bắc Anatolia Fault ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1939 đến năm 1999.

Trong số 13 trận động đất lớn xảy ra trong khu vực này, 7 trận xảy ra một cách có hệ thống. Mỗi trận động đất diễn ra nằm ở ngay phía Tây của trận động đất diễn ra liền trước đó trên cùng một mảng địa chất.

7. Hồ Reelfoot

Có thể bạn cho rằng động đất mang đến sự chết chóc và hủy diệt, nhưng đó không hoàn toàn là sự thật. Hồ Reelfoot ở Tennessee là một ví dụ cho tác động tích cực của động đất.

Reelfoot được hình thành trong những trận động đất New Madrid xảy ra tại thung lũng Mississippi vào khoảng giữa năm 1811, 1812.

Khi một trận động đất xảy ra tại khu vực, một số nhân chứng tường thuật lại họ nhìn thấy dòng sông Mississippi chảy ngược lại trong một vài giờ đồng hồ. Hiện tượng này xảy ra bởi một trận “sóng thần” trên sông.

Trận động đất cũng làm lún sâu khoảng 1.5 – 1.9 mét trên một khu vực rộng lớn, hút nước từ các dòng sông và tạo nên một hò nước mới.

Trong những năm qua, hồ nước mới đã biến đổi thành một môi trường sống tự nhiên cho một loạt các loài động thực vật. Ngày nay, hồ Reelfoot là một địa điểm nổi tiếng cho việc chèo thuyền và đánh bắt cá.

Những điều chưa biết về động đất

Động đất gây ra bởi con người

Tác động của chúng ta gây ra không dừng lại trên không trung, bề mặt trái đất và biển cả. Nó tác động sâu tới cả lớp vỏ trái đất, nơi rất dễ bị tổn thương.

Như chúng ta đều biết, động đất thường được gây ra bởi sự vận động của các mảng địa chất nhưng hoạt động của con người cũng có thể gây ra động đất với mức độ rung chấn khác nhau.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của động đất do con người là việc khai thác khoáng sản lỏng, như dầu mỏ, nước, khoan sâu vào lòng đất cho những mục đích công nghiệp hay môi trường.

Các chất lỏng làm gia tăng áp lực ở những vùng đất nứt gãy và có thể làm suy yếu vùng đất xung quanh đó. Một khi áp lực đủ lớn, những điểm gãy sẽ bị trượt, giải phóng áp lực qua hình thái của một trận động đất.

Một nguyên nhân khác của động đất do con người là sự khai thác nước ngầm, hành động đã gây ra trận động đất tồi tệ vào năm 2011 ở Lorca.

Rung chấn của trận động đất là kết quả của việc hút cạn nước ngầm trong thị trấn. Sự mất nước sau đó đã gây ra sự thay đổi ứng suất trong lòng đất, cuối cùng dẫn đến động đất.

Động đất tác động đến thời gian

Bên cạnh việc dịch chuyển thành phố, hóa lỏng đất đá, gây sóng thần… động đất còn có khả năng làm trái đất quay nhanh hơn.

Đó là điều mà các nhà khoa học tại NASA quan sát được sau trận động đất mạnh 8,9 độ richte tại bờ biển Nhật Bản vào năm 2011. Dữ liệu phân tích được chỉ ra rằng những xung chấn mạnh đã tăng tốc độ quay của trái đất, làm một ngày ngắn lại 1,8 micro giây.

Sự tăng tốc này được gây ra bởi việc phân bố lại khối lượng của hành tinh, với phần khối lượng lớn hơn di chuyển về gần xích đạo.

Đó không phải là lần duy nhất tác động thay đổi thời gian được ghi nhận. Điều tương tự đã xảy ra tại trận động đất Sumatra vào năm 2004, đã làm ngắn 6,8 phần triệu của một giây.

Những điều chưa biết về động đất

Nó xảy ra một lần nữa tại trận động đất ở Chile vào năm 2010, trong đó tăng tốc độ vòng quay trái đất thêm 1,26 phần triệu giây.

Trong khi những thay đổi này có vẻ khá nhỏ, tác động cộng dồn của tất cả những trận động đất tương tự trong tương lai có thể sẽ rất đáng kể.

Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống trong một chu kỳ biến chuyển thiên văn.
Sức hút lẫn nhau giữa Mặt trăng và Trái đất có xu hướng làm cho chúng xích lại gần nhau. Nhưng sức hút này được bù bằng lực quay ly tâm của Trái đất, cũng như của Mặt trăng, xung quanh tâm quán tính của chúng.
Thủy triều
Ở tâm Trái đất, lực ly tâm và lực hút từ Mặt trăng bù nhau. Nhưng đây không phải là trường hợp tại một điểm nào đó trên mặt đất vì hai lực thay đổi theo chiều ngược nhau: một điểm càng xa trọng tâm của Trái đất - Mặt trăng, lực ly tâm mà nó phải chịu sẽ càng lớn, trong khi ngược lại, sức hút của Mặt trăng giảm theo khoảng cách.
Do đó, hai lực không bù nhau trên bề mặt của Trái đất và sự chênh lệch của chúng là nguồn gốc của thủy triều: ở điểm A, lực ly tâm không đủ để cân bằng với sức hút, vì vậy A có xu hướng dịch chuyển về phía Mặt trăng. Ngược lại, ở điểm B lực ly tâm lớn hơn so với lực của Mặt trăng, do đó, B có xu hướng rời xa nó. Đó là lý do trên Trái đất có hai lần thủy triều mỗi ngày.
Hiện tượng hút vi phân này tác động đến toàn bộ bề mặt của Trái đất, nhưng chỉ sự biến dạng của đại dương là dễ nhận thấy, còn vỏ Trái đất quá rắn nên hình dạng của nó khó thay đổi. Sự biến dạng này tăng lên khi Mặt trời nằm tháng hàng với Mặt trăng và Trái đất, khi ấy thêm vào hiệu ứng thủy triều riêng của nó. Chính vì vậy vào lúc trăng non và trăng tròn thủy triều là mạnh nhất.
Giải thích hiện tượng thủy triều
Hàng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi mỗi ngày, Mặt trăng phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái đất nên Mặt trăng bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ.
Biên đồ của thủy triều (độ chênh lệch mực nước biển khi thủy triều lên và xuống) rất khác nhau. Ở các đại dương, biên độ này là 1m, ở các biển kín và nhỏ thì ít hơn: khoảng 30cm, nhưng cở các cửa sông và eo biển có thể lên tới 17m.
Theo Trí Thức Quanh Ta

Những cơn mưa vàng trút xuống địa cầu trong suốt 200 triệu năm giúp phủ lên bề mặt trái đất khối lượng kim loại quý khổng lồ.
Những điều thú vị ít người biết về vàng
Gần như toàn bộ vàng trên trái đất có nguồn gốc từ không gian. Những cơn mưa vàng trút xuống địa cầu từ 4 tỷ năm trước giúp trái đất có nhiều kim loại quý. Mưa vàng kéo dài trong suốt 200 triệu năm do thiên thạch va chạm với bề mặt địa cầu. Các chuyên gia của Discovery ước tính vàng trên địa cầu có thể phủ kín toàn bộ bề mặt đất liền của trái đất ở độ sâu từ 50cm tới 3,6m.
Những điều thú vị ít người biết về vàng
75% lượng vàng mà con người đang sở hữu được khai thác từ năm 1910 trở lại đây. Trong suốt nhiều thiên niên kỷ trước đó, người ta chỉ tìm ra 25% tổng số vàng hiện có. Nhân loại bắt đầu phát hiện ra vàng và sử dụng nó từ năm 5000 trước Công nguyên.
Những điều thú vị ít người biết về vàng
Lượng vàng hiện nay chỉ như phần nổi của tảng băng chìm. Các nhà khoa học ước tính, 80% lượng vàng trên trái đất vẫn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, vàng có khả năng nằm rất sâu dưới mặt đất nên con người không thể khai thác chúng trong tương lai gần.
Những điều thú vị ít người biết về vàng
Lượng thép người ta khai thác trong một giờ tương đương lượng vàng mà cả nhân loại đào bới trong suốt lịch sử. Tổng lượng vàng con người hiện có chỉ đủ lấp đầy 3 bể bơi theo kích thước tiêu chuẩn của Olympic.
Những điều thú vị ít người biết về vàng
Trong thời Trung Cổ ở châu Âu, người ta thường dùng vàng để chữa bệnh. Người ta tán nhỏ vàng với ngọc lục bảo để uống vì tin nó chữa được bệnh dịch hạch. Chúng hoàn toàn vô dụng nhưng ngay cả trong trường hợp hỗn hợp này hữu ích, rất ít người có đủ tiềm lực tài chính để sử dụng nó.
Những điều thú vị ít người biết về vàng
Với một ounce vàng, người ta có thể dát mỏng nó thành một sợi dây dài 80km. Do vàng là chất dẫn điện hoàn hảo nên nó được dùng trong nhiều ứng dụng công nghiệp. Trong quá khứ, người ta còn dùng vàng dát mỏng làm chỉ thêu trong những tấm thảm sang trọng hoặc may áo cho các bậc đế vương ở Trung Quốc.
Những điều thú vị ít người biết về vàng
Trong quá khứ, người ta sử dụng vàng thật để chế tác huy chương vàng tặng cho các vận động viên vô địch. Tuy nhiên từ năm 1912, Ủy ban Olympic đã ngừng sử dụng vàng 24K để làm huy chương. Huy chương vàng ngày nay chỉ có khoảng 6 g vàng.
Những điều thú vị ít người biết về vàng
Ngoài vai trò làm vật trang sức hay tô điểm cho trang phục, vàng còn hiện diện trong kính và mũ trùm đầu của các phi hành gia. Nó hữu ích trong việc phản xạ tia hồng ngoại từ ánh nắng mặt trời, giúp mũ phi hành gia không bị tăng nhiệt.
Những điều thú vị ít người biết về vàng
Ấn Độ là quốc gia sử dụng vàng nhiều nhất thế giới. Tại quốc gia này, người ta coi vàng là biểu tượng của sự giàu có và địa vị. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ thờ cúng hoặc các loại đồ thời. Vàng Ấn Độ có độ tinh khiết là 22K.
Những điều thú vị ít người biết về vàng
Trong thế kỷ XVI ở Ecuador, bộ lạc Jivoro hành quyết tù nhân bằng cách đổ vàng nóng chảy vào cổ họng. Người La Mã cũng từng dùng phương pháp này để hành quyết tù nhân.
Theo Zing

