Articles by "Khoa-hoc"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa-hoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra, việc trở thành một người có tính cách khó chịu đã giúp Steve Jobs dễ hiện thực hóa ý tưởng của mình.

 Steve Jobs vốn là một biểu tượng thành công của doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Tuy nhiên theo những gì nhân viên Apple tiết lộ thì không ai muốn đứng chung thang máy với Jobs, vì ông rất nóng tính, sẵn sàng "mắng xối xả" những nhân viên phạm lỗi bằng các từ ngữ nặng nề nhất.
Nhiều người thậm chí không ngần ngại gọi ông là "a jerk" (tạm dịch: kẻ khốn).
 Steve Jobs - cố CEO của Apple - biểu tượng thành công của doanh nghiệp toàn cầu...
Steve Jobs - cố CEO của Apple - biểu tượng thành công của doanh nghiệp toàn cầu...
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây do ĐH Liberal Arts tại bang Pensilvania và ĐH Stony Brook (Mỹ) đã chứng minh rằng những "kẻ khó chịu" như Steve Jobs lại có xu hướng thành công hơn người thường nhờ khả năng đưa ý tưởng thành hiện thực.
Cụ thể, các khoa học gia đã thực hiện 2 thí nghiệm. Thí nghiệm đầu tiên bao gồm 200 sinh viên được yêu cầu thực hiện các bài kiểm tra tính cách, nhằm xác định xem mức "khó chịu" của họ đến đâu.
  ... nhưng ông cũng là người rất nóng tính.
 ... nhưng ông cũng là người rất nóng tính.
Sau đó, các ứng viên sẽ có 10 phút để tự xây dựng kế hoạch truyền thông cho khu học xá của trường, rồi 20 phút để cùng tham gia thảo luận theo nhóm.
Kết quả cho thấy sự khó chịu trong tính cách không liên quan đến khả năng sáng tạo của mỗi người, nhưng mỗi nhóm đều thống nhất với kế hoạch của "kẻ khó chịu" - những người biết cách đề cao ý tưởng của bản thân.
Theo Sam Hunter, đồng tác giả nghiên cứu: "Trở thành kẻ khó chịu không giúp bạn có ý tưởng tốt, nhưng giúp ý tưởng đó vượt lên trên".
Trong thí nghiệm thứ 2, 300 sinh viên phải tự làm một món quà nhằm gây ấn tượng với khách đến thăm trường học của họ. Sau đó, họ được thảo luận cùng 2 sinh viên khác về ý tưởng của mình.
Tuy nhiên, 2 sinh viên tham gia thảo luận thực chất là trợ lý nghiên cứu, những người sẽ ủng hộ hoặc phản đối theo yêu cầu của các chuyên gia.
Và kết quả cho thấy các sinh viên chỉ chịu chia sẻ ý tưởng nếu cộng sự của họ có những ý tưởng tốt hoặc đưa ra ý kiến phản đối.
Hay nói cách khác, những người "khó chịu" thường không quan tâm đến việc người khác có thích ý tưởng của họ hay không, do đó họ sẽ giúp người khác trở nên mạnh dạn và đem lại ý tưởng tốt.
Điều này cũng phần nào giải thích vì sao Apple lại là công ty có nhiều ý tưởng đột phá đến kinh ngạc.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu này mới chỉ áp dụng trên các sinh viên đại học, nên chưa chắc đã đúng với toàn bộ xã hội chúng ta.
Nghiên cứu được công bố trên Hội Tâm lý học Anh Quốc.
Theo Kênh 14

Một câu hỏi nghe chừng rất ngớ ngẩn về một sự thật hiển nhiên, mặc dù vậy không phải ai cũng hiểu rõ về nó.

