Articles by "Thien-nhien"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thien-nhien. Hiển thị tất cả bài đăng

Cầu vồng lửa, "ngón tay thần chết", mây sóng thần... là 3 trong những hiện tượng thời tiết kinh hãi nhất trong lịch sử.

Bạn sẽ không thể tin đây là những hiện tượng thời tiết đã và đang xảy ra trên Trái Đất:
Lỗ mây
Lỗ mây là một khoảng trống hình tròn lớn xuất hiện trong các đám mây trung tích.
Những lỗ này hình thành khi nhiệt độ nước trong mây thấp hơn điểm đóng băng nhưng nước vẫn chưa đóng băng do thiếu các hạt mầm băng.
Các nhà khoa học cho biết khi máy bay bay qua những đám mây này sẽ kích hoạt quá trình hình thành các tinh thể băng.
Không khí đi qua cánh quạt hoặc hai cánh máy bay sẽ giãn nở và lạnh đi nhanh chóng.
Các tinh thể băng bắt đầu hình thành rồi sau khi máy bay đi qua, các tinh thể này vẫn ở lại, rơi ra khỏi đám mây và tạo nên các lỗ tròn,
Cầu vồng lửa
Cầu vồng lửa là vầng hào quang nhiều màu sắc xuất hiện ngang trên bầu trời, còn có tên gọi khác là vòng cung circumhorizontal. Hiện tượng này chỉ xảy ra vào mùa hè.
Nhà khí tượng học Justin Lock cho biết hiện tượng này chỉ được hình thành khi ánh sáng chiếu qua các tinh thể băng trong các đám mây ở một góc 90 độ.
“Để tạo nên hiện tượng cầu vòng lửa, Mặt Trời phải nằm ở độ cao ít nhất 58 độ so với đường chân trời. Phải chính xác như thế hiện tượng này mới có thể xảy ra được.”
Ngón tay thần chết
Đây là hiện tượng thời tiết kỳ lạ xảy ra dưới đáy đại dương do nước muối bị làm lạnh.
Khi nước từ vùng biển ấm sang vùng khí lạnh, sẽ bắt đầu hình thành một lớp băng dưới đáy biển. Những lớp băng mới được đẩy sang vùng nước muối bão hòa.
Do mật độ nước muối ở đây đặc hơn nên khi gặp lạnh, nó sẽ đóng băng những vùng nước ấm bao quanh nó.
Khi ngón tay băng này chạm đáy biển, nó sẽ làm đóng băng tất cả những gì bao quanh bao gồm cả nhím biển và sao biển.
Tia chớp lục
Đây là hiện tượng quang học xảy ra ngay sau khi hoàng hôn hoặc trước bình minh, là một tia sáng màu xanh lục phóng lên cùng với Mặt Trời.
Màu sắc củ tia chớp là do ánh sáng Mặt Trời khi đi qua khí quyển của Trái Đất sẽ bị khúc xạ tùy theo bước sóng của tia sáng và phân tách thành những màu sắc quang phổ.
Tia sáng màu xanh lam bị khúc xạ nhiều nhất, kế đó là màu xanh lục rồi vàng và đỏ.
Tầng khí quyển giống như một lăng kính, phân tách ánh sáng thành các màu sắc khác nhau.
Khi Mặt Trời lên trên đường chân trời, quang phổ đủ loại màu sắc sẽ trùng điệp lên nhau, kết quả tạo thành quang phổ không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Chớp sáng màu xanh lá này mỗi lần xuất hiện chỉ kéo dài vài giây.
Sét trong núi lửa
Sét trong núi lửa thường xảy ra ở các vụ phun trào núi lửa lớn và mạnh mẽ. Hiện tượng này không chỉ nguy hiểm bởi sự phun trào của núi lửa mà còn có cả sấm sét.
Quá trình này bắt đầu khi tro bụi, các mảnh đá trong đám mây bụi núi lửa phân tách do va chạm hoặc vỡ.
Một số khác biệt trong khí động học làm cho các hạt mang điện tích dương tách biệt với các hạt mang điện tích âm.
Sét xảy ra khi sự tách các hạt điện tích làm cho không khí quanh đó có tính dẫn điện. Núi lửa phun trào cũng tạo ra một lượng lớn nước mưa gây giông bão.
Bắc cực quang
Những luồng sáng sặc sỡ sắc màu này thực chất là hiện tượng cực quang được sinh ra bởi tương tác giữa các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh.
Do chúng xuất hiện ở phía Bắc địa cầu nên được gọi là Bắc cực quang. Còn nếu xuất hiện ở Bán cầu Nam, chúng sẽ được gọi là Nam cực quang.
Ánh sáng xuất hiện với rất nhiều màu, nhưng xanh lá và hồng là phổ biến nhất. Thổ dân Menominee tại Wisconsin (Mỹ) tin rằng ánh sáng phương Bắc chính là linh hồn của các thợ săn vĩ đại.
Mây sóng thần
Mây sóng thần là những đám mây thấp, ngang, hình ống. Những cuộn mây này thường xuất hiện cùng những cơn bão, được hình thành khi nhiệt độ không khí đảo ngược làm cho không khí ấm ở phía trên không khí mát.
Sau đó, hướng và tốc độ gió thay đổi và gây ra một hiệu ứng mây cuốn trông khá kỳ dị nhưng đẹp mắt. Cần có độ ẩm thích hợp cho những đám mây này xuất hiện.
Theo Trí Thức Trẻ

