banner

Với nhiều tên gọi như bão, vòi rồng hay xoáy lốc, hiện tượng tự nhiên này được xem là một ‘kamikaze’( tiếng Nhật: gió của thần) đầy hiểm nguy nhưng cũng không kém phần thú vị.

10, Các cơn bão chứa một lượng lớn tuyết và băng
Các cơn bão thường hoạt động do nhiệt năng và những đám mây bão có thể dựng đứng hàng ki-lô-mét thẳng lên trời, xuyên qua cả tầng đối lưu (nơi phần lớn hiện tượng thời tiết của trái đất diễn ra).
Nhiệt độ ở trên đó thường khá lạnh, vào khoảng -51 độ C, vì vậy phần thân trên ẩm ướt của cơn bão sẽ biến chuyển sang trạng thái đầy tuyết và băng.
Nếu để ý khi có một cơn bão, bạn sẽ thấy bầu trời sẽ trở nên âm u ngay trước ngày bão đổ bộ. Sự âm u ấy xảy ra do các đám mây ti là một phần dòng chảy của bão, và chúng được tạo ra từ các tinh thể băng.
Thông thường, các đám mây ti ấy sẽ xuất hiện rất đẹp trên các bức hình chụp từ vệ tinh. Sau đó, phần lớnsẽ được làm đông ở trên tầng cao đều sẽ rơi khỏi các đám mây cao và tan chảy trở lại.
Tuy nhiên, một phần nhỏ trong chúng sẽ tiếp tục dịch chuyển theo chiều dọc lên trên. Nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng băng loại này sẽ được gán thẳng vào tầng đối lưu từ các cơn bão và có thể góp phần vào sự ấm lên toàn cầu.
9, Các cơn bão cũng hít thở và chớp mắt
Cơn bão thông thường sẽ “hít thở” trên bề mặt đại dương. Dòng chảy khí này sẽ chạy thẳng vào trung tâm bão nếu không có sự tác động của hiệu ứng Coriolis.
Đây là hiệu ứng cản khí ngược chiều kim đồng hồ tại phía Bắc và theo chiều kim đồng hồ tại phía Nam. Hiệu ứng Coriolis còn có tác dụng đẩy lùi dòng chảy khí không chạm tới tâm bão.
Vùng chính giữa mắt bão là nơi bình yên nhất của cơn bão. Dù vậy, điều này có thể thay đổi khá nhanh chóng.
Các cơn bão lớn thường có một vòng lặp tạo nên một bức tường mắt bão, và các mắt sẽ thường nhỏ dần trong quá trình này. Sau đó "nó nháy mắt" và mở trở lại khi một bức tường mắt mới được hình thành.
8, Các cơn bão góp mặt trên biểu đồ địa chấn
Nước có trọng lượng không nhỏ. Một cơn sóng biển bình thường có thể chứa rất nhiều nước và các cơn sóng to có thể đánh bật tất cả về độ lớn và trọng lượng.
Trong một cơn bão, các cơn sóng di chuyển rất nhanh với gia tốc lớn. Chúng sẽ đánh vào đất liền với một sức mạnh không tưởng, khiến cho mặt đất rung lên.
Các cơn sóng lớn còn có thể va vào nhau khi chưa chạm tới đất liền, tạo nên những sóng âm thanh ở tần số thấp. Các nhà khoa học đã để ý tới hiện tượng này và đặt tên cho chúng là sóng địa chấn từ các năm 1900, khi đó họ nghĩ đó chỉ là âm thanh nền.
Phải tới giữa thế kỉ 20 họ mới nhận ra rằng các cơn bão là lí do thực sự tạo nên các tín hiệu địa chấn và hạ âm.
7, Không ai biết rõ các cơn bão được hình thành như thế nào
Theo lý thuyết thông thường, các nhà khoa học nghĩa rằng một cơn bão được hình thành từ dòng khí nóng và ẩm từ mặt biển dâng lên tạo thành một khối khí có có áp suất thấp.