Chắc chắn ai cũng biết rằng bầu trời luôn có một màu đen sâu thẳm cùng với những vì sao lấp lánh, dĩ nhiên là vào những ngày không mây.
Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao bầu tời lại có màu đen khi đêm xuống? Nếu bạn từng làm thế và vẫn chưa tìm được câu trả lời thì đây sẽ là lời giải cho câu hỏi tưởng chừng như ngớ ngẩn này.
Tất cả bắt đầu với nghịch lý Olbers, một lý thuyết được trình bày bởi nhà vật lý Heinrich Wilhelm Matthäus Olbers vào năm 1823, khi Olbers cho rằng theo Sir Isaac Newton thì vũ trụ là vô hạn và chứa một số vô hạn các sao.
Điều này có nghĩa là dù bạn có hướng cái nhìn tới đâu, nó cũng sẽ gặp một ngôi sao có độ sáng tương đương độ sáng của Mặt Trời.
Tình huống này cũng giống như khi bạn ở giữa một rừng cây dày đặc, dù bạn có hướng cái nhìn tới đâu cũng sẽ bị một thân cây chặn lại.
Do đó màn đêm lẽ ra cũng phải sáng như ban ngày mới phải, vậy mà nó lại có một màu đen như mực. Từ đó, Olbers đưa ra kết luận vũ trụ có giới hạn riêng của mình.
Mặc dù vậy, về sau nhiều chuyên gia chỉ ra những điểm thiết sót của nghịch lý này vì nếu đặt vào bối cảnh của một người đứng trong rừng cây thì càng gần bìa rừng anh ta sẽ càng thấy ít cây hơn có với ở giữa rừng.
Điều này áp dụng với trường hợp chúng ta nhìn lên bầu trời và thấy nó tối đen bất kể chúng ta nhìn về hướng nào.
Tức là chúng ta đang ở khu vực nào đó giống như "trung tâm của vũ trụ" và sẽ có một nơi nào đó trên bầu xa xăm kia sẽ cho phép chúng ta nhìn lên trời và thấy một nửa đen và một nửa có ánh sáng chẳng hạn.
Về sau, các nhà thiên văn học đã chứng mình rằng những ngôi sao trong vũ trụ phân bố không đều - nơi thì thưa thớt, nơi thì tập trung cả chục ngàn ngôi sao với khoảng cách chỉ vài năm ánh sáng giữa chúng.
Thêm kết quả nghiên cứu này thì đáng nhẽ bầu trời phải ban đêm sẽ có lúc tối đen như mực không có 1 ngôi sao nào nhưng thực tế là không phải thế.
Với sự xuất hiện của học thuyết Big Bang, các nhà khoa học tiếp tục bổ sung các dữ kiện cho vấn đề này khi học cho rằng:
Quan niệm về vũ trụ của con người vẫn đang bị giới hạn về mặt thời gian với việc rất nhiều ngôi sao đã chết từ hàng tỷ năm trước và ánh sáng của chúng vẫn chưa thể vươn đến Trái Đất được.
Thêm vào đó, thuyết tương đối rộng đã giúp các chuyên gia nghiên cứu phát hiện được rằng bản thân chính vũ trụ đang giãn nở với một tốc độ khủng khiếp và có thể là mãi mãi.
Điều này khiến cho ánh sáng truyền đi trong môi trường vũ trụ bị mờ dần đi, điều này đã được nhà vật lý người Áo Christian Andreas Doppler chứng minh thành hiệu ứng Doppler.
Hiệu ứng này cho rằng tần số và bước sóng của các sóng âm, sóng điện từ hay các sóng nói chung bị thay đổi khi mà nguồn phát sóng chuyển động tương đối với người quan sát.
Trong hiệu ứng Doppler thật ra tần số của nguồn sóng không bị thay đổi. Để hiểu rõ nguyên nhân tạo ra hiệu ứng Doppler, sự thay đổi tần số, ta lấy ví dụ của hai người ném bóng.
Người A ném bóng đến người B tại một khoảng cách nhất định. Giả sử vận tốc trái bóng không đổi và cứ mỗi phút người B nhận được một số bóng cố định.
Nếu người A từ từ tiến lại gần người B, người B sẽ nhận được nhiều bóng hơn mỗi phút vì khoảng cách của họ đã bị rút ngắn. Vậy chính số bước sóng bị thay đổi nên gây ra sự thay đổi tần số.
Năm 1929, nhà thiên văn học Edwin Hubble bắt đầu nghiên cứu về hiệu ứng Doppler của ánh sáng phát ra bởi các thiên hà và ông phát hiện các thiên hà đang ngày một di chuyển ra xa dần so với vị trí lúc đầu của nó.
Đây là một hệ quả của hiệu ứng Doppler được gọi là dịch chuyển đỏ với việc ánh sáng phát ra từ các vật thể đang chuyển động ra xa khỏi người quan sát sẽ đỏ hơn.
Thuyết tương đối rộng đã phán đoán vấn đề chuyển dịch đỏ khi các photon giảm năng lượng khi thoát ra khỏi trường hấp dẫn khi các vạch phổ trong phần ánh sáng biểu kiến chuyển dịch về phía phổ đỏ do tần số sóng điện từ (của ánh sáng, sóng vô tuyến...) của các thiên hà.
Quasar hay các thiên thể xa khác bị giảm xuống. Điều này giải thích vì sao ánh sáng lại mờ dần đi khi truyền qua môi trường vũ trụ và cũng là câu trả lời tương đối rõ ràng cho câu hỏi: Vì sao bầu trời ban đêm lại có màu đen?
Theo GenK

