banner

Không biết từ bao giờ, 2 từ "chán đời" lại trở thành câu cửa miệng của nhiều người. Vậy làm thế nào để thoát khỏi cảm giác tồi tệ này?

Đôi khi bạn cảm thấy chán nản, chẳng thích gì, chẳng muốn làm gì. Có thể chỉ đơn giản là bạn đang chán và muốn làm gì đó nhưng lại không biết phải làm gì, tệ hơn cả là chẳng biết mình thích gì, vô cảm với mọi thứ… Điều này rất nguy hiểm, nó là tiền đề của cảm giác chán đời, bất cần đời, và dẫn đến sự buông thả, sa sút… Sau đây là một số cách có thể giúp bạn thoát khỏi tâm trạng tiêu cực đó.
Đi dạo, thả lỏng tâm trạng của mình
Một buổi chiều đi bộ dạo quanh công viên hoặc xung quanh nơi bạn sống.. Biết đâu được trong quá trình đi dạo, những hình ảnh của cụ già lụm rác ở công viên sẽ tác động đến suy nghĩ của bạn, giúp bạn có cái nhìn thoáng hơn thì sao. Bạn sẽ thấy, ngoài kia còn có rất nhiều người vất vả, cực khổ hơn bạn nhiều. Bạn "được" như bây giờ, đã là một đặc ân tuyệt vời, và bạn sẽ thấy tinh thần mình trở nên tươi đẹp hơn hẳn đây. Có thể nói đi dạo là một bài tập giúp nâng cao thể chất và còn là cách để bạn thanh tẩy tâm trí cũng như là phổi của mình.
Làm một việc ý nghĩa
Chán đời  nên làm gì, dĩ nhiên là bạn nên thử làm một việc tốt chẳng hạn. Hãy thử nghĩ mà xem, bạn sẽ dễ dàng lâm vào trạng thái tự kỉ khi cứ giữ trong đầu cái suy nghĩ ấu trĩ “họ thật may mắn, còn mình thì không, mình đang phải sống khổ sở từng ngày”  thì chắc chắn bạn sẽ không tài nào thoát khỏi tâm trạng chán đời, rầu rĩ đó được. Tại sao không, tại sao không thử mở lòng mình, thử làm một việc tốt nào đó như giúp đỡ một người kém may mắn hơn mình chẳng hạn, hành động đó sẽ giúp cho tâm trạng bạn vui lên nhiều đấy.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Hãy giãi bày cảm xúc
Những cảm xúc tiêu cực có xu hướng tích lũy trong chính tâm hồn của chúng ta và làm cho mình cảm thấy chán nản, ngột ngạt. Điều quan trọng là phải tìm cách để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực tại thời điểm đó. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất chính là nói ra hết mọi thứ. Bạn có thể chia sẻ mọi chuyện với những người thân. Khi nói ra hết vấn đề, bạn đã giải phóng phần nào những áp lực và gánh nặng trên vai. Hơn nữa, biết đâu như vậy bạn sẽ nhận được những lời khuyên quý giá từ những người bạn yêu mến.
Tuy nhiên, không có nghĩ là bạn sẽ kể về nỗi buồn của mình với tất cả những người có liên quan đến bạn. Bởi lẽ những người không hiểu chuyện, không những không giúp gì cho bạn mà còn đưa ra những lời khuyên linhtinh khiến bạn càng thêm mệt mỏi mà thôi. Hoặc giả, bạn kém may mắn, khi nói với một người cũng đang giống bạn, bạn sẽ thấy cuộc đời này ngày càng u tối hơn. Chính vì thế, hãy tìm những người thật sự hiểu mình thôi nhé.
Tiếp tục làm việc
Thời điểm khó khăn không phải là lúc để chúng ta chùn bước hay rơi vào vòng luẩn quẩn mà không biết phải làm gì. Hãy nhớ rằng cuộc sống luôn chuyển động. Vì thế đừng từ bỏ lịch trình của chính mình, hãy duy trì tập thể dục thường xuyên và đặt ra mục tiêu mới mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn tăng năng suất làm việc, đồng thời xóa những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí bạn.
Thực tế, những người bận rộn và thành công có xu hướng tập trung cho tương lai nhiều hơn là nghĩ về những gì đã qua. Nếu làm theo cách này, chắc chắn bạn sẽ tránh được chứng trầm cảm và nhanh chóng đạt được những mục tiêu tốt đẹp.
Nghĩ về tương lai
Thử tưởng tượng ra viễn cảnh của bạn trong tương lai, đó có thể là những gì bạn mong muốn hay quan ngại. Lúc đó bạn như thế nào? Khỏe mạnh hay yếu đuối? Hình dáng của bạn sẽ ra sao? Công ăn việc làm thế nào? Gia đình,người thân và những người bạn quen biết thì sao? Thử lý giải cho những tưởng tượng của bạn. Ví dụ nếu bạn tưởng tượng sau này mình làm nghề gì, chức vụ nào thì hãy tự hỏi làm sao để đạt được điều đó, nó đòi hỏi những gì, bạn đã có hay chưa có những nền tảng gì để thực hiện nó… hoặc nếu bạn tưởng tượng sau này mình… thất nghiệp thì hãy tự hỏi tại sao, nguyên nhân nào và phải làm sao để ko bị như vậy… Khi bạn có cái nhìn bao quát hơn về tương lai, bạn sẽ phần nào thấy rõ hơn mục tiêu và trách nhiệm của mình, nhanh chóng thoát khỏi vũng lầy chán nản mà bạn đang mắc phải để đi tiếp chặng đường.
Nhớ về quá khứ
Chẳng ai có tương lai mà ko hề có quá khứ. Dù đã qua nhưng quá khứ là nền tảng cho hiện tại và hiện tại lại là nền tảng cho tương lai. Dĩ nhiên, chẳng ai có quá khứ hoàn vui hay hoàn toàn buồn. Và dù cho đó là vui hay buồn thì bạn hãy ngẫm nghĩ về nó, nhớ lại xem mình đã trải qua như thế nào. Những kỉ niệm vui sẽ giúp bạn tìm lại niềm vui và tiếp thêm sinh lực cuộc sống. Những kỉ niệm buồn sẽ giúp bạn nhớ cách phải vượt qua như thế nào. Trừ khi quá khứ của bạn có những điều khủng khiếp mà bạn ko muốn nhớ tới, nếu ko, hãy nghĩ về quá khứ với sự trân trọng và nâng niu như những trang sách hay đã khép lại. Bạn đã sống, đã tồn tại trong khoảng thời gian đó như một sự kỳ diệu của tạo hóa. Và bây giờ, trong hiện tại và trong một tương lai nhất định, bạn vẫn sống. Bạn cần phải viết tiếp những trang đời của mình để đó sẽ là một quyển sách hay và bổ ích.
Trải nghiệm để trưởng thành hơn
Mỗi kinh nghiệm là một giá trị giúp ta trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bram Stoker từng nói: "Chúng ta học được từ thất bại, không phải từ thành công". Hãy để những thất bại của hôm nay làm kinh nghiệm quý giá cho ngày mai. Thất bại có một "ưu điểm" là làm cho ta trở nên hoàn thiện và trưởng thành hơn để đối phó với mọi vấn đề trong cuộc sống.
Theo Phunutoday
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.