Articles by "Thien-nhien"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thien-nhien. Hiển thị tất cả bài đăng

Cầu vồng là một trong những hiện tự nhiên đẹp nhất mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát sau những cơn mưa lớn vào ban ngày.

Lý giải nguyên nhân hình thành cầu vồng

Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng.
Vì sao có cầu vồng?
Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các màu sắc này. Chỉ khi được chiếu qua mộtlăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất.
Vì sao có cầu vồng?
Các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một lăng kính. Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ cong và sau đó bị phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42 độ. Điều đó giải thích cho việc chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi quay lưng lại với Mặt Trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.
Cầu vồng không phải là duy nhất nhưng chúng ta chỉ có thể thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm
Hiện tượng khúc xạ trên xảy ra đối với hàng triệu giọt nước được chiếu sáng bởi Mặt Trời, do đó cầu vồng không phải là duy nhất. Tuy nhiên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm. Đó là do góc 42 độ mà chúng ta đã nói ở trên. Mắt của chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những tia khúc xạ được tạo bởi các giọt nước mưa mà có một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.
Và do đó, cầu vồng không phải duy nhất, khi nhìn ở một địa điểm khác chúng ta sẽ thấy một cầu vồng hoàn toàn khác.
Những hiện tượng thú vị khác
Vì sao có cầu vồng?
Đôi khi chúng ta nhìn thấy hiện tượng cầu vồng đôi, đó là một cầu vồng phụ xuất hiện phía trên cầu vồng chính. Với màu sắc bị đảo ngược so với cầu vồng chính và mờ nhạt hơn.
Hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, đó là do sự nhiễu xạ ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy được cả góc 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời. Ở góc 52 độ này chúng ta có thể thấy sự khúc xạ ánh sáng ở bên trong của các giọt nước, trước khi ánh sáng phản xạ và đi ra bên ngoài. Chính vì thế mà cầu vồng phụ có các màu đảo ngược và mờ nhạt hơn. Hiện tượng này xảy ra khi chúng ta có thể nhìn thấy đồng thời hai góc 42 độ và 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời.
Vì sao có cầu vồng?
Hầu hết chúng ta đều thấy cầu vồng xuất hiện vào ban ngày, nhờ có ánh sáng Mặt Trời. Tuy nhiên đôi khi xuất hiện những cầu vồng vào ban đêm mà các nhà thiên văn học gọi là Moonbow, vì nó được tạo bởi ánh sáng của Mặt trăng. Moonbow thường xuất hiện tại các hòn đảo nhiệt đới như vùng Caribbean, nơi có mưa lớn vào ban đêm. Những hình ảnh chụp lại của Moonbow cho thấy cầu vồng này có màu trắng, nguyên nhân có thể do ánh sáng Mặt trăng có cường độ quá thấp so với ánh sáng Mặt Trời.
Theo Khoahoc.tv

Trong số tất cả các thảm họa tự nhiên, động đất chắc chắn là một trong những thảm họa khó dự đoán nhất và có sức tàn phá kinh hoàng nhất.

10. Ánh sáng động đất
Trong nhiều thế kỉ, những người chứng kiến động đất đã báo cáo rằng họ nhìn thấy những ánh sáng bí ẩn xuất hiện trên bầu trời trong khoảnh khắc trước khi hoặc trong khi động đất diễn ra.
Ánh sáng đó được mô tả giống như tia sáng, ngọn lửa xanh hoặc cầu vồng nhạt xuất hiện từ mặt đất và đôi khi cao tới khoảng 200m.
Trước những năm 1960, những nhà địa chất học bỏ qua những báo cáo trên và cho rằng đó chỉ là ảo giác, vì chẳng có bức ảnh hay video nào chứng minh điều đó.
Tuy nhiên, quan điểm đó bị thay đổi khi vào giữa những năm 60 của thế kỉ 20, khi một chuỗi các trận động đất xảy ra tại Nagano, Nhật Bản, đã cho các nhà địa chất cơ hội tuyệt vời đề xem xét và cuối cùng thừa nhận hiện tượng trên.
Một vài lý thuyết đã được đưa ra để giải thích cho sự hình thành của những luồng ánh sáng động đất này. Một trong số đó bao gồm sự thay đổi của từ trường trái đất do hiệu ứng áp điện (xuất hiện khi các viên đá thạch anh tại trường ứng suất kiến tạo).
Tuy nhiên, kể từ khi phát hiện ra không phải lúc nào ánh sáng cũng xuất hiện khi xảy ra động đất, những lí thuyết này đã không được tiếp tục nghiên cứu nữa.
9. Sự hóa lỏng đất đá
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với cát lún, thường xuất hiện trong những bộ phim hoặc hoạt hình để nuốt chửng con người.
Trong thực tế, cát lún không đáng sợ như chúng ta tưởng. Tuy vậy, một dạng khác của cát lún gọi là đất hóa lỏng thì thực sự đáng để lo sợ.
Cùng với sóng thần và sạt lở đất, đất hóa lỏng cũng là một trong những tác động xấu của động đất. Hiện tượng này xảy ra khi đất không được nén chặt hoặc đất bão hòa nước mưa.