Có cầu vồng đôi, cầu vồng 3, mà thậm chí có cả cầu vồng chỉ có ... 1 màu.


Từ thập niên 1600, các nhà khoa học luôn tin rằng chỉ có một kiểu cầu vồng với một loại sắp xếp nhất định. Nhưng đến nay, một nghiên cứu đã tiết lộ rằng trên thực tế, cầu vồng có tới 12 biến thể với những đặc điểm riêng biệt. 
Theo Jean Ricard, thuộc Trung tâm nghiên cứu khí tượng quốc gia Pháp, thì tùy theo lượng mưa, sương mù sau mưa và góc độ Mặt trời, chúng ta có thể có cầu vồng đôi, cầu vồng 3, thậm chí là 4.
Bạn có đếm được 12 loại cầu vồng khác nhau không? - Ảnh 1.
Ricard cho biết: "Cầu vồng không giống nhau vì hạt mưa hình thành nên chúng không giống nhau. Ngay cả trong cùng một cầu vồng cũng vậy. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy cầu vồng thay đổi sau vài phút".
Bạn có đếm được 12 loại cầu vồng khác nhau không? - Ảnh 2.
Cầu vồng 3
Để xác định được tất cả các biến thể của cầu vồng, Ricard đã ghi lại những đặc điểm tối thiểu mà cầu vồng nào cũng phải có: màu đỏ ở trên, và màu tím phía dưới cùng, hoặc màu sắc có thể đảo ngược. Các cầu vồng kép thường có một khoảng tối ở giữa, được gọi là khoảng Alexander - vùng ánh sáng ít phản xạ. 
Bạn có đếm được 12 loại cầu vồng khác nhau không? - Ảnh 3.
Khoảng tối giữa cầu vồng đôi được gọi là dải Alexander
Ngoài ra thỉnh thoảng xuất hiện các cầu vồng liên tiếp - supernumerary bows - xảy ra do sóng ánh sáng lan tỏa và triệt tiêu lẫn nhau khi tiếp xúc với không khí.
Bạn có đếm được 12 loại cầu vồng khác nhau không? - Ảnh 4.
Cầu vồng liên tiếp - supernumerary bows
Nhờ vậy, Ricard đã xác định được có tới 12 loại cầu vồng, được đánh số từ RB_1 đến RB_12, trong đó sự khác biệt được thể hiện tại 3 điểm: Có bao nhiêu màu xuất hiện, mức độ mạnh yếu của khoảng Alexander, và có hay không cầu vồng liên tiếp (supernumerary bows). Và bạn có biết có những loại cầu vồng chỉ có 5 màu thay vì 7, hoặc thậm chí có loại chỉ có 1 hoặc 2 màu duy nhất (RB_7 - RB_12)
Theo chia sẻ của Ricard, độ cao của Mặt trời là nguyên nhân chính tạo nên các biến thể của cầu vồng. Nhưng bên cạnh đó, kích cỡ của hạt mưa trong không khí cũng góp phần không nhỏ.
Cầu vồng được tạo ra bởi hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi Mặt trời chiếu vào những hạt mưa.
Vì các loại ánh sáng có sóng khác nhau, nên tốc độ khúc xạ cũng sẽ khác nhau. Do đó khi xuyên qua mưa, ánh sáng các màu sẽ khúc xạ theo các góc khác nhau, tạo nên hình ảnh cầu vồng tuyệt đẹp.
Nguồn: Daily Mail
Theo Kênh 14