Với những điều siêu thú vị về toán học dưới đây, chắc chắn nhiều bạn sẽ thêm yêu môn học lý thú này.

Điều gì làm nên sức hấp dẫn tuyệt vời của toán học? Những điều dưới đây sẽ giúp bạn thêm hiểu và yêu môn học này!
1. Nếu bạn viết số Pi đến 2 chữ số thập phân sau đó viết ngược lại, ta được chữ Pie, có nghĩa là "hình tròn".
2. 111.111.111 x 111.111.111 = 12.345.678.987.654.321
3. Số 100 được tạo ra từ chữ "hundrath" có nghĩa là 120 chứ không phải 100.
4. Một chiếc bánh Pizza có bán kính Z và chiều cao A sẽ có khối lượng là Pi x Z x Z x A (x là dấu "nhân")
5. 1089 x 9 = 9801
6. Những học sinh/sinh viên nhai kẹo cao su có khả năng làm toán nhanh hơn những người không nhai.
7. Mọi con đường đều đổ về "100"
123 - 45 - 67 + 89 = 100.
123 + 4 - 5 + 67 - 89 = 100.
123 - 4 - 5 - 6 - 7 + 8 - 9 = 100.
1 + 23 - 4 + 5 + 6 + 78 - 9 = 100
8. (6x9) + (6+9) = 69

9. Theo các nhà toán học, có 177.147 cách thắt cà vạt.
10. Khi bạn xáo bài, thì thứ tự các quân bài rất có thể chưa từng xuất hiện trong lịch sử!
11. Số được ưa thích nhất là số 7
Bằng chứng là, chúng ta có 7 tội lỗi chết người, 7 kỳ quan thế giới, 7 màu sắc của cầu vồng, 7 chú lùn, 7 đại dương, 7 ngày trong tuần.....
12. 21978 x 4 = 87912

13. Trong một căn phòng có 23 người, xác suất 2 người có cùng ngày sinh nhật là 50%.
14. Điều hiển nhiên...
0,999999… = 1
15. Hằng số Kaprekar
Chọn một số bất kỳ có 4 chữ số, làm theo các bước sau và kết quả sau cùng luôn là 6174.
6174 được gọi là hằng số Kaprekar được đặt theo tên nhà toán học Ấn Độ. Để được ra hằng số này thì sẽ phải theo những bước sau:
Chọn một con số bất kỳ gồm 4 chữ số, với điều kiện cả 4 chữ số này không được trùng nhau (như 1111, 2222, 3333,...). Ví dụ số 1401.
Đảo lộn thứ tự các chữ số sao cho mình chọn được 2 con số lớn nhất và nhỏ nhất thu được từ việc đảo lộn này. Trong ví dụ là hai số 4110 và 0114.
Lấy số lớn nhất trừ đi số nhỏ nhất: 4110 - 0114 = 3996
Lặp lại bước 2 và 3 đối với hiệu số vừa thu được. Ta có các kết quả sau:
4110 - 0114 = 3996
9963 - 3699 = 6264
6642 - 2466 = 4176
7641 - 1467 = 6174
Hằng số Kaprekar xuất hiện sau phép trừ thứ 4. Bắt đầu từ đây nếu tính tiếp sẽ không thu được số khác nào ngoài hằng số này. Hằng số Kaprekar cao nhất mất 7 bước (7 phép trừ) để đi đến kết quả cuối cùng.
Ví dụ số 9831 đến 6174 sau 7 phép trừ:
9831 – 1389 = 8442
8442 – 2448 = 5994
9954 – 4599 = 5355
5553 – 3555 = 1998
9981 – 1899 = 8082
8820 – 0288 = 8532 (cho số 0 vào trước hoặc sau để đủ 4 số, không được 882 – 288 = 594)
8532 – 2358 = 6174
Theo Trí Thức Trẻ

Xây nhà chọc trời trong 18 ngày, nhựa đường chống lũ lụt là hai trong số những phát minh nổi bật nhất năm 2015.