Khi bị tác động bởi trận động đất mạnh, làm giảm độ cứng và độ liên kết của đất. Kết quả là bất cứ thứ gì được xây dựng trên mặt đất (ví dụ như các tòa nhà, đường phố hay xe cộ) sẽ chìm xuống hoặc sụp đổ.
Kịch bản này đã được chứng minh vào năm 1964, khi sự kết hợp của một trận động đất và sự hóa lỏng của đất đã phá hủy hoặc làm hư hại 16 534 ngôi nhà tại thành phố Niigata, Nhật Bản.
8. Bão động đất
Cảnh các tòa nhà sụp đổ, những người chết và bị thương nằm la liệt có vẻ như là kết thúc của một trận động đất kinh hoàng.
Nhưng không may, thực tế không phải luôn luôn như vậy, theo như lý thuyết về “bão động đất”. Được đưa ra bởi giáo sư Amos Nur của đại học Stanford sau khi nghiên cứu những trận động đất từ xưa tới nay, ông cho rằng chúng có liên quan với nhau.
Giả thuyết này cho rằng một trận động đất có thể gây ra một chuỗi các trận động đất khác dọc theo ranh giới của các mảng kiến tạo. Các trận động đất tiếp sau có thể xảy ra sau đó vài tháng hoặc thậm chí vài năm.
Lý thuyết của Nur được minh chứng bởi hàng hoạt các trận động đất lớn xảy ra dọc theo Bắc Anatolia Fault ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1939 đến năm 1999.
Trong số 13 trận động đất lớn xảy ra trong khu vực này, 7 trận xảy ra một cách có hệ thống. Mỗi trận động đất diễn ra nằm ở ngay phía Tây của trận động đất diễn ra liền trước đó trên cùng một mảng địa chất.
7. Hồ Reelfoot
Có thể bạn cho rằng động đất mang đến sự chết chóc và hủy diệt, nhưng đó không hoàn toàn là sự thật. Hồ Reelfoot ở Tennessee là một ví dụ cho tác động tích cực của động đất.
Reelfoot được hình thành trong những trận động đất New Madrid xảy ra tại thung lũng Mississippi vào khoảng giữa năm 1811, 1812.
Khi một trận động đất xảy ra tại khu vực, một số nhân chứng tường thuật lại họ nhìn thấy dòng sông Mississippi chảy ngược lại trong một vài giờ đồng hồ. Hiện tượng này xảy ra bởi một trận “sóng thần” trên sông.
Trận động đất cũng làm lún sâu khoảng 1.5 – 1.9 mét trên một khu vực rộng lớn, hút nước từ các dòng sông và tạo nên một hò nước mới.
Trong những năm qua, hồ nước mới đã biến đổi thành một môi trường sống tự nhiên cho một loạt các loài động thực vật. Ngày nay, hồ Reelfoot là một địa điểm nổi tiếng cho việc chèo thuyền và đánh bắt cá.
6. Băng vỡ
Băng vỡ là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ trên bề mặt đất đột ngột giảm sâu và trải rộng. Sự mở rộng đột ngột tạo ra một áp lực cao mà khi được giải phóng, sẽ gây ra tiếng nổ cực lớn.
Băng vỡ đã từng được ghi nhạn tại Canada và miền Bắc của Mĩ, nơi họ thường nhầm lẫn chúng là động đất.
Hiện tượng hiếm gặp này có thể xảy ra khi nhiệt độ đột ngột giảm nhanh xuống dưới 0 độ C. Nó có thể đi cùng với sự rung chuyển.
Nhưng không giống như động đát, tác động của một trận băng vỡ thường hẹp hơn và rung chấn nó tạo ra cũng không được truyền đi xa. Trong một vài trường hợp, con người cách tâm chấn vài trăm mét không nghe hoặc nhìn thấy bất cứ dấu hiệu gì.
Do rất hiếm gặp, không có nhiều dữ liệu khoa học được ghi nhận về băng vỡ. Phần lớn thông tin có được là nhờ lời tường thuật và báo cáo của nhân chứng.
Tuy vậy, người ta tin rằng băng vỡ nhìn chung vô hại, ngoài việc âm thanh khủng khiếp chúng gây ra có thể đánh thức cả thành phố vào nửa đêm.
5. Khiến thành phố dịch chuyển
Chile được biết đến là thành phố có nhiều trận động đất lớn nhất. Đó là do đất nước này nằm trên khu vực gọi là Nhẫn Lửa, nơi hai mảng địa chất va vào nhau.
Năm 2010, một trận động đất đặc biệt được cộng đồng khoa học quan tâm đến như một trong những trận động đất quan trọng nhất từng xảy ra.
Điều đặc biệt là không phải do nó đã cướp đi sinh mạng của 523 người và làm 1,5 triệu người mất nhà cửa mà là vì sức mạnh tuyệt đối của trận động đất đó đã làm dịch chuyển toàn bộ thành phố Concepcion 3 mét sang phía Tây.
Concepcion không phải thành phố duy nhất bị dịch chuyển bởi động đất. Những thành phố từng bị ảnh hưởng bao gồm thủ đô Santiago của Chile, dịch chuyển khoảng 28 cm và Buenos Aires, dịch chuyển 4 cm mặc dù cách đó 1300 km.