Xem Phần 1

11. Nhiều tuyết hơn nữa

Bạn có nhìn thấy vùng đất trong ảnh không, đừng nghĩ Nam Cực chỉ toàn băng tuyết. Thực tế chỉ có 1% của Nam Cực đóng băng quanh năm mà thôi.20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc11

12. Gấu không thể sống ở đó

Có rất nhiều loại động vật hoang dã ở Nam Cực, nhưng có một số người đã lầm to khi nói đến gấu trắng. Trong thực tế gấu trắng chỉ sống ở Bắc Cực mà thôi.20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc12

13. Vùng đất của sự tranh giành

Rất nhiều quốc gia đã tuyên bố phần khác nhau của Nam Cực. Úc tuyên bố giữ phần diện tích lớn nhất khoảng 5,8 triệu km vuông (2.200.000 sq mi).20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc13

14. Có thế rút tiền ở Nam Cực

Ở Nam Cực không chỉ có băng tuyết. Trong thực tế, nơi này rất văn minh vì ở đó có hẳn một máy ATM phục vụ cư dân.20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc14

15. Gồm nhiều khối băng lớn ghép lại

Các mảnh băng lớn nhất của Nam Cực tách ra và trôi nổi vào năm 2000. Các nhà khoa học đã đo được nó có diện tích 11.000 km vuông (4.200 sq mi) lớn hơn so với các đảo Jamaica.20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc15

16. Không phải ai cũng có thể làm việc ở Nam Cực

Nó có thể không có vẻ như là nơi lý tưởng để làm việc cho hầu hết mọi người, nhưng những người làm việc ở Nam Cực cần có trình độ vật lý đặc biệt. Ngay cả việc rèn luyện răng và các bệnh đường ruột cũng rất quan trọng để thích nghi với thời tiết khắc nghiệt tại đây.20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc16

17. Từng có người sinh con ở Nam Cực

Người đầu tiên ghi lại được sinh ra ở Nam Cực đến năm 1977. Argentina đã gửi một người phụ nữ đang mang thai tới, đất nước này có thể đòi chủ quyền lục địa khi người phụ nữ này sinh con.20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc17

18. Một thị trấn với đầy đủ tiện nghi

Chile có một thị trấn ở Nam Cực. Nó có đầy đủ trường học, bệnh viện, bưu điện, có cả ký túc xá cũng như có internet, truyền hình, và phủ sóng điện thoại di động.20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc18

19. Bạn vẫn chưa biết hết về Nam Cực

Hầu hết mọi người không biết được có bao nhiêu băng ở Nam Cực. Độ dày trung bình trên bề mặt lục địa là khoảng một dặm (1,6 km).20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc19

20. Nam Cực không có múi giờ

Bạn đang ở Nam Cực và muốn nhắn tin về nhà nhưng bạn rất hoang mang không biết ở đây bây giờ đang là mấy giờ. Xin lỗi, bạn quá đen, Nam Cực không hề có múi giờ.
Sưu Tầm