Đá biết chạy ở Thung lũng chết, thác đỏ như máu ở Nam Cực, hồ sứa bí ẩn ở Palau…

Đầm lầy chết (Deadvlei) nằm trong vườn quốc gia Namib-Naukluft ở Namibia. Đây là từng là cánh rừng xanh tốt cách đây 900 năm. Hiện vẫn còn một số cây chết khô đen nằm giữa đầm lầy khô cằn.
Sa mạc trắng ở Ai Cập nổi tiếng với những cấu trúc đá kỳ dị như trên sao Hỏa do bị thời tiết bảo mòn theo thời gian.
Thác nước có màu đỏ như máu đầy bí ẩn trên sông băng ở vùng Nam Cực. Nhưng màu đỏ của nước thực chất là do nó bắt nguồn từ hồ nước ngầm giàu chất sắt.
Nằm ở Potosi, Bolivia, Salar de Uyuni là hồ muối lớn nhất thế giới. Vào mùa khô, hồ biến thành cánh đồng muối rộng mênh mông và nó được bao phủ bởi một lớp nước đủ để thuyền bè di chuyển vào mùa mưa.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy ba hố khổng lồ với màu sắc khác nhau của núi lửa Kelimutu ở Indonesia.
Các nhà địa chất cho rằng màu khác nhau ở ba hố này là do các phản ứng hóa học giữa khoáng chất và khí ga từ núi lửa.
Nước dưới sông Caño Cristales ở Colombia chuyển thành màu sắc rực rỡ trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
Nguyên nhân là do loại thủy sinh có tên Macarenia claviger, khiến nước chuyển màu vàng, đỏ, hồng và xanh.
Những đun cát hóa thạch với những họa tiết hình lượn sóng tuyệt đẹp tại khu bảo tồn Coyote Buttes nằm giữa biên giới giữa bang Arizona và Utah, Mỹ.
Rừng đá Shilin ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc bao gồm hàng nghìn các khối đá vôi lên tới 270 triệu năm tuổi. Đỉnh các khối đá nhô lên nằm cạnh nhau trông như một khu rừng.
Vườn quốc gia Thung lũng Chết ở Mỹ là một trong những nơi bí ẩn nhất thế giới. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được hiện tượng hàng nghìn hòn đá biết đi trong lòng hồ cạn Racetrack Playa ở thung lũng này.
Quần đảo Socotra nằm ở phía tây bắc Ấn Độ Dương là một trong những nơi quan trọng, đa dạng sinh học và khác biệt nhất trên thế giới.
Chính vì cậy, nó được mệnh danh là Galapagos của Ấn Độ Dương. Biểu tượng của quần đảo này là cây máu rồng có hình dạng giống những chiếc ô khổng lồ.
Hồ sứa trên đảo Eil Malk ở Palau là nơi sinh sống của hơn 10 triệu con sứa lớn nhỏ.
Những khối đá kỳ bí hình ống khói tại thị trấn Göreme ở Capaddocia, Thổ Nhĩ Kỳ.
Khối đá Old Man of Hoy là biểu tượng của vùng Orkney ở Scotland. Đây là một khối đá còn sót lại từ vụ lở vách núi năm 1750.
Khối đá Uluru cao 340m nằm giữa thảo nguyên trong vườn quốc gia Uluru-Kata Tjuta, Australia. Đây là kết cấu đá nguyên khối lớn nhất thế giới.
Đảo dung nham giữa hồ Myvatn nằm trong khu vực hoạt động của núi lửa Krafla ở Iceland.
Sa mạc Xiangshawan ở khu Nội Mông của Trung Quốc hấp dẫn du khách bởi hiện tượng cát phát ra âm thanh kỳ bí. Hiện tượng này xảy ra khi gió mạnh đập vào các cồn cát tạo ra âm thanh như tiếng động cơ ô tô.
Theo Danviet