Những thay đổi này được ghi nhận bởi 4 trường đại học tại Mĩ, họ đã đo GBS của khu vực trước và sau khi trận động đất 8,8 độ richter diễn ra.
4. Động đất trên mặt trời
Động đất không chỉ xảy ra tại hành tinh của chúng ta. Theo các nhà khoa học, mặt trời thận chí cũng có những sóng địa chấn tương tự như động đất trên trái đát.
Động đất trên mặt trời được ghi nhận lần đầu tiên vào ngày 9/7/1996, khi những tia lửa xung quanh mặt trời gây ra một trận động đất chứa đựng năng lượng gấp 40.000 lần năng lượng phát ra tại trận động đất năm 1906 tại San Francisco.
Động đất ở mặt trời, thường tương đương với 11,3 độ richte, tạo ra những con sóng giống như sóng nước khi nó lan ra.
Không giống như sóng nước chỉ di chuyển với vận tốc không đổi, những con sóng từ động đất mặt trời tăng tốc từ vận tốc ban đầu là 35.000 km/h cho tới 400.000 km/h trước khi chìm xuống dưới lớp quang quyển.
Theo như tiến sĩ Craig Deforest - một nhà nghiên cứu thuộc NASA và ESA, năng lượng chúng giải phóng tương đương với phủ đầy bề mặt trái đất bằng thuốc nổ và châm ngòi chúng cùng một lúc.
3. Động đất gây ra bởi con người
Tác động của chúng ta gây ra không dừng lại trên không trung, bề mặt trái đất và biển cả. Nó tác động sâu tới cả lớp vỏ trái đất, nơi rất dễ bị tổn thương.
Như chúng ta đều biết, động đất thường được gây ra bởi sự vận động của các mảng địa chất nhưng hoạt động của con người cũng có thể gây ra động đất với mức độ rung chấn khác nhau.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của động đất do con người là việc khai thác khoáng sản lỏng, như dầu mỏ, nước, khoan sâu vào lòng đất cho những mục đích công nghiệp hay môi trường.
Các chất lỏng làm gia tăng áp lực ở những vùng đất nứt gãy và có thể làm suy yếu vùng đất xung quanh đó. Một khi áp lực đủ lớn, những điểm gãy sẽ bị trượt, giải phóng áp lực qua hình thái của một trận động đất.
Một nguyên nhân khác của động đất do con người là sự khai thác nước ngầm, hành động đã gây ra trận động đất tồi tệ vào năm 2011 ở Lorca.
Rung chấn của trận động đất là kết quả của việc hút cạn nước ngầm trong thị trấn. Sự mất nước sau đó đã gây ra sự thay đổi ứng suất trong lòng đất, cuối cùng dẫn đến động đất.
2. Động đất hình thành đảo
Vào một buổi sáng ngày 24 tháng 9 năm 2013, một trận động đất 7,7 độ richte ở miền nam Balochistan, Pakistan đã làm xuất hiện một hòn đảo mới cách bờ biển thành phố Gwadar 2km. Hòn đảo này, sau đó được đặt tên là Zazala Jazeera (đảo động đất).
Mặc dù nhận được sự chú ý đáng kể từ trong nước cũng như quốc tế, sự xuất hiện của hòn đảo không đáng ngạc nhiên đối với một số người.
Một cư dân cũ của thị trấn ven biển nhớ lại từng nhìn thấy một hòn đảo ở đúng vị trí đó sau một trận động đất vào năm 1968.
Cao 18 mét và dài hơn 175 mét, Zazala Jazeera đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch tại địa phương. Tuy nhiên, nó sẽ không tồn tại lâu. Theo như hình ảnh được cung cấp bởi NASA, hòn đảo đang dần biến mất và chìm xuống đại dương.
1.  Động đất tác động đến thời gian
Bên cạnh việc dịch chuyển thành phố, hóa lỏng đất đá, gây sóng thần… động đất còn có khả năng làm trái đất quay nhanh hơn.
Đó là điều mà các nhà khoa học tại NASA quan sát được sau trận động đất mạnh 8,9 độ richte tại bờ biển Nhật Bản vào năm 2011. Dữ liệu phân tích được chỉ ra rằng những xung chấn mạnh đã tăng tốc độ quay của trái đất, làm một ngày ngắn lại 1,8 micro giây.
Sự tăng tốc này được gây ra bởi việc phân bố lại khối lượng của hành tinh, với phần khối lượng lớn hơn di chuyển về gần xích đạo.
Đó không phải là lần duy nhất tác động thay đổi thời gian được ghi nhận. Điều tương tự đã xảy ra tại trận động đất Sumatra vào năm 2004, đã làm ngắn 6,8 phần triệu của một giây.
Nó xảy ra một lần nữa tại trận động đất ở Chile vào năm 2010, trong đó tăng tốc độ vòng quay trái đất thêm 1,26 phần triệu giây.

Trong khi những thay đổi này có vẻ khá nhỏ, tác động cộng dồn của tất cả những trận động đất tương tự trong tương lai có thể sẽ rất đáng kể.
Theo Trí Thức Trẻ

Núi lửa là một thông điệp cực kỳ nguy hiểm từ thiên nhiên, nó báo hiệu sự phá hủy xuất phát từ sâu trong lòng trái đất.