Tất cả các châu lục được dạy trong môn địa lý ở trường học phổ thông giúp chúng ta biết được châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân cư nhất. Châu Phi có sông Nile, sông lớn nhất thế giới. Nam Mỹ có Ecuador và núi Chimborazo, dù núi Chimborazo không phải là ngọn núi cao nhất của độ cao trên mực nước biển, nhưng vì nó nằm dọc theo phần lồi ra của xích đạo nên đỉnh của nó là điểm xa nhất trên bề mặt trái đất tính từ trung tâm của Trái đất. Châu Úc không chỉ là một đất nước mà nó cũng là hòn đảo lớn nhất trên Trái đất. Châu Âu là nơi có nước nhỏ nhất thế giới – Thành phố Vatican. Bắc Mỹ có chứa tất cả khí hậu và là nơi có hồ nước ngọt lớn nhất thế giới Superior. Nhưng những gì bạn biết về Nam Cực chỉ là nơi lạnh nhất trên Trái Đất. Có gì đáng để biết về nơi này ngoài băng và tuyết? Thật ra là có rất nhiều điều tuyệt vời và thú vị để biết về lục cô đơn nhất và lạnh nhất trên Trái đất, và dưới đây là một vài điều thú vị có thể khiến bạn hứng thú hơn với châu lục này.

1. Chịu chung số phận nóng toàn cầu.

Nam Cực là nơi mà mọi người thường biết đến với sự lạnh giá.Nhưng có một sự thật là không phải tất cả mọi nơi trên châu lục này cùng giữ chung một nhiệt độ và nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở đây là 53,5 ° F (17.5 ° C).20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc1

2. Vùng đất cằn cỗi

Khi nghe những từ trên chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới những sa mạc cằn cỗi hoang xơ lớn nhất thế giới tuy nhiên ở Nam Cực băng giá và nhiệt độ đã biến nơi đây thành “Vùng đất cằn cỗi” lớn nhất thế giới.20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc2

3. Những vụ phun trào “núi lửa” không ngờ tới

Bạn có biết rằng Nam Cực là nơi có ngọn núi lửa ở cực nam của thế giới? Thay vì bắn ra dung nham, nó lại phun ra tinh thể băng20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc3

4. Đóng băng mọi vật nhanh hơn bất kì nơi nào trên Trái Đất

Hầu hết mọi người biết đến Nam Cực là nơi lạnh nhất trên thế giới! Chính xác thời tiết lạnh nhất được ghi nhận là tại một sườn núi, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống dưới -135,8 ° F (-93,2 ° C).20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc4

5. Hồ nước trong veo

Nam Cực chủ yếu là đá, nhưng có rất nhiều nước ở đây. Bên dưới bề mặt của nó, Nam Cực có khoảng 300 hồ nước luôn giữ được trạng thái không bị đóng băng bởi sự ấm áp từ lõi của Trái đất.

6. Thằn lằn và Nam Cực

Loài bò sát này được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên trái đất vì chúng thích nghi được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên Nam Cực là châu lục duy nhất mà thằn lằn không thể đến làm nhà.20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc6

7. Tôn giáo

Nam Cực không có nền văn minh khai phá, nhưng lại có tôn giáo! Kì lạ nhưng lục địa này có ít nhất bảy nhà thờ Thiên chúa giáo.20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc7

8. Suối máu

Có một thác nước ở Nam Cực chảy xuống dòng nước có màu đỏ, nó trông giống như máu. Trong thực tế, nó chỉ đơn thuần là sắt oxit (thường được gọi là gỉ).20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc8

9. Có bao giờ bạn tự hỏi, website hẹn hò trực tuyến Tinder có hiệu quả thực sự như thế nào chưa?

Một nhà khoa học đang nghiên cứu ở Nam cực đã có được một cuộc hẹn hò với một người phụ nữ thông qua website này, cô ấy cắm trại cách phòng thí nghiệm của nhà khoa học chỉ có 45 phút đi bộ.
20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc9

10. Rất trong lành và sạch sẽ

Bạn muốn biết nơi nào có lượng nước ngọt tự nhiên sạch nhất thế giới không? Nam Cực chính là nơi đó, chúng chứa tới 70% lượng nước ngọt trên thế giới.20-dieu-ban-chua-biet-ve-nam-cuc10
Sưu Tầm

1. Trong tiếng Anh, bão được gọi là "hurricane", được xem như cách đọc lái tên của vị thần hung dữ của người thổ dân Nam Mỹ "Hurracana". Ở phương Đông, người Trung Quốc cổ gọi bão là "Đại phong" (gió lớn), sau này các nhà khoa học phương Tây theo đó dùng từ "typhoon" để chỉ các cơn bão trên Thái Bình Dương ngày nay. Bão ở Ấn Độ Dương và trên Vịnh Bengal được gọi là "cyclone" (vòng xoáy), ở Úc gọi là "willy willy".


