banner

Cái chết nhiều uẩn khúc của Bao Công cho đến nay vẫn khiến hậu thế hoài nghi. Liệu đây có phải là một vụ thanh trừng nội bộ hay trả thù chính trị?

Những bí ẩn được hé lộ từ hai ngôi mộ hợp táng

Bao Chửng (thường gọi là Bao Công), tự là Hi Nhân, quê ở Lư Châu (nay thuộc An Huy – Trung Quốc).

Ông được mệnh danh là “thiết diện phán quan” thời Bắc Tống, cũng là một trong những vị “thần thám” nổi danh trong lịch sử Trung Quốc.

Mộ táng của Bao Chửng được phát hiện tại ngoại ô phía đông thành phố Hợp Phì (An Huy – Trung Quốc). Ngôi mộ đã hé mở nhiều bí mật về vị quan nổi tiếng này, đặc biệt là cái chết đầy bí ẩn của ông.

Văn bia trong mộ chí có ghi: “Tháng 5 năm Gia Hữu thứ bảy (1062) đột ngột phát bệnh trong khi đang làm việc nên phải hồi phủ. Hoàng thượng ban cho thuốc quý, đến ngày Tân Mùi thì không dậy được nữa.”

Các nguồn sử liệu cũng ghi lại: Từ khi Bao Công mắc bệnh cho tới lúc qua đời, vẻn vẹn chỉ có 13 ngày. Trong khoảng thời gian này, ông hoàn toàn điều trị bằng “thuốc quý Hoàng thượng ban cho”.

Sinh thời, Bao Công được mệnh danh là Bao Thanh Thiên, “thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình”. Vì lẽ đó mà trong cuộc đời làm quan, ông đã từng chém đầu nhiều tham quan, hoàng thân quốc thích phạm tội…

Có lẽ vì thế, cái chết có nhiều uẩn khúc của Bao Thanh Thiên cho đến nay vẫn khiến hậu thế phải hoài nghi, liệu đây có phải là một vụ “thanh trừng” nội bộ hay trả thù chính trị?



Phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường trong di cốt

Thời gian gần đây, phòng Nghiên cứu Năng lượng vật lý cao thuộc viện Khoa học Trung Quốc đã phối hợp cùng bảo tàng An Huy để tiến hành nghiên cứu di cốt Bao Thanh Thiên nhằm tìm ra lời giải về cái chết bất ngờ của ông.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong xương của Bao Công ngoài hàm lượng thạch tín và chì thấp hơn bình thường, hàm lượng thủy ngân lại cao một cách bất thường.

Thạch tín, chu sa (chứa thủy ngân) được coi là những loại “kịch độc” thường được sử dụng ở Trung Quốc thời xưa. Cả hai loại độc dược này đều được tìm thấy trong di cốt của Bao Công.
Từ hàm lượng thạch tín thấp được phát hiện trong xương của Bao Chửng có thể loại trừ khả năng ông sử sử dụng thạch tín như một loại thuốc trước khi qua đời.

Trước đây, trong thời kỳ cổ đại, dù là chất “kịch độc” không mùi không vị khét tiếng trong lịch sử, nhưng thạch tín vẫn được dùng trong đông y như một loại thuốc để chữa bệnh.

Lý giải về việc trong di cốt phát hiện hàm lượng lớn thủy ngân, các nhà nghiên cứu đặt ra hai giả thuyết:

Thứ nhất: chu sa (chứa thủy ngân) có thể đã được dùng trong quan tài như một loại chất để lưu giữ thi thể. Rất có khả năng ở thời Bắc Tống, người ta đã sử dụng chu sa để “ướp xác”, vì thủy ngân có thể chống khuẩn và làm chậm quá trình ăn mòn xương.

Khả năng thứ hai là trước khi qua đời, Bao Chửng đã bị đầu độc bởi một hàm lượng lớn thuốc và đồ ăn có chứa thành phần cực độc này.

Kết quả kiểm tra phóng xạ cũng cho thấy: khả năng Bao Công dùng thạch tín để chữa bệnh trước khi qua đời có thể loại bỏ, song không thể loại trừ khả năng ông đã bị “đầu độc” bởi một hàm lượng nhỏ thủy ngân trong thức ăn và thuốc uống.

Tuy nhiên văn bia trong mộ chí lại ghi rõ trong 13 ngày lâm bệnh, Bao Chửng chỉ dùng “thuốc tốt do Hoàng thượng ban cho”.

Như vậy, nếu giả thuyết trên là thật, cái chết của Bao Công rất có thể là một cuộc thanh trừng nội bộ trong triều đình Bắc Tống, hoặc là một cuộc trả thù từ gia đình của một trong những tội nhân đã bị ông xử tử.



Đương thời, Bao Công từng xử tử đến hơn 30 trọng thần, hoàng thân quốc thích, có thể điều này có liên quan đến cái chết chóng vánh, chưa đầy hai tuần của ông.

“Bắc Tống sử” ghi chép: Năm Gia Hữu thứ sáu triều Bắc Tống (1061), Bao Chửng được phong là Xu mật Phó sử. Chức quan này có địa vị ngang hàng với Phó tể tướng, cũng là chức vị cao nhất ông từng đảm nhiệm.

Tháng 5 năm sau, Bao Chửng bị bệnh qua đời, “trong kinh thành từ quan đến dân, ai ai cũng đau buồn, tiếng thở dài từ phố lớn đến ngõ nhỏ đều nghe thấy”.

Sau khi qua đời, Bao Chửng được Nhân Tông truy phong là Lại bộ Thượng thư, còn được triều đình soạn thảo bộ “Tấu nghi” dài 15 tập để cáo tặng, sau này truyền lại cho hậu thế.

Cho tới ngày nay, việc Bao Thanh Thiên qua đời vì bệnh tật hay do hạ độc, vẫn còn là một bí ẩn chưa lời giải đáp.

 Theo Trí thức trẻ
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.