10, Chim Maleo
Không phải tất cả các loài sinh vật đều mặc định núi lửa gắn liền với sự hủy diệt. Có một loài chim đặc biệt phải phụ thuộc vào núi lửa để tồn tại.
Đó là chim Maleo – loài chim đang trong nguy cơ tuyệt chủng, chúng có đặc trưng sử dụng năng lượng địa nhiệt từ núi lửa để ấp trứng.
Trong suốt mùa sinh sản, loài chim này sẽ tìm kiếm những vùng có núi lửa phun trào và sử dụng nhiệt của nó cho việc ấp trứng.
Lý do chúng làm vậy đơn giản là vì trứng của chim Maleo cực kỳ lớn, nó to gấp 5 lần trứng gà bình thường. Tuy nhiên, một con chim Maleo chỉ có kích cỡ bằng một con vịt bình thường nên chúng không có khả năng tự thực hiện việc ấp trứng của mình.
9, Dung nham đen
Ol Doinyo Lengai là ngọn núi lửa đặc biệt nhất trên thế giới ngự trị ở Tanzania. Núi lửa này cao 2200m và mọc lên giữa một đồng cỏ rộng lớn. Tuy nhiên sức mạnh thật sự của nó là nằm ở dung nham bên trong lòng núi.
Núi lửa Ol Doinyo Lengai là ngọn núi duy nhất trên thế giới có thể phun ra “dung nham đen” - một chất bùn màu đen và cũng chính là Carbonnatie núi lửa.
Các nhà địa chất học cho rằng loại dung nham này quý hiếm đến mức giống như chỉ có thể tìm được ở một hành tinh khác. Nhiệt độ của nó chỉ vào khoảng 510 °C. Đặc trưng này không giống bất kỳ ngọn núi lửa nào khác trên thế giới.
Vậy nên khi chúng bị phun ra ngoài sẽ bị không khí làm mát và rơi xuống giống như những mảnh vỡ của thủy tinh.
8, Thần núi lửa
Núi lửa phun trào từng được ví như một sự kiện do các vị thần tạo nên. Rất nhiều nền văn hóa từng sống trong khu vực có núi lửa phun trào đã từng thờ thần núi lửa.
Và nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là 1 trong 12 vị thần trên đỉnh Olympia - Thần Vulcan. Vị thần lửa và luyện kim, tên Latin của ông – Vulcan chính là gốc của từ Volcano có nghĩa là núi lửa.
Người dân của tiểu bang Hawaii sống trong vùng có núi lửa vẫn còn hoạt động mạnh và họ thờ Pele – nữ thần núi lửa và cũng là một trong những vị thần nguyên thủy của người Hawaii.
Theo truyền thuyết của người Hawaii, chính cuộc chiến giữa Pele và người chị gái – Namakaokahai đã tạo ra các núi lửa và Pele có thể điều khiển những ngọn núi lửa theo ý chí của mình.
7, Chỉ số phun trào núi lửa VEI
Chỉ số phun trào núi lửa (VEI) được phát mình vào năm 1982 để đo và cung cấp phép đo tương đối về mức độ phun trào núi lửa.
Dựa theo mức độ chỉ số thì tất cả các sự kiện phun trào thì chỉ số tiêu chuẩn đo lường là từ 0 đến 9. Sự phun trào đạt chỉ số từ 0 đến 2 thường diễn ra hàng ngày hoặc hàng tuần.
Phun trào đạt chỉ số VEI 3 được xếp loại mạnh và sự phun trào có thể hóng ra một cột khí và tro bụi cao trên 15 kilomét lên không trung, sự kiện này xảy ra hàng năm.
Phun trào xếp hạng VEI 4 và 5 xảy ra cách nhau hàng thập kỷ hoặc thế kỷ. Sức công phá của chúng có thể gây ảnh hưởng đến độ cao 25km trên không trung hoặc hơn thế.
Mức VEI 6 và 7 được đặt tên lần lượt là “khổng lồ” và “siêu khổng lồ”, những ngọn núi lửa như vậy không tồn tại nhiều.
Nhưng chúng giống như một quả bom khủng khiếp gây ra hiện tượng sóng thần hay đá nhiệt độ cao văng ra xa hàng trăm dặm, tạo ra lượng tro lớn bao trùm cả một vùng trời.
Một ví dụ điển hình chính vụ phun trào của núi lửa Krakatoa ở Sunda Strait gây ra hàng loạt tiếng nổ và những đợt sóng thần dữ dội làm khoảng 36.000 người thiệt mạng, trận phun trào này được xếp hạng 6.
Cấp độ 8 – phun trào siêu cường, được tính toán là mạnh gấp 100 lần so với vụ phun trào Krakatoa và có thể tạo ra miệng núi rộng bằng một quốc gia nhỏ.
May mắn là những đợt phun trào cấp VEI 8 không xảy ra trong lịch sử loài người mà thay vào đó, chúng đã diễn ra ở nhiều nơi khác trên địa cầu như ở Yellowstone (6.400.000 năm trước CN), Toba (74.000 năm trước CN) và ở hồ Taupo 25.000 năm trước CN.