2. Trước đây, bão không có tên hoặc được gọi tùy ý, cũng có lúc được gọi theo tên của vị thần thánh ứng với ngày xảy ra bão. Thí dụ, cơn bão đổ bộ xuống Puerto-Rico ngày 26/7/1825 được gọi là bão "Santa Anna" vì đó là ngày Thánh Anna theo Thiên Chúa giáo. 

3. Nhà khí tượng người Úc Clement Ragg từng đưa ra một phương pháp đặt tên độc đáo: đặt cho các cơn bão tên của những nghị sĩ không bỏ phiếu thông qua việc cấp tín dụng hỗ trợ nghiên cứu khí tượng thủy văn. 

4. Vào thời Chiến tranh thế giới thứ 2, các chiến sĩ khí tượng trong không quân và hải quân Mỹ đã nghiên cứu bão ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương và để khỏi nhầm lẫn, họ đã dùng tên vợ và bạn gái của mình để đặt cho các cơn bão. Sau thời chiến, cơ quan khí tượng thủy văn Hoa Kỳ đã theo đó tổng hợp lại và lập một danh sách tên bão, gồm nhiều tên phụ nữ dễ đọc, dễ nhớ, đơn giản và dễ viết. 

5. Quy tắc đặt tên bão còn phụ thuộc thời gian xảy ra bão. Cơn bão đầu tiên trong năm được đặt tên bắt đầu bằng chữ A (chữ đầu tiên của bảng chữ cái) và theo thứ tự đó cho đến cơn bão cuối cùng của năm. 

6. Có vài khu vực thường xảy ra bão lớn nên theo đó cũng có vài danh sách tên khác nhau. Người ta có 6 danh sách cho các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương, mỗi danh sách có 21 tên, được sử dụng dần dần trong 6 năm, sau đó lặp lại. Ở khu vực Thái Bình Dương, người ta dùng 1 danh sách gồm 84 cái tên. 

7. Trong trường hợp cơn bão ập đến quá lớn hoặc gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, người ta sẽ dùng tên của cơn bão ấy cho riêng nó và gạch tên khỏi danh sách, thay bằng tên khác. Cơn bão Katrina là một thí dụ điển hình. 

8. Người Đông Bắc Á lại có cách đặt tên bão theo tên động vật, hoa, cây và thậm chí là thức ăn, thí dụ như Nakri, Yufoong, Kanmuri, Copu... 

9. Ở Nhật, người ta không bao giờ gọi bão bằng tên phụ nữ bởi vì ở Đất nước mặt trời mọc, phụ nữ được coi là rất yên bình, dễ thương và ấm áp. Ở Ấn Độ, người ta không đặt tên cho các cơn bão, chỉ gọi đơn thuần là "bão". 

10. Cơn bão khủng khiếp nhất mà thế giới hứng chịu từ đầu thế kỷ XX đến nay được xem là cơn bão Bhola Cyclone, ập lên vùng Bhola của Đông Pakistan (Bangladesh ngày nay) vào ngày 13/11/1970. Cơn bão hủy diệt này đã cướp đi sinh mạng của 500.000 người dân, làm 100.000 người mất tích, xóa sổ nhiều làng mạc, nhà cửa, khiến hàng chục nghìn gia đình rơi vào cảnh tang thương, hàng trăm nghìn người mất người thân và trở nên vô gia cư, không nơi nương tựa. Bão Bhola được ghi nhận là cơn bão có sức hủy diệt gây ra hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử hiện đại của nhân loại.

Theo VietNamNet

Thiên nhiên là nơi ấn giấu nhiều điều vô cùng mới lạ và bất ngờ đối với con người, không phải ai cũng biết đến những điều thú vị vẫn đang hiện hữu ngoài kia.
Dưới đây là 10 thông tin tổng hợp thú vị về tự nhiên - nơi con người đang sinh sống chung hàng ngày mà vô tình chúng ta không hề nhận ra hoặc không biết tới những điều đó.

1. Trong tự nhiên không hề có phân biệt giới tính

Khác với thế giới loài người, thế giới tự nhiên lâu nay vẫn tồn tại theo một quy tắc thống nhất và không có sự phân biệt giới tính giữa các loài.

2. Thực vật có nhiều nhất ở dưới biển

10 điều thú vị về tự nhiên bạn có thể chưa biết
Theo các tính toán, có tới 85% các loài thực vật trong tự nhiên hiện nay được tìm thấy dưới lòng đại dương và rừng Amazon là nơi quy tụ hệ thực vật nhiều và phong phú nhất trên hành tinh.