Khi khối khí ấy tiếp nhận đủ khí và trở nên ẩm ướt, nó sẽ bắt đầu to dần ra. Dần dần, điều này sẽ tạo thành một vòng lặp và các dòng khí sẽ liên tục được đẩy lên bề mặt, đồng thời đẩy khí lạnh lên cao tạo thành mây và mưa bão.
Cuối cùng, mưa bão sẽ kết hợp dưới dạng một áp thấp nhiệt đới, dần biến thành bão nhiệt đới và cuối cùng chuyển hẳn thành một cơn bão.
Điều làm các nhà khí tượng học nghi ngờ đó là điều này không xảy ra trong mọi trường hợp khi đã đủ các điều kiện cần thiết. Đáng nhẽ nó phải diễn ra như dự tính, nhưng rồi lại không phải.
Các cơn bão được tạo ra theo một cách nào đó mà các bộ não giỏi nhất hành tinh vẫn đang cố gắng tìm hiểu cặn kẽ. Có một số yếu tố được kể đến như gió cắt và lốc xoáy, nhưng vẫn có sự mâu thuẫn giữa các nhà khoa học.
6, Sa mạc Sahara có ảnh hướng tới các cơn bão Atlantic
Nếu không có sa mạc Sahara, có thể số lượng các cơn bão xuất hiện đã ít hơn nhiều. Vì sao lại vậy?
Sahara này nằm ở đúng vị trí gần xích đạo với các vùng ẩm ở phía nam và phía tây. Khi dòng khí ở vùng nóng và khô trộn lẫn với khí ở vùng mát và ẩm thấp, một loại gió đặc biệt sẽ được hình thành và tạo nên những cơn cuồng phong nhiệt đới.
Cơn gió lớn này sẽ được thổi ra biển, dưới điều kiện thích hợp chũng sẽ hình thành các cơn bão. Gần 90% các cơn bão đều được hình thành dưới dạng thức này. Bao gồm cả các bão ở vùng phía Tây Thái Bình Dương.
5, Các cơn bão sản sinh ra một lượng năng lượng lớn đến kì lạ
Chúng ta thường thấy rằng các cơn bão mang trong mình những đợt gió rất mạnh, mưa và một lượng ẩm cực lớn. Nhưng điều mà nhiều người không biết là các cơn bão chạy trên nền nhiệt năng tạo ra từ các đám mây và mưa.
Điều nghe có vẻ kì bí này thực tế lại khá dễ hiểu. Giống như việc đi vào và đi ra bể bơi hoặc bồn tắm, bạn cảm thấy lạnh hơn dù nước rất ấm.
Điều này xảy ra do các giọt nước bốc hơi vào không khí. Các cơn bão chạy trên quá trình này nhưng đảo ngược, kéo nước ra khỏi không khí thông qua sự ngưng tụ và giải tỏa nhiệt.
Các cơn bão có rất nhiều khí và độ ẩm trong mình, đồng nghĩa với việc một lượng lớn nhiệt năng được giải tỏa.
Trung bình, thông qua sự hình thành mây và mưa, một cơn bão có thể tạo ra năng lượng gấp 200 lần lượng điện năng cần cho toàn trái đất. Đây cũng là lí do tại sao mọi người gọi các cơn bão là nhiệt lượng.
4, Các cơn bão có những quy luật  chặt chẽ
Sự tàn bạo và năng lượng của các cơn bão quả thật gây ngạc nhiên nhưng kể cả các cơn bão lớn cũng đều tuân thủ chặt chẽ quy luật của vật lý.
Nhờ vào hiệu ứng Coriolis, chúng đều phải xoay theo một chiều nhất định. Hiệu ứng này cũng ngăn cản chúng đi qua đường xích đạo.
Một điều luật khác là khi hai hoặc nhiều cơn bão ở gần nhau, chúng không thể trở thành một, mà còn đối đầu nhau. Đây được gọi là hiệu ứng Fujiwhara.
Các cơn bão cũng đồng thời có thể làm suy yếu nhau bằng cách quay vòng các lớp ấm phía trên của đại dương tới mức nó phải đẩy phần nước lạnh dưới đáy lên.