6, Phân loại núi lửa
Hầu hết mọi người đều cho rằng chúng chỉ là những ngọn núi phun mắc-ma. Tuy nhiên, thực tế có đến 3 loại núi lửa riêng biệt (Núi lửa đang hoạt động, núi lửa đang hồi dung nham và núi lửa đã không hoạt động nữa).
Và còn một kiểu đặc biệt khác thường được xem như là loại thứ 4. Loại thứ nhất: Gò hình nón, chúng là những ngọn núi rỗng có đỉnh mở ra và có một hồ dung nham phía trong.
Loại thứ hai: Núi lửa hỗn hợp là những một núi lửa cao hình nón, gồm có nhiều lớp dung nham, tro và bụi, trong suốt quá trình phun trào, chúng có thể tạo ra vụ nổ khổng lồ xuyên qua không trung.
Loại thứ 3: Núi lửa hình khiên, được tìm thấy nhiều nhất ở Hawaii, chúng có sườn phẳng và độ dốc thấp, bên trong núi lửa hình khiên là hỗn hợp của nhiều dòng chảy dung nham khác nhau có độ nhớt thấp.
Loại thứ 4: không phải lúc nào cũng được xem như là một núi lửa, đó là một hiện tượng đặc biệt được gọi là Vòm đá dung nham.
Những vòm đá này là nơi tập trung của rất nhiều dòng nham thạch đặc, trong quá trình phun trào, chúng bị kẹt lại tại các thung lũng hoặc miệng núi lửa và không thể chảy đi xa hơn.
Chúng tập trung lại và nguội dần. Cho dù có vẻ như là vô hại nhưng sự hình thành vòm đá dung nham đôi khi đi kèm với những đợt phun trào rất khủng khiếp.
5, Núi Kawah Ijen
Ijen là một núi lửa hỗn hợp vẫn còn hoạt động ở phía đông đảo Java. Nhờ các hoạt động của núi lửa xảy ra ở vị trí rất cao, đây là nơi tập trung một lượng cực kỳ lớn chất lưu huỳnh.
Nhờ đó người dân vùng này có một nguồn thu nhập ổn định nhờ vào việc khai thác lưu huỳnh. Tuy nhiên, nó cũng hình thành nên một trong những hồ nước khủng khiếp nhất thế giới.
Miệng núi lửa bị lấp bởi một loại nước được gọi là Kawah Ljen, và nó chính là hồ Axit lớn nhất thế giới. Làm hồ bị nhiễm lưu huỳnh nặng, biến nó thành một cái hồ tử thần đầy axit sunfuaric.
Lượng pH trong hồ chỉ là 0,5. Cái hồ này có thể “ăn” bất cứ thứ gì kể cả kim loại. Khói bốc lên từ hồ cực kỳ độc có thể gây chết người, ngay cả khi bạn đeo mặt nạ thì thở cũng vẫn là một việc khó khăn.
Chính vì đặc trưng của hồ nên nếu có sự phun trào từ núi lửa Ljen thì sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Không chỉ bởi vì chúng sẽ tạo nên cơn mưa axit đậm đặc khổng lồ, mà hồ axit này còn có thể tạo ra Lahars, 1 loài dòng bùn/ lở đất núi lửa cực kỳ nguy hiểm với cuộc sống người dân tại Java.
4, Núi lửa Paricutin
Năm 1943, một người nông dân đã bất ngờ nghe thấy những tiếng ồn rất lạ và phát hiện thấy một vết nứt dài ngay trên nông trại nhà mình.
Ngay sau đó, tiếng động ngày càng lớn, vết nứt tiếp tục mở rộng, chỉ trong vài giờ, mặt đất bắt đầu dâng lên và Ngọn núi lửa này thật sự đã hình thành qua một đêm.
Ban đầu nó chỉ cao 1,8m nhưng sau đó núi lửa Paricutin đã phát triển nhanh chóng. Trong vòng 24h tiếp theo, nó cao lên 50m và sau 6 ngày ngọn núi đã cao lên gấp đôi.
Suốt quá trình đó đều có dung nham chảy ra. Cho dù ngọn núi lúc đầu tương đối nhỏ nhưng những khu vực xung quanh nó, bao gồm cả thị trấn San Juan dần dần bị cháy rụi bởi dòng dung nham và buộc người dân phải sơ tán.
9 năm sau đó, Paricutin tiếp tục các đợt phun trào. Trước khi nó ngưng hoạt động từ năm 1952 đến nay, Paricutin đã mở rộng 25.9km2 và đạt độ cao 424m.
3, Núi lửa Mauka Kea và Mauna Loa
Ngọn núi Mauna Kea cao 4205m trên mực nước biển. Tuy nhiên, nếu được đo từ đáy biển, Mauna Kea đạt độ cao 9000m, điều này khiến nó dễ dàng trở thành ngọn núi lửa cao nhất thế giới vượt qua cả đỉnh Everest (8848m).
Cho dù không còn hoạt động trong vòng 4000 đến 6000 năm qua nhưng Mauna Kea vẫn rất tráng lệ và được yêu thích bởi vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ của nó và cả khu nghỉ dưỡng cực kỳ nổi tiếng nơi đây.