3. Sự kỳ diệu của khí Oxy

Không chỉ là nguồn dưỡng khí quan trọng giúp nuôi sống muôn loài đang có mặt trên hành tinh này, khí Oxy còn là một nguyên tố hóa học đặc biệt có thể tác động làm biến đổi máu của tôm hùm thành màu xanh da trời.

4. Chanh "ngọt"

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một quả chanh nhỏ màu vàng chứa một lượng đường còn nhiều hơn cả so với dâu tây.

5. Những sinh vật đặc biệt

10 điều thú vị về tự nhiên bạn có thể chưa biết
Trong tự nhiên tồn tại rất nhiều các loài sinh vật có những khả năng đặc biệt, đơn cử như một con cá chình điện có khả năng phóng một dòng điện có hiệu điện thế lên tới 600V.

6. Hoa "khổng lồ"

Hoa lớn nhất trên thế giới hiện nay mọc ra từ một loài thực vật có tên Rafflesia. Hoa của nó có đường kính lên tới 1m và nặng tới 10kg.

7. Tự nhiên đang "kêu cứu"

Một trong những thông tin thu hút nhưng cũng đầy nguy hiểm về tự nhiên là nồng độ CO2 trong môi trường tính tới nay đã tăng gấp khoảng 3/4 lần so với 20 năm trước mà nguyên nhân chủ yếu là do quá trình khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch của con người. Một số nguyên nhân khác còn là do tình trạng phá rừng không kiểm soát vì nhiều mục đích khác nhau đã vô tình làm gia tăng CO2ngày càng nhiều hơn.

8. Kích thước 6mm là "đủ"

Loài chuột sở hữu hộp sọ mềm và bản năng gặm nhấm quen thuộc. Chính vì vậy kích thước hợp lý nhất để sống sót trong tự nhiên của một con chuột nên là khoảng 6mm, một kích thước vừa đủ để chui qua nhiều ngóc ngách hiểm trở hay những lỗ hốc siêu bé.
Chuột cũng có thể nhảy cao tới 46cm, có thể bơi lội và đi thăng bằng trên nhiều địa hình hiểm trở với nhiều tư thế như thằng đứng hoặc lộn ngược.

9. Sự kỳ diệu của đôi mắt

10 điều thú vị về tự nhiên bạn có thể chưa biết
Ít ai biết rằng, mắt dê có một khe hở dài phía dưới và nó vô tình tạo nên một thấu kính hình chữ nhật hoàn hảo với góc nhìn bao quát có thể lên tới 320-340 độ. Như vậy, gần như dê sẽ không cần phải quay đầu để có thể quan sát mọi thứ xung quanh. Giống như dê, bạch tuộc cũng có một đôi mắt hình chữ nhật như vậy.

10. Ngựa có hai điểm mù

Loài ngựa có khuyết tất di truyền với hai điểm mù ở trên mắt. Điểm đầu tiên là trực tiếp phía trước mắt chúng và điểm thứ hai nằm ở phía sau đầu chúng.
Theo VnReview

Từ hang động pha lê Mexico đến những con sóng đóng băng bởi thời gian, những tạo vật thiên nhiên này thực sự sẽ khiến bạn không tin nổi vào mắt mình.

