banner

Nàng khép hờ đôi mắt. Bạn quàng tay qua eo nàng và kéo lại gần phía mình. Bạn nghiêng đầu và gắn chặt môi lên môi nàng. Bạn tự hỏi: "Tại sao mình lại làm chuyện này chứ nhỉ?".

Khi yêu nhau con người thường có những hành động gần gũi như ôm hôn, tuy nhiên chúng ta chỉ thấy điều đó ở loài người. Vậy có nguyên nhân nào khiến cho con người lại có hành động chu môi để chạm vào môi của người đối diện hay không? Đó là truyền thống có xuất xứ từ lâu đời hay là do các horcmone trong cơ thể khiến chúng ta làm như vậy?
Lịch sử của nụ hôn
Theo ghi chép thì hôn là hành động đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người. Nền văn minh Sumer được biết đến là nền văn minh có chữ viết sớm nhất, cũng đã mô tả lại những nụ hôn bằng ngôn ngữ của mình. Sau này, nụ hôn được Herodotus miêu tả như một lời chào hỏi thân thiện giữa những người Ba Tư và một nụ hôn lên má đối với những người ít tuổi hơn. Tuy nhiên nụ hôn lúc đó chưa mang ý nghĩa của tình yêu giữa nam nữ.
Vào thời đại Đế chế La Mã, tất cả mọi người đều có thể hôn nhau và tùy vào địa vị xã hội sẽ có những kiểu hôn khác nhau tại những vị trí khác nhau. Sau đó, phải đến thế kỷ 11 thì nụ hôn mới trở thành biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn. Những tác phẩm văn học và kịch xuất hiện những nụ hôn giữa đôi nam nữ yêu nhau mà những tác phẩm kinh điển như Romeo và Juliet của Shakespeare đã khiến mọi người thực sự cảm nhận được ý nghĩa của tình yêu trong những nụ hôn.
Tại sao chúng ta thích hôn nhau?
Ảnh minh họa
Lý giải nguyên nhân con người hôn nhau
Tất nhiên câu trả lời đơn giản nhất là con người hôn nhau bởi cảm giác của nó thật tuyệt. Nhưng với nhiều người câu trả lời đó chưa thoả đáng.
Từ trước đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích rõ ràng cái hôn của con người bắt nguồn từ đâu, nhưng họ đã đưa ra một số giả thuyết mới và lý giải hệ sinh học của chúng ta bị tác động như thế nào bởi cái khoá môi.
Câu hỏi được đặt ra: Hôn là một hành vi được học hay do bản năng? Một số nói đó là hành vi học hỏi, có từ thời tổ tiên xa xưa của chúng ta. Vào thời đó, các bà mẹ nhai thức ăn và mớm cho con mình khi chúng chưa có răng. Về sau khi các em bé mọc răng, các bà mẹ cũng ấn môi vào má chúng để xoa dịu cơn đau.
Và ngoài ra không phải con người nào cũng hôn. Một số bộ lạc trên thế giới không hề hôn. Trong khi 90% dân số thế giới hôn nhau, 10% không hề biết rằng mình đã bỏ lỡ điều gì.
Những người khác lại tin rằng hôn là một hành vi bản năng và lấy những hành vi âu yếm của động vật ra làm bằng chứng. Trong khi một số con vật cọ mũi vào nhau để thể hiện tình cảm, những con khác cũng khoá môi như con người. Khỉ đầu chó chẳng hạn, tìm ra rất nhiều lý do để hôn hít. Chúng hôn để làm lành sau đánh nhau, để an ủi kẻ khác, để tăng tình bằng hữu, và đôi khi chẳng vì lý do gì cả.
Ngày nay, giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất về nụ hôn là con người hôn nhau bởi nó giúp chúng ta "đánh hơi" được bạn tình lý tưởng. Khi 2 khuôn mặt ở sát gần nhau, các pheromone "lên tiếng", trao đổi thông tin về việc liệu 2 người có thể cùng nhau tạo ra những đứa con khoẻ mạnh. Chẳng hạn phụ nữ sẽ vô thức thích mùi hương của những anh chàng có protein trong hệ miễn dịch khác của họ. Sự kết hợp này sẽ tạo ra những đứa con có hệ miễn dịch khoẻ hơn và cơ hội sống sót tốt hơn.
Nghiên cứu trước đây của các nhà nhân chủng học chỉ ra, hôn được coi là bản năng vốn có của con người - là hành động trực giác mà khi cảm xúc yêu đương được đẩy lên cao, tự nó sẽ dẫn tới việc trao đi nụ hôn.
Điều này cũng đúng ở các loài động vật như khi muốn thể hiện sự thân thiết, chúng thường cọ mũi với nhau, một số khác thì "khóa môi" như con người.
Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, hành động hôn của con người là do thiên bẩm, bắt chước hành động người xưa đã làm. Ngày xưa, các bà mẹ thường nhai và mớm đồ ăn cho con. Hành động đó vẫn được duy trì cho tới bây giờ.
Nhưng, hầu hết mọi người vẫn thoả mãn với lý giải rằng con người hôn bởi vì nó thú vị. Môi và lưỡi của chúng ta chứa rất nhiều đầu dây thần kinh, giúp tăng cường cảm giác ngây ngất trong tình yêu khi hai đôi môi ép lên nhau. Thông thường, cảm giác đó không khiến chúng ta băn khoăn vì sao lại hôn nhau mà còn khiến chúng ta làm nhiều hơn.
Nhưng dù nguyên nhân là gì thì hầu hết mọi người đều công nhận, con người vẫn sẽ hôn bởi nụ hôn khiến họ cảm thấy thoải mái. Môi và lưỡi của chúng ta có vô số dây thần kinh, giúp tăng cường cảm giác và sự hưng phấn khi "khóa môi". Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra vô số lợi ích không ngờ từ nụ hôn.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu khoa học thì với mỗi nụ hôn kéo dài 10 giây, hai bạn đang trao cho nhau 80 triệu vi khuẩn trong miệng. Ngoài con người thì loài khỉ bonobo là động vật có vú duy nhất có hành động hôn nhau. Loài khỉ này hôn nhau để bày tỏ sự thiện chí chứ không phải để thể hiện tình cảm yêu đương.
Theo Phunutoday
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.