Mauna Loa, ngự trị trên một hòn đảo khác và vẫn còn hoạt động. Mặc dù nó chỉ cao 4170m nhưng độ cao thật sự của nó đo từ đáy biển cũng xấp xỉ bằng ngọn Mauna Kea.
Tuy nhiên thể tích của nó lại lớn hơn rất nhiều và chiếm một nửa diện tích của Hawaii, đạt chiều dài 96,5 km và rộng 48km. Mauna Loa đã phun trào 39 lần, lần cuối cùng xảy ra vào năm 1984 và ngày nay, ngọn núi đang có dấu hiệu thức giấc trở lại.
2, Núi lửa bùn Gwadar
Vào ngày 24/09/2013, một trận động đất mạnh 7.7 độ Richter đã xảy ra ở đáy biển gần Pakistan. Một vài ngày sau, có một đảo mới được hình thành ngay trên biển.
Một hòn đảo hình Oval rộng 91m2 đột nhiên xuất hiện nhưng đó chưa phải tất cả, hòn đảo này còn thải ra khí gas dễ cháy, tạo nên một vụ nổ cực kỳ nguy hiểm.
Nguyên nhân của sự kiện này do sự xuất hiện bất ngờ của một núi lửa bùn, 1 loại núi lửa phun trào ra bùn nhiệt độ cao thay vì dung nham như bình thường.
Khi ngọn núi này hoạt động ở đáy đại dương, lượng bùn sẽ nhanh chóng bị làm nguội bởi nước biển và hình thành nên một hòn đảo.
1, Ảnh hưởng của núi lửa đến khí hậu
Những ảnh hưởng ngắn của núi lửa gây ra như: bão lửa, những dòng sông mắc-ma... Trên thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng các quá trình tự nhiên như núi lửa phun trào hoàn toàn có thể dẫn đến tác động của việc biến đổi khí hậu.
Có 3 kiểu biến đổi khí hậu chủ yếu: Sự biến đổi tầng Ozone, hiệu ứng nhà kính và hiện tượng mờ đi toàn cầu (sự gia tăng các hạt nhỏ trong không khí như tro và bụi che mờ ánh sang, làm giảm nhiệt độ toàn cầu).
Hoạt động núi lửa có nhiều khả năng góp phần gây ra các biến đổi trên: Phun trào thải ra axit phá hủy tầng Ozone, cùng với đó một lượng lớn Carbon Dioxide – khí gây đóng góp gây nên hiệu ứng nhà kính, và bụi.

Bởi vì một số lượng lớn tro bụi bị thải ra trong các đợt phun trào, điều này góp phần đáng kể gây nên hiện tượng mờ đi toàn cầu. Kỳ lạ thay, điều này có nghĩa là những vụ phun trào núi lửa khổng lồ thực sự sẽ làm giảm nhiệt độ trái đất thay vì tăng lên
Theo Trí Thức Trẻ

Tên của nóc nhà thế giới được đặt theo nhà trắc địa học George Everest, người chưa từng đặt chân đến đây và độ cao của nó được xác định bằng các phép toán.

Đỉnh Everest có độ cao 8.848 m, gấp hơn 10 lần tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa (829 m). Chiều cao này bị giảm do các trận động đất như ở Nepal tháng 4 vừa qua.
Những điều thú vị về đỉnh Everest
Đỉnh núi được đặt là Everest vào năm 1856, theo tên một nhà trắc địa học George Everest, người thậm chí chưa từng đặt chân tới nóc nhà thế giới.
Radhanath Sikdar, nhà toán học người Ấn Độ, là người đầu tiên xác định độ cao của đỉnh Everest bằng các phép toán. Con số đầu tiên ông đưa ra là8.839 m, sau đó Sikdar điều chỉnh lại thành 8.849 m.
Phật tử treo những lá cờ tưởng niệm các linh hồn lưu lại trên đường lên đỉnh Everest. Theo các số liệu thống kê đến giữa năm 2011, có hơn 200 thi thể lưu lại trên đường tới đỉnh Everest, và những nhà leo núi coi đây là những cột mốc để ước lượng khoảng cách tới đỉnh núi. Ảnh: CBC
Phật tử treo những lá cờ tưởng niệm các linh hồn lưu lại trên đường lên đỉnh Everest. Theo các số liệu thống kê đến giữa năm 2011, có hơn 200 thi thể lưu lại trên đường tới đỉnh Everest, và những nhà leo núi coi đây là những cột mốc để ước lượng khoảng cách tới đỉnh núi. Ảnh: CBC
1974 là năm duy nhất không có nhà leo núi nào tham gia chinh phục Everest.
Reinhold Messner là người đầu tiên leo Everest mà không cần dùng tới bình dưỡng khí vào năm 1978, cùng bạn đồng hành Peter Habeler.
Vào năm 1990, Edmund Hillary và Peter Hillary là hai cha con đầu tiên chinh phục đỉnh núi này.
Davorin Karnicar là người từng trượt tuyết từ trên đỉnh núi xuống khu cắm trại Base Camp thuộc mạn phía nam của dãy Himalaya.
Thảm họa bão tuyết trên đỉnh Everest đã cướp đi sinh mạng của 15 ngườitrong mùa leo núi năm 1996, một trong những năm đen tối nhất của lịch sử chinh phục nóc nhà thế giới.