1. Hang động pha lê – Mexico
Những bức ảnh thiên nhiên kì lạ đến khó tin
Ảnh: CondeNast/Newscom
Mẹ thiên nhiên đã giấu đi những mỏm pha lê lớn nhất thế giới dưới độ sâu gần 300m trong núi Naica, miền tây bắc Chihuahua, Mexico. Hang động đã cạn nước từ 1975 nhưng phải đến năm 2000 những người thợ mỏ mới tìm thấy những khối pha lê thạch anh trắng sữa dài giống như cột cờ này. Dù nhìn có vẻ băng giá, nhưng những tinh thể pha lê khổng lồ này đã được “luyện” trong nhiệt độ cao tới 50 độ C và được tích tụ trong môi trường nước giàu khoáng chất suốt khoảng thời gian 500000 năm. Các nhà nghiên cứu chỉ có thể vào hang trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó phải có kế hoạch làm ngập hang trở lại để bảo tồn những tinh thể pha lê này.
2. Sóng ở Utah và Arizona
Những bức ảnh thiên nhiên kì lạ đến khó tin
Ảnh: CondeNast/Newscom
Những sóng đá mang màu đất đỏ thắm đầy kì vĩ này sẽ phô bày trước mắt khi bạn đi qua Paria Canyon-Vermilion Cliffs Wilderness nằm ở biên giới Utah và Arizona. Đầu tiên là nước, sau đó là gió đã ăn mòn sa thạch Navajo, để lộ ra từng lớp cát đã thổi qua khu vực này trong kỉ Jura. Dù là điểm đến hấp dẫn, việc tiếp cận khu vực này bị cấm rất nghiêm ngặt, bộ phận quản lý chỉ cấp 20 giấy phép một ngày.
3. Động Fingal (Fingal’s Cave), Scotland
Những bức ảnh thiên nhiên kì lạ đến khó tin
Ảnh: CondeNast/GMSPhotography
Gợi nhớ đến khu vực cột đá bazan Giant’s Causeway ở Bắc Ai-len, bên bờ biển Inner Hebrides, Scotland, động Fingal đảo Staffa hiện lên đầy kiêu hãnh với những cột đá bazan lục giác, nhưng lại tạo thành một kiến trúc hang động tương tự nhà thờ trên mặt nước lung linh lam ngọc. Nhà soạn nhạc người Đức Mendelssohn đã viết một khúc mở màn lấy cảm hứng từ những âm thanh vang vọng ông nghe được khi đến thăm nơi này.
4. Sóng đá ở Úc
Những bức ảnh thiên nhiên kì lạ đến khó tin
Ảnh: NigelKilleen
Giống như một con sóng đang lên cao đến 14m và sẽ không bao giờ tan, hình đá kì lạ ở Công viên hoang dã Hyden là một điềm đến nổi tiếng cho những bức ảnh ở khu vực phía Tây nước Úc. Du khách cũng thường tạo dáng như đang lướt sóng với những sóng đá này. Chúng được tạo nên từ sự xói mòn những chất mềm trong tầng đá granite cổ đại, sau đó do mưa rửa trôi đi mà để lại những vệt họa tiết như ngày nay.
5. Cuộn tuyết ở Mỹ
Những bức ảnh thiên nhiên kì lạ đến khó tin
Ảnh: CondeNast/Newscom
Giống như sự kết hợp của cây cỏ lăn, một bó rơm và một chiếc bánh rán, hiện tượng tự nhiên này rất hiếm khi xuất hiện; nó đòi hỏi những điều kiện tuyết và tốc độ gió đặc biệt. Nhưng khi tất cả các yếu tố được thỏa mãn, giống như bức ảnh chụp ở Ohio này, gió sẽ cuốn quả bóng tuyết lớn dần mãi rồi thổi bay phần giữa của nó, tạo thành một cảnh tượng kì lạ thú vị.
Theo Phunutoday

Thời tiết lạnh giá gây ảnh hưởng xấu tới nhiều người tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân tạo ra các hiện tượng kỳ thú trên Trái Đất.

Tuyết cuộn hình ống

thich thu voi 7 hien tuong la chi xuat hien khi troi cuc lanh hinh anh 1

Tuyết cuộn thành hình ống là hiện tượng tự nhiên hiếm thấy, chúng chỉ xảy ra khi có sự kết hợp hài hoà giữa các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, địa hình và tuyết.

Các cuộn tuyết hình thành trên vùng đất trống nghiêng, bề mặt được bao phủ bởi một lớp băng nhẵn hoặc lớp tuyết cứng. Tuyết sẽ rơi xuống, chất đống trên mặt đất. Các đợt gió thổi mạnh sẽ tốc chúng lên thành cuộn tròn.

thich thu voi 7 hien tuong la chi xuat hien khi troi cuc lanh hinh anh 2

Khi những cuộn tuyết này đủ nặng khiến gió không thổi được hoặc gặp vật cản thì chúng sẽ dừng lại, tạo thành một cánh đồng ống “bê tông” tuyết. Tuy nhiên, cánh đồng này sẽ hay giữ được lâu bởi chỉ một sự tăng nhiệt độ nhỏ cũng khiến chúng sụp vỡ.

Đàn cá đóng tuyết

thich thu voi 7 hien tuong la chi xuat hien khi troi cuc lanh hinh anh 3

Năm 2014, một hiện tượng lạ đã xảy ra tại đảo Lovund, Na Uy khi hàng nghìn con cá bị đóng băng dưới mặt biển trong thời tiết chỉ ở mức -8 độ C.

Thông thường, những loài cá và sinh vật biển khác vẫn sống khỏe và bơi tung tăng dưới lớp băng trên bề mặt. Thậm chí, một số loài cá ở vùng cực còn có khả năng sản xuất ra chất chống đông nhằm giúp cho cơ thể luôn linh hoạt.

