banner

Những người chửi thề vô tội vạ thường bị cho là lười biếng và vô giáo dục, nhưng thực ra không phải thế - một nghiên cứu mới đây cho biết.

Qua nghiên cứu mới đây đăng trên chuyên trang Khoa học Ngôn ngữ, các nhà tâm lý học hiện đang sống ở Mỹ là Kristin và Timothy Jay đã bác bỏ niềm tin bấy lâu cho rằng chửi thề là dấu hiệu cho thấy người không có tài ăn nói.

Người hay chửi thề thật ra không hề kém khả năng ngôn ngữ
Giỏi chửi thề thật ra là một lợi thế quan trọng?
Làm việc với khái niệm “từ vựng nghèo nàn” (tức giả định cho rằng người ta chửi thề vì thiếu khả năng trí tuệ, không thể tìm ra cách khác để nói lên suy nghĩ của mình), công trình của hai nhà nghiên cứu hướng tới mục đích: Xem thử xem những người giỏi chửi thề có kém trôi chảy trong các hình thức sử dụng từ vựng khác hay không.
Kristin và Timothy đã yêu các tình nguyện viên là sinh viên trong 60 giây nói ra những từ chửi thề mà mình biết, càng nhiều càng tốt. Đồng thời để so sánh, họ cũng tiến hành các thử nghiệm khác không liên quan tới chửi thề, chẳng hạn nói ra thật nhiều tên gọi các loài động vật trong một khoảng thời gian nhất định.

Kết quả cho thấy, những tình nguyện có thể nói ra nhiều từ chửi thề nhất cũng đạt kết quả cao nhất trong các hạng mục còn lại. Vì vậy, không thể nói rằng họ sở hữu vốn từ vựng nghèo nàn được.

Hai tác giả viết trong nhật ký nghiên cứu: “Chúng ta không còn cách nào khác ngài đánh giá người khác dựa vào cách ăn nói của họ. Không may thay, khi nhắc đến những từ cấm kỵ, ta thường cho rằng người hay chửi thề là lười biếng, khả năng từ vựng kém, vô học, hay chỉ đơn giản là không thể kiểm soát bản thân".
Nhưng một loạt các thử nghiệm trong nghiên cứu đã chỉ ra: Khả năng "chửi như hát hay" có liên hệ trực tiếp đến năng lực sử dụng ngôn ngữ lưu loát, trôi chảy, từ đó bác bỏ quan niệm bấy lâu về chửi thề. Như vậy, một vốn từ vựng đầy ắp những lời chửi thề nên được coi là dấu hiệu lành mạnh cho khả năng ngôn ngữ, chứ đừng cho đó là vỏ bọc nhằm che đậy những thiếu sót của người nói.
“Những người chửi thề thấu hiểu nội dung mà mình đang nói đến cũng như những khác biệt về sắc thái trong câu nói của mình, từ đó mới có thể chêm vào những từ cấm kỵ một cách thích hợp” – Các tác giả nghiên cứu cho hay
Theo Phunutoday
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.