Mỗi ngày trôi qua, thế giới lại xuất hiện thêm nhiều khám phá khoa học thú vị và quan trọng đối với cuộc sống con người. Bài viết sau sẽ cùng các bạn điểm qua một số phát minh độc đáo và quan trọng nhất trong năm 2015.
1. Loại gel đặc biệt giúp cầm máu chỉ với 12 giây
VetiGel là một loại gel đặc biệt được chiết xuất từ tảo, có tác dụng cầm máu nhanh chỉ với 12 giây.
Gel được cấu tạo từ những sợi nhỏ, sẽ lắp ghép vào nhau như những miếng xếp hình để che kín miệng vết thương.
Tấm gel phủ lên miệng vết thương sẽ được tích hợp theo các mô bị tổn thương, do đó người dùng không phải bận tâm về việc lau rửa hay loại bỏ nó.
Theo dự tính, cuối năm 2015 loại gel này sẽ được thử nghiệm trong ngành thú y và nếu đạt kết quả tốt sẽ sớm được áp dụng trên người.
2. Bê tông “háo nước” hấp thụ được hơn 3.000 lít nước mỗi phút
Đầu năm nay, một công ty tại Anh đã cho ra mắt sản phẩm bê tông có tác dụng rất tốt trong việc hút nước. Cụ thể, loại bê tông đặc biệt này có thể thấm được 880 gallons (khoảng 3.300 lít nước) chỉ trong vòng 1 phút.
Phát minh này hứa hẹn là một bước đột phá để khắc phục hậu quả do ngập lụt. Các bạn có thấy cái viễn cảnh mưa to đến mấy cũng không phải lội nước thực sự rất... "kích thích" không?
3. Tìm ra vaccine chống Ebola
Vaccine chống Ebola có tên gọi rVSV-ZEBOV đã được thử nghiệm trên 4.000 người Guinea và đã đem lại hiệu quả gần như tuyệt đối 100%.
Vaccine này được phát triển bởi công ty dược phẩm Merck với sự tài trợ của Tổ chức Y tế Thế giới với hy vọng giúp loài người thoát khỏi đại dịch nguy hiểm.
4. Xây dựng nhà chọc trời chỉ trong … 18 ngày
Mới đây một công ty xây dựng của Trung Quốc đã xây dựng thành công một tòa nhà 57 tầng chỉ trong vỏn vẹn 18 ngày. Tòa nhà được xây dựng theo phương thức lắp ráp - thực hiện từng phần nhỏ rồi ráp lại với nhau.
Công ty đang có tham vọng tiếp tục xây thêm một tòa nhà chọc trời khác cao hơn, khoảng... 220 tầng. Những tòa nhà này đều đạt tiêu chuẩn giống như các tòa nhà chọc trời thông thường.
5. Dự báo thời tiết chính xác hơn với công nghệ vệ tinh mới
Theo những thông báo mới nhất, công ty vệ tinh của Mỹ dự kiến sẽ tung ra loại vệ tinh mới thiết kế nhỏ gọn hơn nhưng sẽ dự báo chính xác hơn, với năng suất cao hơn gấp 5 lần những vệ tinh dự báo thời tiết hiện tại.
Điều này cho phép thông tin thu được sẽ chính xác và cụ thể hơn.
6. Muỗi biến đổi gene để chiến đấu chống lại dịch bệnh
Công ty sinh học Oxitec (Anh ) mới bắt đầu triển khai một dự án mới: biến đổi gene cho loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và bệnh chikungunya (một bệnh do virus gây nên tương tự với sốt xuất huyết) nhằm hạn chế dịch bệnh.