Tuy nhiên, loài cá tuyết ở đảo Lovund lại gặp phải trường hợp trớ trêu khi vào ngày hôm đó, chúng bơi theo đàn vào bờ để tránh những con chim cốc săn mồi. Do thủy triều đang dần xuống, nhiệt độ ngày càng giảm nên chúng bị mắc kẹt tại đây và trở thành đàn cá "đông lạnh".

Cột sáng

thich thu voi 7 hien tuong la chi xuat hien khi troi cuc lanh hinh anh 4

Cột sáng là hiện tượng chỉ xảy ra khi nhiệt độ giảm xuống cực thấp, thường là tại những nơi thuộc vùng cực Bắc của Trái Đất.

Trong điều kiện giá lạnh đó, ở gần mặt đất sẽ xuất hiện những giọt tinh thể băng sương siêu nhỏ. Ánh sáng từ đèn đường hay những ngôi nhà khi chiếu lên sẽ bị dội ngược xuống, tạo thành những cột sáng. Tùy vào màu sắc của nguồn sáng mà những cột sáng này sẽ có màu sắc sặc sợ hay không.

Đá băng

thich thu voi 7 hien tuong la chi xuat hien khi troi cuc lanh hinh anh 5

Vào tháng 2.2013, một hiện tượng kì lạ đã xảy ra tại hồ Michigan, Mỹ, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Đó là việc hàng trăm viên đá tuyết nặng tới hơn 20 kg mỗi viên xuất hiện dày đặc dọc bờ hồ.

Được biết, nguyên nhân của hiện tượng này là do khi nhiệt độ giảm xuống ở mức nhất định, tại gần bờ hồ sẽ xuất hiện những tinh thể bằng băng rất nhỏ. Dần dần, nhờ những con sóng, chúng được bồi thêm nhiều lớp, và từ đó tạo nên một biển những quả bóng băng trên mặt nước.

thich thu voi 7 hien tuong la chi xuat hien khi troi cuc lanh hinh anh 6

Theo người quản lý hồ Michigan, ông Tom Ulrich, hiện tượng này chưa từng xuất hiện trong suốt một thập kỉ qua. Trước đây, cũng có những lần xuất hiện đá băng nhưng chúng không nhiều và to như lần này.

Bánh tuyết

thich thu voi 7 hien tuong la chi xuat hien khi troi cuc lanh hinh anh 7

Cũng xảy ra ở hồ Michigan với cùng cơ chế bồi tụ, tuy nhiên hiện tượng “bánh tuyết” chỉ xuất hiện khi tinh thể tuyết trong nước nằm ở cách xa bờ. Lúc này sẽ không còn những con sóng lăn chúng thành hình cầu nữa, thay vào đó chúng sẽ nổi dập dềnh và bồi tụ dần tạo thành những phiến mỏng dẹt như bức ảnh ở trên.

Hiện tượng Mặt trời giả

thich thu voi 7 hien tuong la chi xuat hien khi troi cuc lanh hinh anh 8

Hiện tượng Mặt trời giả (còn gọi là hiện tượng ba mặt trời) xuất hiện khi ánh sáng Mặt Trời trên cao đi qua các tinh thể băng trong không khí. Ngoài Mặt Trời thật ở vị trí trung tâm, người quan sát còn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu ở hai bên.

Các nhà khoa học cho biết hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ thấp hơn -30 độ C, không khí có nhiều hơi nước và các tinh thể băng.

Quầng tinh thể được nhìn thấy khi Mặt Trời ở gần đường chân trời, trên cùng mặt phẳng theo phương ngang của người quan sát và các tinh thể băng. Khi ánh sáng xuyên qua tinh thể băng, nó bị bẻ cong một góc khoảng 22 độ trước khi phản chiếu đến mắt.

Sóng biển đóng băng

thich thu voi 7 hien tuong la chi xuat hien khi troi cuc lanh hinh anh 9

Vào tháng 2.2015, khi vùng Đông Bắc nước Mỹ trở nên lạnh bất thường, trên bãi biển thuộc đảo Nantucket (Mỹ) đã xảy ra một hiện tượng kì thú khi những con sóng cao 0,5 – 1m đóng băng bất động trên mặt nước.

Thông thường các cơn sóng đều tập trung đổ vào các bãi biển của thành phố Massachusetts nhưng vì nhiệt độ lạnh kỷ lục, thủy triều dường như đã bị đông lạnh một phần do lượng băng quá nhiều.

Nước biển đuổi theo các con sóng trước, nhiệt độ làm phần thân con sóng đóng băng, phía ngọn sóng vẫn tan thành bọt nước.

Theo Dân Việt

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.