Nếu đã quá quen với những địa điểm du lịch đông đúc, thành phố chật chội ồn ào thì tại sao bạn không thử một chuyến du lịch thật khác.

Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)
Làng cổ Đường Lâm là ngôi làng cổ đầu tiên được Nhà nước trao bằng chứng nhận Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia vào năm 2006. Mang đậm nét đặc trưng kiến trúc và nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, làng cổ Đường Lâm là điểm nhấn, cũng là địa điểm thu hút du khách khi du lịch Hà Nội.
Mô tả ảnh.
Có một Việt Nam bình yên đến lạ
Cổng và đường vào làng xây bằng gạch xưa mang dáng vẻ cổ kính, thâm trầm
Đến nay, làng vẫn giữ được gần như nguyên vẹn nét đặc trưng kiến trúc của ngôi làng cổ thuở ban sơ với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình,chùa, miếu,  điếm canh, giếng nước, ruộng, gò, đồi,… Những ngôi nhà và bức tường bao đều được xây dựng bằng loại vật liệu truyền thống là: đá ong, tre, gạch đất nung, ngói, đất nện, gỗ xoan, nứa, trấu, mùn cưa,… mang đến sự ấm cúng, xưa cũ.
Làng chài Cửa Vạn (Quảng Ninh)
Làng chài Cửa Vạn đã lọt vào danh sách 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới do trang web du lịch Journeyet bình chọn. Làng chài Cửa Vạn hấp dẫn du khách bởi thiên nhiên rộng lớn, núi đá nhấp nhô và nước biển xanh biếc, bờ cát trắng phau...
Mô tả ảnh.
Có một Việt Nam bình yên đến lạ
Làng chài Cửa Vạn biệt lập giữa non xanh nước biếc
Cửa Vạn nằm cách xa bờ, toàn bộ làng là những ngôi nhà bè nằm kề bên nhau, như một thung lũng biệt lập nằm trên biển. Ngôi làng bình yên với tiếng nước vỗ vào mạn thuyền, tiếng ngư phủ í ới gọi nhau, chim kêu sau một ngày kiếm ăn...
Làng rau Trà Quế (Quảng Nam)
Được bao bọc bởi con sông Đế Võng và đầm Trà Quế, làng rau Trà Quế có khí hậu trong lành và không gian xanh mướt. Dân trong làng sinh sống bằng nghề chính là nghề trồng rau xanh để bán, ngôi làng cổ 300 năm tuổi được nhiều người biết đến như một địa điểm du lịch trải nghiệm thú vị.
Mô tả ảnh.
Có một Việt Nam bình yên đến lạ
Khách tham quan rất thích trải nghiệm làm nông dân trồng rau ở Trà Quế
Người dân Trà Quế lấy nước và rong rêu từ sông Đế Võng lên tưới rau, cùng với đất đai màu mỡ đã nuôi dưỡng cho các loại rau ở đây tươi non, xanh mởn. Khách du lịch nước ngoài rất thích đạp xe tham quan vòng quanh làng và thử làm nông dân trồng rau.
 Làng Cù Lần (Lâm Đồng)
Ngôi làng có cái tên rất đáng yêu là làng Cù Lần nằm lọt thỏm giữa hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh hoang dã dưới chân đỉnh núi Lang Biang. Ngôi làng nhỏ là nơi cư trú của đồng bào dân tộc K’Ho với những nếp nhà sàn truyền thống, mang vẻ đẹp bình dị, hoang sơ.
Mô tả ảnh.
Có một Việt Nam bình yên đến lạ
Phong cảnh làng Cù Lần rất xinh đẹp và con cù lần mắt to dễ thương
Đến đây, bạn sẽ không quên được những chú cù lần hiền lành, khép mình trên hàng cây cù lần lặng lẽ. Giũa không gian rộng lớn, đôi khi lại rộ tiếng chim ồn ào, tiếng thông reo và suối chảy róc rách. Nơi đây từ lâu đã là địa điểm nghỉ dưỡng ưa thích của giới quý tộc Sài Gòn muốn tìm về với bình yên.
Làng chài Hàm Ninh (Kiên Giang)
Làng chài Hàm Ninh là ngôi làng cổ hoang sơ với những căn nhà tranh vách tre tạm bợ nằm nép mình dưới chân núi Hàm Ninh. Đến đây bạn sẽ có được những phút giây quý báu trải nghiệm cuộc sống vạn chài với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình.
Mô tả ảnh.
Làng chài Hàm Ninh quần tụ dưới hàng dừa xanh
Người dân trong làng sống bằng nghề bắt hải sâm, ngọc trai, đánh lưới bắt cá… Những người dân “ăn to nói lớn” nhưng thực ra rất chất phác, hiền lành sẽ cho bạn một chuyến du lịch đáng nhớ với những buổi ra khơi bắt cá, cùng trò chuyện và thưởng thức những món hải sản ngon tuyệt.
Mô tả ảnh.
Phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ở đây sẽ khiến bạn mê đắm
Non nước Việt Nam tươi đẹp với những ngôi làng cổ yên bình đã trải qua hàng trăm năm tuổi mà vẫn giữ được nét truyền thống cũ xưa. Đến tham quan tại những ngôi làng này sẽ cho bạn một cảm nhận rất khác về Việt Nam – một Việt Nam có lẽ thật đẹp, thật lạ...
Theo Phunutoday