Những con muỗi đực bị biến đổi gene sẽ được thả ra tự nhiên để giao phối với các con cái. Thế hệ sau của những con muỗi này mang gene đột biến và sẽ chết trước khi đủ khả năng sinh sản.
7. Du lịch dễ dàng hơn nhờ... Google dịch
Vào tháng 7, Google đã chính thức cập nhật ứng dụng Google Translate và thêm vào đó tính năng dịch 20 ngôn ngữ tức thì ngay trên camera.
Điều này sẽ cho phép việc du lịch trở nên dễ dàng hơn khi bạn chỉ cần giơ điện thoại lên là có thể hiểu được nội dung trên những tấm bảng chỉ dẫn.
8. Vaccine sốt xuất huyết mới hứa hẹn giảm đáng kể tỷ lệ tử vong
Công ty dược phẩm Pháp - Sanofi Pasteur sẽ được cấp phép phát hành loại vaccine mới chống sốt xuất huyết tại 20 quốc gia vào cuối năm nay.
Loại vaccine này được đánh giá là một cột mốc quan trọng giúp giảm tỷ lệ người chết do căn bệnh này tới 50% vào năm 2020.
9. Người mù màu sẽ sớm... nhìn thấy màu
Những người mắc chứng mù màu đã có thể cảm nhận được màu sắc nhờ loại kính râm đặc biệt do công ty EnChroma phát minh.
Cụ thể, mắt kính sẽ chặn một số phổ ánh sáng một cách có chọn lọc, đưa dải ánh sáng trở lại quang phổ "có thể nhìn được" đối với người mù màu.
Tuy nhiên số lượng người sử dụng loại kính này còn rất hạn chế, bởi giá của mỗi chiếc kính được dao động từ 329 đến 699 USD (khoảng 7,3 đến 15,5 triệu VND).
10. Thuốc được “in” 3D - đột phá mới trong ngành sản xuất dược phẩm
Mùa hè vừa qua, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã cho phép “in” những viên thuốc đầu tiên với công nghệ in 3D.
Những viên thuốc đặc biệt này có hình dạng và chất lượng không kém gì những viên thuốc bình thường. Thậm chí công nghệ in 3D còn cho phép việc điều chỉnh thành phần hay lượng nguyên liệu được dễ dàng hơn.
11. Kiểm tra “sức khỏe” cho biển cả
Công ty hóa học Sunburst Sensors (Mỹ) mới đây đã công bố một phương pháp mới giúp kiểm tra “sức khỏe” cho nước biển.
Cụ thể, phương pháp này sẽ đo lượng axit có trong nước biển. Lượng axit này đến từ khí CO2 trong không khí, khi đi vào nước biển đã chuyển thành axit.
Việc đo được lượng axit trong nước biển sẽ cung cấp thêm cho các khoa học gia thông tin môi trường sống dưới đại dương. Sau khi đưa ra kết luận tình trạng nước biển, chúng ta có thể tìm ra những phương pháp bảo vệ đại dương hiệu quả hơn.
12. Chế tạo thành công sừng tê giác nhân tạo
Một công ty công nghệ sinh học tại Mỹ đã thực hiện được một bước đột phá: chế tạo thử nghiệm thành công sừng tê giác nhân tạo trong phòng thí nghiệm.
Các nhà khoa học đã sử dụng nấm men để tạo ra chất sừng keratin, nguyên liệu chính cấu tạo nên sừng tê giác, rồi lấy đó làm “mực” để đem đi in bằng công nghệ in 3D.
Việc tự tổng hợp sừng tê giác được xem như một bước đột phá quan trọng giúp bảo vệ loài tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Theo Kênh 14

