banner

Người Việt Nam mỗi khi làm một sự việc gì lớn đều dùng “tuổi mụ” để xem xét. Vậy "tuổi mụ" ở đây là gì? Bạn có biết hay không?

Theo phong tục của người Trung Quốc, tuổi mụ vẫn được tính trên cơ sở đơn vị là năm như tuổi thật, nhưng chỉ khác là mỗi người được cộng thêm 1 tuổi vào năm chào đời và trở về sau thì cách tính như tuổi thật.
Tuổi mụ là một cách tính tuổi “độc nhất vô nhị” ở Trung Quốc và Việt Nam. Theo một số nghiên cứu, trong tiếng Hán, tuổi mụ được gọi là “hư tuế” với chữ “hư” có nghĩa là giả. Vậy tuổi “không thực” là tuổi như thế nào và cách tính loại tuổi này ra sao ?
Đằng sau cách tính tuổi mụ kì lạ này là cả một công trình nghiên cứu về văn hóa và khoa học trong cách tính thiên văn của người Trung Quốc cổ đại. Theo đó, người Trung Quốc xưa thường quan sát mặt trời lặn, mọc, trời sáng và trời tối mà cho ra đời khái niệm “ngày”, còn khái niệm “tháng” được hình thành sau một vòng tuần hoàn lặn, mọc của mặt trăng và khái niệm “năm” được dựa trên một chu kì hè qua đông đến.
Những câu chuyện bạn còn chưa biết về tuổi mụ
Ảnh minh họa
Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc, ắt hẳn bạn sẽ bắt gặp lúc các nhân vật tính giờ bằng cách gọi tên 12 con giáp. Quả thật vậy, người Trung Quốc xưa chia một ngày thành 12 thời thần và dùng 12 địa chi gồm: tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi để biểu thị.
Hiện tại rất nhiều người trẻ tuổi không hiểu về tuổi mụ. Họ cho rằng có tuổi mụ là kết quả của quan niệm “xấp xỉ” hay “tương đối” của người Trung Quốc mà ra.
Tuổi mụ là gì?
Họ cho rằng, người Trung Quốc không có tinh thần khoa học, mọi thứ cứ “tương đối” là được rồi. Vì vậy, vấn đề tuổi tác chỉ cần tính toán đại khái chứ không cần chính xác, cho nên, người ta dùng năm chứ không tính ngày kể tháng.
Lại có người cho rằng đây là do tâm lý “muốn chiếm lợi” của người Trung Quốc gây ra. Vì “tuổi mụ” cao hơn “tuổi thực” cho nên tuổi thọ của người đó cao hơn và người đó sẽ cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn hơn.
Những câu chuyện bạn còn chưa biết về tuổi mụ
Ảnh minh họa
Còn có người cho rằng, đây là do sự bất đồng về thời điểm tính toán sự bắt đầu của một sinh mệnh.
Người hiện đại dùng thời điểm sinh ra để tính thời điểm bắt đầu của sinh mệnh còn người cổ đại lại dùng thời điểm bắt đầu mang thai để tính. Bởi vì một đứa trẻ đã tồn tại trong bụng mẹ 10 tháng tuổi rồi.
Tuy nhiên, những giả thuyết này đều là kết quả của sự suy đoán chứ không có căn cứ được ghi chép trong lịch sử.
Theo Khỏe và Đẹp
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.