12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh được liệt kê trong bài viết này thậm chí có loại dường như trở nên vô giá.

12 loại kim cương đắt giá nhất thế giới

Từ xa xưa cho đến nay, kim cương vẫn luôn là một thứ trang sức giá trị được con người yêu chuộng. Người Hindu tin rằng, kim cương được tạo ra khi sét đánh vào những viên đá. Trong khi đó, người Hy Lạp cổ đại tin rằng, kim cương là "giọt nước mắt" của những vị thần. Người La Mã cổ đại lại cho rằng, kim cương là "mảnh vỡ" của những ngôi sao rơi xuống Trái Đất.
Trong thế kỷ 15, kim cương còn được tượng trưng cho sức mạnh trường tồn xuất phát bởi từ "diamond" có nghĩa "không thể phá hủy" trong tiếng Hy Lạp.
Tới thời hiện đại, kim cương đã được lãng mạn hóa hơn. Loại trang sức quý này đại diện cho những thứ luôn cần được tôn vinh như sắc đẹp của người phụ nữ và tình yêu nam nữ. Những viên kim cương đều được mài dũa hết sức tinh tế và đem lại một vẻ đẹp không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thế giới có rất nhiều loại kim cương và cũng có nhiều mức giá trị khác nhau.

12. Kim cương Allnatt

Chiêm ngưỡng 12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Với sắc vàng óng ánh, kim cương Allnatt được Viện địa chất Mỹ (GIA) xếp vào hạng cao nhất Fancy Vivid Yellow. Viên kim cương này nặng 101,29 ca-rat (khoảng 20,258 gram).
Tên của loại kim cương này được đặt tên theo Alfred Ernest Allnatt, là người chủ sở hữu đầu tiên của viên kim cương. Ông là một nhà từ thiện và doanh nhân nổi tiếng người Anh. Không ai biết rõ nguồn gốc của viên kim cương nhưng nhiều chuyên gia tin rằng nó xuất phát từ mỏ De Beers Premier ở Nam Phi, bởi nó mang nhiều đặc điểm giống với những viên kim cương khai thác từ đó.
Trị giá: 3 triệu USD