Người lớn tuổi nhất từng leo lên đỉnh núi là ông Yuichiro Miura đến từ Nhật Bản. Ông chinh phục đỉnh Everest vào năm 2010 khi 80 tuổi.
Ngày 23/5, ông Yuichiro Miura, 80 tuổi, công dân Nhật Bản, đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới chinh phục đỉnh Everest.
Ngày 23/5, ông Yuichiro Miura, 80 tuổi, công dân Nhật Bản, đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới chinh phục đỉnh Everest.
Cậu bé nhỏ tuổi nhất từng tham gia chuyến hành trình lên đỉnh Everest là Jordan Romero, người Mỹ. Cậu bé chỉ mới 13 tuổi khi thực hiện chuyến đi của mình vào năm 2010.
Moni Mule Pati và Pem Dorjee Sherpa là một cặp vợ chồng người Nepal tổ chức đám cưới trên đỉnh Everest vào năm 2004.
Theo VNE

Hẳn bạn sẽ phải ngạc nhiên với những cảnh quan sau đây như được bước ra từ thế giới cổ tích.

Hẳn không ít người trong chúng ta thuở bé cảm thấy vô cùng thích thú với cảnh quan huyền ảo trong truyện cổ tích như núi chocalate, hồ sữa, dòng suối mật ong...
Những tưởng những khung cảnh đó đều là hư cấu, tuy nhiên bạn có biết rằng trên thế giới tồn tại những địa danh tự nhiên sở hữu vẻ ngoài như được tạo ra từ cổ tích .
Vậy còn chần chừ gì mà không ghé thăm 5 cảnh quan tự nhiên mang nét đẹp “nửa hư nửa thực” vô cùng ảo diệu dưới đây.
1. “Thác lửa” tại Vườn quốc gia Yosemite, Hoa Kỳ
Được phát hiện vào năm 1851, cho đến nay có thể nói “thác lửa” là một trong những cảnh quan thiên nhiên ấn tượng nhất với du khách khi đến Vườn quốc gia Yosemite thuộc bang California, Hoa Kỳ.
Theo đó, dòng nước đổ xuống từ độ cao trên 480m tại phía sườn Đông của El Capitan - ngọn núi đá granit khổng lồ. Phần lớn thời gian trong năm, bề ngoài “thác lửa” không có gì đặc biệt so với các ngọn thác bình thường khác.
Tuy nhiên , vào khoảng giữa đến cuối tháng 2, trong điều kiện thời tiết vừa phải, toàn bộ ngọn thác sẽ trở nên "rực lửa" một cách bí ẩn, tạo nên một cảnh tượng vô cùng ngoạn mục.
Đây là ngọn thác chảy theo mùa, thường là vào Đông và đầu Xuân với nguồn nước được cung cấp từ băng tuyết tan chảy.
Các chuyên gia lý giải, màu sắc kỳ lạ của ngọn thác này là do tia nắng Mặt trời bị giữ lại trong dòng nước.
Cụ thể, khi ánh Mặt trời chiếu vào nước ở một góc đủ nhỏ, các tia sáng sẽ không thoát ra được do hiện tượng phản xạ toàn phần, khiến toàn bộ ngọn thác mang theo một ánh sáng vàng rực rỡ như đang "đổ lửa".
Theo các chuyên gia, để hình thành cảnh tượng huyền ảo như vậy đòi hỏi phải có sự kết hợp tinh tế của nhiều yếu tố. Đầu tiên và quan trọng nhất là phải có dòng nước chảy, do nguồn cung cấp nước từ băng tan nên hầu hết thời gian trong năm thác ở trạng thái khô cạn.
Vào mùa thu, dù ánh sáng Mặt trời chiếu vào thác cùng một góc như vào tháng Hai, nhưng do không có nước nên không thể có hiện tượng "thác lửa" xảy ra.
Tiếp đến, là bầu trời phía Tây phải thoáng đãng vào lúc hoàng hôn, không bị mây che phủ, mưa, hay tuyết rơi bởi có thể làm cản trở ánh sáng. Và cuối cùng, tia sáng Mặt trời chiếu đến thác phải đạt được một góc nghiêng thích hợp.
2. Băng xanh tại hồ Baikal, Nga
Nằm tại vùng Siberi thuộc Nga, Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, lưu trữ tới 20% lượng nước ngọt không bị đóng băng trên bề mặt hành tinh.
Hồ Baikal đã có mặt trên Trái đất từ 25 triệu năm trước và được xem là hồ nước cổ xưa nhất. Nơi đây là môi trường sinh sống của hơn 2.000 loài động thực vật, trong đó có 1.600 loài đặc hữu không thể tìm thấy ở nơi nào khác.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của hồ Baikal là lượng nước trong hồ rất sạch, thậm chí có thể dùng uống trực tiếp. Chính nhờ sự trong sạch gần như tuyệt đối này nên nước hồ đóng băng trong mùa đông có màu ngọc lam tuyệt đẹp.
Bên cạnh đó, các khối băng tại đây cũng có rất nhiều hình thù kì dị, tạo nên một khung cảnh vô cùng kỳ vĩ mỗi khi mùa đông tới.