Do các cơn bão chạy trên nền nhiệt, dòng nước lạnh này sẽ ngăn cản chúng trở nên dữ dội hơn và có thể hủy diệt chúng hoàn toàn.
3, Bão tại Úc không tuân theo quy luật
Bão thường di chuyển dọc theo vành đai gió trên trái đất. Bởi thế mà các cơn bão ở vùng phía Bắc Hemisphere sẽ di chuyển lên phía tây đầu tiên rồi uốn một vòng sang phía bắc và phía đông.
Đầu tiên, chúng di chuyển theo các cơn gió mượn từ vùng nhiệt đới, đi ra khỏi vùng phía tây và đi thẳng về phía xích đạo.
Kế đó, nếu các cơn bão có thể sống sót trên mặt nước, chúng sẽ đối mặt với các cơn gió từ phía tây thổi ngược lại.
Đây cũng là lí do tại sao các cơn bão thường đe dọa vùng phía tây của Bắc Mỹ thường vòng ra biển. (Trừ trường hợp cơn bão Hurricane Sandy vào năm 2012 – hiệu ứng Fujiwhara đã mạnh hơn các cơn gió lái hướng).
Những định luật thông thường này cũng được áp dụng lên vùng Nam Hemisphere nhưng trừ nước Úc. Nghiên cứu cho thấy, các lốc xoáy nhiệt đới tại Úc thường di chuyển thất thường hơn các nơi khác.
Chúng còn thường có những chuyển hướng đột ngột và tạo nhiều vòng lặp hơn. Đây quả thực là một vấn đề đau đầu cho các nhà dự báo để tìm ra lí do cho việc này.
2, Bão sản sinh ra lốc xoáy
Các cơn bão và lốc xoáy đều xoay theo hệ thống bão, nhưng như đã lưu ý ở trên, bão lớn hơn và tồn tại lâu hơn, đồng nghĩa với việc gây ra thiệt hại nhiều hơn là lốc xoáy.
Giống như đâm thêm vào vết thương, các cơn bão có thể tạo ra lốc xoáy, nhiều khi là sau nhiều ngày từ lúc chúng đã rút đi.
Các cơn lốc xoáy tạo ra từ các cơn bão có thể đánh vào đất liền và bắt đầu phân rã sau khi đã để lại di chấn của nguồn nhiệt tạo từ nước. Điều này có thể tạo ra nhiều tốc độ gió khác nhau tại nhiều cao độ khác nhau và hình thành nên gió cắt.
Thực tế là, các nhà nghiên cứu cho rằng một số các thiệt hại nghiêm trọng từ các bức tường mắt bão được gây ra bởi các lốc xoáy.
Phần lớn các cơn bão đánh vào nước Mĩ đều có hình dạng là các lốc xoáy, nếu chúng đi đủ xa trong đất liền.
1, Các cơn bão có thể biến đổi và trở nên hung bạo hơn
Các lốc xoáy nhiệt đới thường được gọi là bão ở vùng Atlantic và vòi rồng ở một số vùng tại Đại Tây Dương, nhưng chúng đều cùng một loại.
Một nửa trong số những cơn bão vùng phía Bắc Atlantic và một phần ba tại Đại Tây Dương đều sẽ biến thành các ‘cơn bão ngoài nhiệt đới’.
Điều này không đồng nghĩa với việc chúng trở nên đặc biệt hơn mà chỉ tương đương với việc chúng không cung cấp nhiệt năng.
Thế vào đó, dù kích cỡ tương đương, chúng có lượng năng lượng khác từ sự thay đổi nhiệt độ không khí.
Dù thế, vẫn phải trông chừng tại thời điểm biến chuyển, khi cơn bão tăng dần cường độ bởi đang có chứa cả nhiệt năng lẫn sự khác biệt nhiệt độ.
Đó chính xác là điều mà cơn bão "Hoàn hảo" đã làm vào năm 1991, và điều tương tự đã xảy ra với cơn bão Siêu Cấp Sandy vào năm 2012.
Nguồn: Listverse
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.