11. Kim cương đỏ Moussaieff Red

Chiêm ngưỡng 12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Đây là viên kim cương đỏ hiếm hoi trong số rất nhiều các viên kim cương màu trên thế giới. Những viên kim cương đỏ hiếm khi được xếp hạng Fancy Red.Nhưng Moussaieff lại khác, chúng có màu đỏ tinh khiết, không pha lẫn bất kỳ một màu khác và được biết đến như là kim cương Fancy Red nổi tiếng.
Tên gọi ban đầu của viên kim cương này là Red Shield. Moussaieff nặng 5,11 ca-rat (khoảng 1,002 gram) đồng thời là viên kim cương đỏ lớn nhất hiện nay. Công ty trang sức Moussaieff Jewelers mua viên kim cương từ năm 2012 với giá 8 triệu USD. Moussaieff Red Diamond được phát hiện vào năm 1990 bởi người nông dân có tên Alto Paranaiba sống tại Brazil.
Trị giá: 8 triệu USD

10. Kim cương The Heart of Eternity

Chiêm ngưỡng 12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Sở hữu sắc xanh da trời đầy lôi cuốn, The Heart of Enternity là một trong những viên kim cương màu quý hiếm nhất trên thế giới. Viên kim cương này đã được phát hiện tại mỏ kim cương Premier ở Nam Phi và đây cũng là mỏ duy nhất trên thế giới sản xuất ra kim cương xanh.
The Heart of Enternity hiện đang thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Steinmetz Group. Màu sắc của viên kim cương được đánh giá ở hạng Fancy Vivid Blue. Sau này, Steinmetz Group đá bán kim cương cho De Beers Group và sau này là nhà văn, nhà phê bình kiêm họa sỹ nổi tiếng người Ấn Độ.
Trị giá: 16 triệu USD

9. Kim cương Archduke Joseph

Chiêm ngưỡng 12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Archduke Joseph nổi tiếng cả về nguồn gốc lẫn người sở hữu. Viên kim cương nặng 76 ca-rat (khoảng 15,2 gram). Nó được bán tại sàn đấu giá Christie's Geneva Magnificent Jewels với giá 21,5 triệu USD. Đây là mức giá bán kỷ lục cho một viên kim cương không màu.
Kim cương Archduke Joseph được phát hiện tại vùng Golconda ở Ấn Độ. Nó được phát hiện ở một trong những mỏ kim cương lâu đời nhất trên thế giới.
Trị giá: 21,5 triệu USD

8. Kim cương Perfect Pink

Chiêm ngưỡng 12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Có trọng lượng 14,23 ca-rat (khoảng 2,846 gram), Perfect Pink là viên kim cương hiếm có được bán tại sàn đấu giá Christie's ở Hồng Kông với giá 23 triệu USD. Đây là mức giá kỷ lục trong một phiên đấu giá trang sức.
Theo sàn đấu giá Christie's, trong lịch sử đấu giá kéo dài 244 năm, chỉ có 18 viên kim cương trong suốt lớn hơn 10 ca-rat (màu hồng tinh khiết) được bán ra trong các buổi đấu giá. Những người sành kim cương coi kim cương hồng như một trong những loại đá quý hoàn hảo nhất.
Trị giá: 23 triệu USD

7. Kim cương Wittelsbach-Graff

Chiêm ngưỡng 12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Viên kim cương Wittelsbach-Graff nặng khoảng 31,06 ca-rat (khoảng 6,212 gram) và là thứ trang sức dành cho giới quý tộc, hoàng gia.
Cuộc đời của Wittelsbach-Graff xuất phát từ thế kỷ 17 và gắn liền trực tiếp với cuộc đời của vua Tây Ban Nha Phillip IV. Vua Phillip chọn viên kim cương Wittelsbach-Graff là một trong món của hồi môn cho con gái.
Viên kim cương này được Laurence Graff, một thợ kim hoàn người Anh mua vào năm 2008. Thời điểm đó, viên kim cương có tên gọi là der Blaue Wittelsbach. Sau khi mua lại kim cương, Graff đã thuê máy gọt kim cương, loại bỏ hết tạp chất và đặt tên là Wittelsbach-Graff.
Trị giá: 24,3 triệu USD