Các chuyên gia lý giải rằng do nhiệt độ cực lạnh ở đây, có thể xuống đến -38 độ C, kết hợp cùng sức gió mạnh mẽ đã làm đóng băng khi đang di chuyển. Chiều cao của các khối băng có thể lên tới 15m.
Cùng với đó, lượng nước vốn đã rất tinh khiết tại hồ Baikal khi đóng băng sẽ có ít tạp chất lẫn vào, đồng nghĩa với việc anh sáng Mặt trời có thể xuyên sâu vào băng hơn.
Lúc này băng đóng vai trò như màng lọc, sẽ hấp thụ ánh sáng vàng và đỏ, phản xạ lại ánh sáng xanh dương để tạo thành màu ngọc lam huyền ảo mà chúng ta nhìn thấy.
3. Rừng đá tại Madagascar
Phía Tây Madagascar có một khu “rừng đá” khổng lồ mang tên Grand Tsingy, với hình hài giống y như những khu rừng bị phù phép trong truyện cổ tích. Khu rừng là nơi tập hợp của hàng trăm tảng đá hình dạng thẳng đứng và có rìa sắc như dao cạo.
Rừng đá Grand Tsingy trải rộng trên diện tích khoảng 596km vuông. Các chuyên gia cho rằng, những khối đá tại đây là đá vôi, bị bảo mòn bởi các cơn mưa nhiệt đới mang axit.
Các tảng đá mỏng dần, kết hợp với gió đã tạo ra các cạnh sắc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có lời giải chính thức về điều gì đã làm nên "khu rừng" độc đáo này.
Với địa hình toàn đá sắc nhọn, hẳn ít ai nghĩ sự sống có thể phát triển phong phú tại nơi đây. Tuy nhiên, Grand Tsingy có một số lượng phong phú các loài động vật như cầy mangut, dơi, 45 loài bò sát và hơn 100 loài chim.
Ngoài ra, khu rừng đặc biệt này còn là nơi cư ngụ của 11 loài vượn cáo - sinh vật đặc hữu chỉ có tại Madagascar. Chúng là những bậc thầy trong việc di chuyển trên các mép đá mà vốn đủ độ sắc nhọn để có thể cắt đứt thịt một cách dễ dàng.
4. Những ngọn đồi chocolate tại Bohol, Philippines
Dù có cái tên mỹ miều - những ngọn đồi chocolate - nhưng tất nhiên đây những ngọn đồi này không làm từ chocolate thực đâu. Thực chất đây là một tập hợp các ngọn đồi có hình dáng và màu sắc đặc biệt tại đảo Bohol thuộc Philippines.
Khu vực này gồm ít nhất 1.260 ngọn đồi có hình nón hoàn hảo và đồng đều về kích thước, trải rộng trên diện tích hơn 50km vuông.
Những ngọn đồi được bao phủ bởi lớp cỏ xanh và sẽ chuyển thành màu nâu khi đến mùa khô, khiến nhiều người liên tưởng đến các thỏi chocolate.
Đây là một trong những địa điểm thu hút du lịch nổi tiếng của Philippines và của tỉnh đảo Bohol. Thậm chí, người dân nơi đây đã đưa hình ảnh ngọn đồi vào trong lá cờ và con dấu của tỉnh.
Ngoài ra, quần thể đồi còn nằm trong danh sách các điểm đến du lịch của Tổng cục Du lịch Philippines, được công bố là Tượng đài địa chất đứng thứ ba của quốc gia. "Đồi chocolate" còn được đề cử vào danh sách các Di sản thế giới của UNESCO.
5. "Hồ sữa dâu" tại Senegal
“Hồ sữa dâu” có tên gọi chính thức là hồ Retba, nằm ở phía Bắc của bán đảo Cap-Vert thuộc Senegal. Đây là một hồ nước mặn, với nồng độ muối tại một số điểm có thể lên tới 40%.
Hồ nước trước đây thực chất là một phần của Đại Tây Dương nhưng nay đã bị tách ra bởi một dãi cồn cát hẹp.
Điều khiến hồ trở nên đặc biệt là màu nước "không đụng hàng" trên thế giới - màu hồng. Màu hồng của nước trong hồ được tạo ra do sự hiện diện của loài tảo Dunaliella salina vốn thích sống ở những nơi có nồng độ muối cao. Loài tảo này có sắc tố màu đỏ, nhằm hỗ trợ cho việc hấp thu ánh sáng dùng trong quang hợp.
Trong mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 6, ta có thể nhìn thấy rõ màu hồng của nước hồ do nồng độ tảo lúc đó đậm đặc. Nhưng ngược lại, từ tháng 7 - tháng 10, ta khó có thể thấy màu hồng của hồ do nồng độ tảo đã dần loãng đi.
Do những đặc tính độc đáo của mình, “hồ sữa dâu” là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Senegal
Với nồng độ muối cao, bạn có thể dễ dàng nằm nổi trên mặt nước như ở Biển Chết mà không phải e ngại điều gì. Đồng thời, lượng muối lớn trong hồ hiện nay còn đang được khai thác để xuất khẩu trên khắp Tây Phi.
Theo Kênh 14

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.