banner

Những người nói dối có xu hướng nói nhiều hơn bình thường. Có vẻ như đây là một bản năng tự nhiên, họ muốn sử dụng số lượng từ ngữ để áp đảo một điều gì đó.

Niềm tin là thứ không thể đặt nhầm chỗ vì vậy việc phát hiện ra những người không đáng tin cậy là một kỹ năng hết sức quan trọng. Trong cuộc sống, bạn sẽ gặp vô số những lời nói dối.
Nó có thể đến từ người thân, bạn bè, một người xa lạ cho tới những vụ lừa dối như của Volkswagen. Vậy làm cách nào để có thể phát hiện ra chúng, một vài mẹo nhỏ của đặc vụ FBI sẽ giúp bạn làm điều này.
FBI là nơi tập trung những chuyên gia về phát hiện nói dối
FBI là nơi tập trung những chuyên gia về phát hiện nói dối
LaRae Quy là một đặc vụ của FBI. Cô đã dành 23 năm công tác trong hoạt động phản gián của Cục Điều tra Liên bang.
Kinh nghiệm trong những năm làm việc của cô bây giờ được sử dụng để biên soạn những bài viết, nói chuyện và giảng dạy cho mọi đối tượng. Và nếu bạn muốn phát hiện ra một lời nói dối, hãy tham khảo 8 lời khuyên của Quy:
1. Xây dựng mối quan hệ thân mật
Kinh nghiệm của Quy cho thấy rằng những “cảnh sát tốt” thường nhận được kết quả thẩm vấn tốt hơn những “cảnh sát xấu”.
Dĩ nhiên, cảnh sát vẫn là cảnh sát, “tốt” và “xấu” ở đây chỉ mang ý nghĩa biểu tượng. Đó là cách mà họ thể hiện và người bị thẩm vấn cảm thấy một thiên hướng gần gũi hay xa cách.
Một cuộc trò chuyện ấm áp, mang lại sự đồng cảm sẽ mở ra nhiều sự thật hơn những cuộc thẩm vấn lạnh nhạt và căng thẳng.
2. Gây ngạc nhiên
Một người nói dối sẽ cố gắng đoán trước câu hỏi của bạn. Khi đó, câu trả lời của họ sẽ có vẻ rất chân thật và tự nhiên. Họ thậm chí còn có thể thực hành những câu trả lời ngay trước khi bạn hỏi.
Hãy hỏi đối tượng một câu hỏi mà họ không ngờ tới. Điều đó sẽ phá hỏng kịch bản của họ và khiến họ bối rối.
3. Lắng nghe nhiều hơn nói
Những người nói dối có xu hướng nói nhiều hơn bình thường. Có vẻ như đây là một bản năng tự nhiên, họ muốn sử dụng số lượng từ ngữ để áp đảo một điều gì đó. Những câu nói sẽ không dứt khoát và bao gồm những mẫu cấu trúc phức tạp.
Bạn nên để ý những điều sau:
Bối rối khiến người ta nói nhanh hơn.
Người trong trạng thái căng thẳng thường nói to hơn.
Sự ngắt đoạn trong giai điệu của giọng nói tự nhiên thường xảy ra ở các điểm chứa đựng sự lừa dối.
Lặp đi lặp lại và hắng giọng là dấu hiệu của căng thẳng.
Những biểu hiện trên không thực sự là một dấu hiệu của lời nói dối. Tuy nhiên, nếu chứng kiến những hành động này của đối tượng, bạn nên thận trọng một chút.
Nếu tinh tế, bạn sẽ thấy những biểu hiện lỗ liễu
Nếu tinh tế, bạn sẽ thấy những biểu hiện lỗ liễu
4. Hãy chú ý đến cách họ nói “không”
“Không” là một từ khóa quan trọng để bạn phát hiện ra một ai đó đang cố gắng lừa dối bạn.
Một người thường biểu hiện hành vi lừa dối của họ khi:
Nói “không” và nhình theo một hướng khác.
Nói “không” và nhắm mắt.
Nói “không” sau khi do dự.
Nói “không” kéo dài.
Nói “không” với ngữ giọng cao hơn bình thường.
5. Theo dõi các thay đổi trong hành vi
Một sự thay đổi tinh tế trong cách cư xử của một người có thể là dấu hiệu mạnh mẽ tố cáo họ đang nói dối.
Bạn nên thận trọng với một người:
Thể hiện một sự sai sót không đáng có tại một thời điểm quan trọng, mặc dù bạn đã nhấn mạnh hoặc nhắc anh ta trước đó.
Trả lời bằng những câu hỏi ngắn, từ chối cung cấp những chi tiết cụ thể.
Bắt đầu nói bằng một giọng nghiêm túc hơn.
Sử dụng các từ ngữ với nghĩa thái quá: ví dụ như “cực kì tuyệt vời” thay cho “tốt”.
6. Yêu cầu họ kể lại phần đầu câu chuyện
Khi được hỏi về phần đầu của câu chuyện, người trung thực thường thêm thắt các chi tiết mới vào. Có thể đó là những thứ họ chợt nhớ ra hoặc muốn nhấn mạnh thêm ý nghĩa của câu chuyện.
Những người nói dối thì khác, họ cố gắng kể lại chúng một cách nguyên vẹn và đơn giản hóa để tránh mâu thuẫn với những gì họ đã bịa ra.
Bạn có thể sử dụng thủ thuật này một cách tự nhiên và tinh tế bằng cách: trước khi kết thúc cuộc trò chuyện hãy yêu cầu đối tượng giải thích một sự kiện mà họ đã nói trước đó một cách cụ thể hơn.
Hãy cố gắng hỏi nhiều và chi tiết cho đến khi bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn trong câu chuyện.
 Hãy chú ý nếu một ai đó đang cố gây ấn tượng với bạn
Hãy chú ý nếu một ai đó đang cố gây ấn tượng với bạn
7. Cẩn thận với những lời khen ngợi liên tục
Có những người thực sự dễ mến và thật thà, họ sẽ không tiếc gì những lời khen dành cho bạn. Tuy nhiên, hãy để ý đến trường hợp của một ai đó đang cố gắng gây ấn tượng với bạn.
Đó có thể là một đồng nghiệp cấp dưới hay một người mới quen.
Nếu họ đồng ý với tất cả những ý kiến của bạn, liên tục đưa ra những lời tán thưởng, cười trong mọi tình huống bạn đưa ra, tất cả những điều này là dấu hiệu của sự thiếu xác thực và chân thành.
8. Hãy đổi câu hỏi tiếp theo
Không ai trong chúng ta muốn bị lừa dối. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng có những lời nói dối vô hại khi bạn nhận ra điều đó. Đối tượng có thể cảm thấy khó chịu với những câu hỏi riêng tư hay bối rối với những câu hỏi mang tính quyết định.
Nếu bạn thấy một phản ứng bối rối khi hỏi ứng viên về việc họ bị sa thải, hãy suy nghĩ đến việc hỏi một câu hỏi khác.
Ví dụ bạn có thể “lái” câu chuyện như sau: “Anh biết đấy, tôi nghĩ rằng bị sa thải là một kinh nghiệm xương máu. Anh nghĩ sao nếu mình ở vào trường hợp này?”.
Lúc đó, có thể bạn đã đoán được tới 90% là ứng viên đã từng bị sa thải và việc khai thác thêm là không cần thiết.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn nghi ngờ điều gì, hãy tiếp tục đặt câu hỏi. Thời gian và một chút tinh tế sẽ khiến bạn phát hiện ra những lời nói dối như một chuyên gia.
Theo Inc
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.