banner

Ngày 28/6 hàng năm được xem là ngày Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Cùng tìm hiểu nguồn gốc nhé.

Gia đình chính là tế bào của xã hội, là điểm tựa cho mỗi con người, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách mỗi chúng ta.

Nguồn gốc ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Theo lời Bác ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
me
Gia đình chính là tế bào của xã hội, là điểm tựa cho mỗi con người, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách mỗi chúng ta.

Ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam

Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm xuất phát từ truyền thống đạo lý từ mấy ngàn năm văn hiến cho đến nay. Tên tuổi các vị anh hùng, các danh nhân, các bậc kỳ tài, các nhà cách mạng lỗi lạc đều xuất phát từ những gia đình có tính chất đặc biệt, tiềm ẩn trong những gia đình đó là sự giáo dục, chăm sóc của những người cha, người mẹ đã tảo tần nuôi con ăn học thành tài để ra giúp dân giúp nước.
Gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc.
Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách... đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Và đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.
Ngày Gia đình Việt Nam là mốc thời gian quan trọng để cho những con người đất Việt hướng về cội nguồn, về người thân, qua đó nuôi dưỡng những tình cảm đẹp, những giá trị văn hoá cao quý của dân tộc. Cho dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay trở về.
Đối với mỗi cá nhân, gia đình luôn là điều thiêng liêng, tuyệt vời nhất. Trong ngày Gia đình Việt Nam này, bạn hãy gửi những lời nhắn yêu thương đến các thành viên trong gia đình mình nhé.

Bí quyết để gia đình luôn hạnh phúc

me
Những thành viên trong gia đình phải có chất keo gắn kết đó là tình yêu.
Tình yêu là khởi điểm của hạnh phúc
Những thành viên trong gia đình phải có chất keo gắn kết đó là tình yêu, nhờ có tình yêu mà những thành viên trong gia đình luôn luôn quan tâm, chia sẻ, động viên lẫn nhau, luôn cố gắng sống vì nhau. Tình yêu từ cha mẹ dành cho con cái cũng như tình yêu của con cái dành cho cha mẹ là những tình cảm hết sức tự nhiên. Nếu cha mẹ phải bận bịu nhiều công việc mà không có thời gian quan tâm đến con thì sẽ hình thành nên khoảng cách, người con sẽ cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà mình và sẽ sinh ra nhiều thói hư tật xấu. Vì vậy các thành viên trong gia đình hãy phá bỏ những rào cản, yêu thương nhau bằng trái tim chân thành sẽ khiến các thành viên lúc nào cũng hướng về nhà, nơi ấm áp và hạnh phúc nhất mà không có thứ tiền bạc nào có thể mua nổi.
Sự tin tưởng sẽ khiến hạnh phúc được bền chặt
Nếu trong một gia đình, luôn có hiềm khích, luôn có sự nghi kị nhau thì cuộc sống sẽ rất mệt mỏi. Niềm tin là một yếu tố quan trọng, tất cả mọi thành viên đều tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng khi chia sẻ hết được mọi niềm vui và nỗi buồn. Mọi thành viên nên không ngừng nỗ lực để tạo được niềm tin từ các thành viên còn lại. Tin tưởng nhau khiến các thành viên dễ dàng xích lại gần nhau hơn.
Để gia đình hạnh phúc thì phải có tính tự giác
Sự tự giác này cần được tạo nên từ một nền tảng vững chắc trong một thời gian dài. Con cái không nên được tự quyết quá sớm mà cần phải được rèn dũa với nhiều hình thức kỷ luật nghiêm khắc để có thể dần định hình được cách nhận biết cái gì đúng cái gì sai. Nếu bỏ mặc cho trẻ muốn làm gì thì làm rồi yêu cầu trẻ phải tự giác trong mọi việc liên quan đến bản thân thì trẻ sẽ dễ dàng sa ngã khi nền tảng còn quá yếu. Khi trẻ đạt đến một lứa tuổi nhất định, có cách tư duy nhất định mà bố mẹ có thể tin tưởng được thì cần nêu cao tính tự giác của trẻ.
Trách nhiệm chính là bí quyết để có một gia đình hạnh phúc
Vô trách nhiệm sẽ bóp nát một gia đình hạnh phúc. Trách nhiệm được tạo nên từ tình yêu, niềm tin và tính tự giác. Các thành viên khi yêu thương nhau, chia sẻ, cảm thông với nhau sẽ tự giác hình thành nên trách nhiệm. Mỗi thành viên trong gia đình luôn cảm thấy có trách nhiệm với người khác để sao cho xứng đáng với niềm tin yêu để cố gắng hoàn thành hết sức có thể trọng trách, công việc cũng như nhiệm vụ của mình. Khi ý nghĩa của trách nhiệm trở thành một thói quen, nó sẽ không chỉ dừng ở gia đình mà còn mở rộng tới bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên…
Theo Phunutoday
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.