6. Kim cương Steinmetz Pink

Chiêm ngưỡng 12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Steinmetz Pink là viên kim cương hồng tinh khiết và tốt nhất trên thế giới. Viên kim cương này xuất hiện lần đầu tiên trên vòng đeo cổ của siêu mẫu Monaco Helena Christensen vào năm 2003, tuy nhiên nó đã nhanh chóng theo chủ mới sau đó.
Steinmetz Pink được phát hiện tại Nam Phi. Nó được xếp hạng là Fancy Vivid Pink và là viên kim cương Fancy Vivid Pink lớn nhất trên thế giới. Thông thường, kim cương hồng có kích thước khá nhỏ nhưng Steinmetz Pink lại là một ngoại lệ hiếm có. Viên kim cương này nặng 59,60 ca-rat (khoảng 11,92 gram) và nhóm thợ 8 người phải mất gần 20 tháng để cắt xẻ hoàn tất.
Trị giá: 25 triệu USD

5. Kim cương Princie

Chiêm ngưỡng 12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Viên kim cương Princie nổi tiếng bởi độ hiếm của nó. Princie Diamond có trọng lượng 34,65 ca-rat (khoảng 6,93 gram) và được xếp vào hạng Fancy Intense Pink. Nguồn gốc của viên kim cương xuất phát từ mỏ kim cương cổ Golconda ở vùng Trung nam Ấn Độ và gắn liền với hoàng gia Hyderabad.
Năm 1960, viên kim cương được bán cho một chi nhánh của công ty trang sức Van Cleef & Arpels ở Luân Đôn, V.Q Anh.
Trị giá: 40 triệu USD

4. Kim cương Graff Pink

Chiêm ngưỡng 12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Graff Pink tiếp tục là một sự ngạc nhiên khác của kim cương hồng. Trọng lượng của viên kim cương đạt tới 24,78 ca-rat (khoảng 4,95 gram).
Chủ sở hữu đầu tiên của Graff Pink là nhà kim hoàn nổi tiếng Harry Winston. Nó được cất giữ cẩn thận trong bộ sưu tập của ông hơn 60 năm. GIA phân loại Graff Pink thuộc hạng Type IIa. Điều này có nghĩa rằng, Graff Pink hoàn toàn không có tạp chất, nitơ, huỳnh quang,...
Trị giá: 46 triệu USD

3. Kim cương Hope

Chiêm ngưỡng 12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Kim cương Hope là loại đá quý hiếm và rất tuyệt vời. Hope có màu xanh ánh tím, nặng 45,52 ca-rat (khoảng 9,104 gram) và là trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.
Hope có cả một truyền thuyết hình thành khá đặc biệt có tên Curse of the Hope Diamond, tạm dịch là Lời nguyền của kim cương Hope. Viên kim cương này hiện đang thuộc quyền sở hữu của Henry Phikip Hope.
Trị giá: 350 triệu USD

2. Kim cương Cullinan

Chiêm ngưỡng 12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Đứng vị trí thứ hai trong danh sách là Cullinan, viên kim cương hình quả lê có trọng lượng siêu khủng khoảng 530,2 carat (106,4 gram). Tên của kim cương được như vậy bởi đây là viên kim cương lớn nhất trong số chín viên được cắt ra từ khối kim cương Cullinan.
Trị giá: 400 triệu USD

1. Kim cương Koh-I-Noor

Chiêm ngưỡng 12 loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Cái tên Koh-I-Noor trong tiếng Ba Tư là "Ngọn núi ánh sáng". Truyền thiết kể lại, ai sở hữu được Koh-I-Noor sẽ có thể cai trị thế giới. Viên kim cương này nặng 105 ca-rat (khoảng 21 gram) và từng được coi là một trong những viên kim cương lớn nhất trên thế giới.
Nhiều truyền thuyết phỏng đoán rằng, Koh-I-Noor đã ra đời từ trước khi Chúa Jesu ra đời. Một số chuyên gia lại đưa ra giả thuyết, Koh-I-Noor lần đầu xuất hiện vào đầu những năm 1300, Số khác cho rằng thời điểm là năm 1526, nhà chinh phạt các vùng đất mới người Ấn Độ Babur tìm thấy.
Giá trị của viên kim cương này là vô giá bởi không có một thước đo nào đủ chuẩn để cân đo, đong đếm.
Trị giá: Vô giá
Theo Trí Thức Trẻ

1. Tuyệt tác nghệ thuật - Đức

Chức năng căn bản nhất của một cây cầu là giúp con người ta đi từ điểm A tới điểm B.

