banner

Cơn đau khiến chúng ta hạn chế sự di chuyển của cơ bắp bị tổn thương trong thời gian chờ đợi chúng phục hồi.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là một hoạt động cực kì tốt cho sức khỏe mỗi người. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta không thể duy trì việc tập luyện thường xuyên. Quãng thời gian gián đoạn khiến bạn phải đối mặt với ngày tập đầu tiên trở lại và sau đó là một cơn đau cơ bắp dai dẳng. Vậy cơn đau này thực sự đến từ đâu?
Đau nhức cơ bắp là điều hết sức bình thường sau ngày tập đầu tiên
Đau nhức cơ bắp là điều hết sức bình thường sau ngày tập đầu tiên

Các nhà khoa học đã đặt một cái tên riêng cho cơn đau này. Họ gọi nó là “Delayed onset muscle soreness – DOMS”, tạm dịch là đau nhức cơ bắp bị trì hoãn khởi phát. Cơn đau sẽ bắt đầu phát triển trong khoảng thời gian vài giờ sau lần luyện tập đầu tiên và nó có thể trầm trọng éo dài đến vài ngày.
Các loại bài tập thường gây ra DOMS là những bài tập mà khi thực hiện, chúng ta phải co thắt cơ bắp liên tục. Ví dụ, một bài tập nâng tạ thường xuyên gây DOMS cho bó cơ ngực và bắp tay hay đơn giản là những bài tập lên xuống cầu thang hay mái dốc cũng có thể gây DOMS cho cơ đùi trước.
 Bài tập co thắt cơ gây ra DOMS
Bài tập co thắt cơ gây ra DOMS

Trên thực tế, DOMS được coi là một dạng tổn thương cơ bắp, nó khiến chức năng cơ bắp giảm. Trong một số trường hợp, khi các protein cơ bắp tăng lên trong máu, nó có thể gây tổn thương màng huyết tương. Tuy nhiên, chỉ có ít hơn 1% người tập luyện bị tổn thương những sợi cơ. Chúng dường như vẫn có thể chịu đựng được với DOMS.
Điều này cho thấy rằng mặc dù DOMS gây ra bởi hoạt động cơ bắp nhưng chính các cấu trúc khác mới bị ảnh hưởng nhiều hơn như cân mạc (vỏ mô xung quanh cơ) và các mô liên kết. Các nhà nghiên cứu đã công bố một thực nghiệm để chứng minh điều này. Họ thăm dò cơ bắp của các tình nguyện viên trong cơn đau DOMS với một cây kim châm cứu.
Kết quả chỉ ra rằng cơn đau DOMS thực sự đến từ sự tăng nhạy cảm của cân mạc chứ không phải là các sợi cơ bắp. Vấn đề là nguyên nhân tại sao DOMS lại gây ảnh hưởng lên các mô liên kết xung quanh nhiều hơn là các sợi cơ.
Các nhà nghiên cứu nói rằng có thể các sợi cơ có một sự đàn hồi tốt. Còn đối với cân mạc, khi chúng ta kéo dãn và co thắt cơ bắp liên tục, hoạt động này có thể tạo nên một lực cắt giữa chúng và các sợi cơ. Kết quả, cấu trúc liên kết giữa cân mạc và sợi cơ bị phá vỡ gây viêm.
Để giải thích cho câu hỏi tại sao DOMS lại đến chậm trễ và tồi tệ trong nhiều ngày sau chứ không phải một cơn đau ngay lập tức, các nhà nghiên cứu nói rằng cần thời gian để viêm phát triển sau những vi chấn thương. Tuy nhiên, điều này vẫn còn ẩn chứa nhiều điều bí mật và đó cũng chỉ là một suy đoán.
 Cấu trúc bên trong của cơ bắp
Cấu trúc bên trong của cơ bắp

Trên thực tế, cơ thể chúng ta là một cỗ máy kì diệu của tạo hóa và nó có khả năng tự cân bằng. Những cơn đau DOMS thực chất là một thông điệp của cơ thể cảnh báo chúng ta sự mất cân bằng đó. Nó khiến chúng ta hạn chế sự di chuyển của cơ bắp bị tổn thương trong thời gian chờ đợi chúng phục hồi.
Nhiều người và ngay cả các huấn luyện viên quan niệm rằng cơn đau DOMS này khiến cơ bắp lớn hơn và mạnh mẽ hơn. Thực chất cho đến nay, chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh được điều này là đúng. Các cơ bắp trở nên lớn hơn và tăng sức mạnh trong quá trình luyện tập thường xuyên chứ không liên quan đến những tổn thương này.
Vậy nên, khi huấn luyện viên nói với bạn rằng “ no pain no gain” dường như nó không thực sự đúng. Tuy nhiên, ở một mặt khác, bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn trong cơn đau DOMS khi biết rằng đó là một tín hiệu hữu ích từ cơ thể. Và quan trọng hơn cả hãy giữ cường độ và một chế độ tập luyện thường xuyên. Điều này khiến những cơn đau DOMS không thể làm phiền bạn và hơn hết là một thể chất tuyệt vời mà bạn sẽ có được sau đó.
Theo Iflscience
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.