Thế nhưng trong một số trường hợp, chẳng hạn như cây cầu Rakotz tại Kromlau, Đức (ảnh trên), thì cây cầu đã làm thay đổi toàn bộ phong cảnh và trở thành một tác phẩm nghệ thuật. 


2. Vắt ngang bầu trời – Malaysia
Kiến trúc sư Mayur Kanaiya Gave đã thiết kế Langkawi Sky Bridge một cách hết sức đặc biệt; một dây cáp dài 125 mét uốn cầu lượn phía trên đỉnh núi Gunung Mat Cincang trên đảo Pulau Langkawi.
"Nơi đứng chơi trên cho phép du khách tận hưởng cảm giác gần gũi với cây rừng, với đời sống hoang dã," kiến trúc sư Kanaiya nói. "Đó là một cách thể hiện thái độ ứng xử nhẹ nhàng với đất mẹ." 


3. 
Vẻ đẹp tự nhiên – Ấn ĐộThay vì dùng gạch vữa hay thậm chí là những thanh gỗ, làng Cherrapunji ở bang Meghalaya - nổi tiếng là một trong những nơi ẩm ướt nhất thế giới – dựng những cây cầu từ rễ cây.
Bộ lạc War-Khasis từ lâu đã học được cách chế ngự rễ cây ficus, một loại cây của vùng này, và dùng các ống tre nẹp giữ để cây phát triển theo hướng nhất định.
Họ làm được những cây cầu có khi dài tới hơn 30 mét và đủ chắc cho 50 người đi qua cùng lúc, theo lời Ravi Kodakandla, một người dùng của mạng Quora từ Hyderabad, Ấn Độ. 


4. Nằm dưới mặt nước - Hà LanHầu hết các cây cầu là nhằm giúp con người đi phía trên mặt nước. Tuy nhiên, cầu chìm tại Fort de Roovere gần làng Halsteren lại nằm ở bên dưới.
Wu Zhuoyi, sinh viên ngành kiến trúc, đề cử cây cầu này bởi nó cho phép du khách đi ngang qua hào nước.
Các bức tường có chức năng giống như một con đập, ngăn không cho nước tràn vào và cầu có cấu trúc rất hài hòa với cảnh quan xung quanh, khiến người ta khó nhận ra nó nếu đứng từ xa.


5. Trình diễn nhào lộn – London, Anh quốc
Cầu Rolling Bridge dài 12 mét ở London có thể uốn cong lên sang một bên khi tàu thuyền cần lưu thông qua lại ở Grand Union Canal tại Paddington Basin.
"Tám đoạn thép và gỗ được ráp với nhau bằng bản lề để có thể cuộn lên cho tới khi hai đầu cầu chạm nhau, tạo thành một hình bát giác," theo Koen Kas, một doanh nhân từ Bỉ.
"Mỗi thứ Sáu, cứ vào buổi trưa là cây cầu này lại “nhào lộn” cho đám đông chiêm ngưỡng."


6. Sự kiên cường của con người – Yemen
ỹ sư cơ khí Achilleas Vortselas dành tình cảm đặc biệt đối với các cây cầu đá.
"Không có cây cầu hiện đại có thể so sánh với vẻ duyên dáng của những cây cầu vòm đá truyền thống," ông nói.
"Cầu đá thường thể hiện sự kiên cường của nhân loại—con người đã vượt qua trở ngại về vật lý, thậm chí chỉ bằng những phương tiện kỹ thuật khiêm tốn. Cầu Shaharah Bridge tại Yemen là một trường hợp tuyệt vời chứng minh cho điều đó. "

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.