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa chiều cao và tuổi thọ, kết quả của nghiên cứu này đã thật sự gây sốc.

Các nhà khoa học tại Đại học Scotland, thành phố Glasgow và Đại học Norway khoa Khoa học và công nghệ đã công bố kết quả nghiên cứu mới về mối liên hệ giữa tuổi thọ với chiều cao của con người.
Giáo sư Pat Monaghan cho biết họ vẫn chưa thể giải thích khoa học về việc này nhưng ông đưa ra giả thuyết:
“Việc phát triển một cơ thể cao lớn nghĩa là các tế bào phải phân chia nhiều hơn. Kết quả, các telemere bị phá hủy nhanh hơn. Dẫn đến các chức năng của tế bào kém hiệu quả hơn”.
“Lý do tại sao cơ thể to lớn có tuổi thọ các telemere ngắn hơn có lẽ cũng liên hệ với sự tăng trưởng của quá trình phá hủy DNA để phát triển nhanh hơn.
Trở nên to lớn có nhiều lợi thế, tất nhiên, nhưng nghiên cứu này chỉ ra rằng nó cũng có thể chúng ta phải trả giá cho điều này”.
 Biểu đồ chiều cao và tuổi thọ
Biểu đồ chiều cao và tuổi thọ
Kết quả này được đăng tải trên nhiều trang khoa học như Science.allembru.com, Huffingtonpost.co.uk, Dailymail.co.uk hay tạp chí tạp chí Proceedings of the Royal Society B journal.
 Tôi cao hơn - Đúng, nhưng tôi sống lâu hơn
"Tôi cao hơn" - "Đúng, nhưng tôi sống lâu hơn"
Một nghiên cứu tại Sardinia ở Island đăng trên trang Dailymail nhận thấy rằng những người có chiều cao thấp thường sống lâu hơn 2 năm khi họ khảo sát 550 người từ năm 1866 và 1915.
Không chỉ vậy nghiên cứu còn chỉ ra điều này đúng với thế giới sinh vật khi nghiên cứu chó, chuột, khỉ hay voi.
 Động vật cũng theo quy tắc này
Động vật cũng theo quy tắc này
Một giải thích khác đăng trên trang Independent lại đưa ra giả thuyết về việc những người thấp hơn trung bình mang trong mình loại “gen sống lâu” (longevity gene) FOXO3.
Nghiên cứu này đã khảo sát 8000 người ở Mỹ gốc Nhật tại Hawaii về mối liên hệ giữa chiều cao và tuổi đời.
 Gen sống lâu FOXO3 giúp người lùn có thể sống lâu hơn?
Gen sống lâu FOXO3 giúp người lùn có thể sống lâu hơn?
Trong số các đối tượng nghiên cứu, khoảng 1.200 người đã sống tới tuổi ngoài 90 và 100. Đặc biệt, ước tính gần 250 người trong số họ vẫn sống tới ngày nay.
Đồng tác giả nghiên cứu và hiện là giáo sư tại Đại học Hawaii, ông Bradley Willcox cho hay: “Nghiên cứu này lần đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa kích thước cơ thể và gen”.
 Những nghiên cứu chưa thể giải thích chính xác nhưng thống kê lại chỉ ra điều đó
Những nghiên cứu chưa thể giải thích chính xác nhưng thống kê lại chỉ ra điều đó
"Chúng tôi đã chia những người tình nguyện thành 2 nhóm: Một nhóm có chiều cao từ 1,58m trở xuống và nhóm còn lại có chiều cao trên 1,64m.
Kết quả là, nhóm có chiều cao từ 1,58m trở xuống sống lâu nhất. Sự phân loại rõ ràng có thể thấy ở đàn ông có chiều cao từ 1,5m đến trên 1,8m. Nam giới nào càng cao, người đó càng sống không thọ".
 Cao chưa hẳn đã tốt
Cao chưa hẳn đã tốt
Một nghiên cứu khác được công bố năm 2012 cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu theo dõi đàn ông trên hòn đảo Sardinia của Ý cũng hé lộ rằng, đàn ông thấp sẽ sống thọ hơn trung bình 2 năm so với những bạn đồng giới cao hơn.
 Người lùn và cao nhất gặp nhau
Người lùn và cao nhất gặp nhau
Ông Willicox chia sẻ: "Chúng tôi đã phát hiện ra gene này ở động vật nhưng chưa từng biết tới FOXO3 ở người. Loài người có cùng hoặc hơi khác một chút so với phiên bản gene FOXO3 ở chuột, giun tròn hay ruồi.
Ngay cả men bia cũng có phiên bản của gene FOXO3, điều này cho thấy, FOXO3 có vai trò quan trọng trong tuổi thọ ở tất cả các loài sinh vật nói trên".
Tuy nhiên chiều cao giúp chúng ta có lợi thế trong cuộc sống
Tuy nhiên chiều cao giúp chúng ta có lợi thế trong cuộc sống
Các chuyên gia Anh đã rà soát lại 130 cuộc nghiên cứu tổng hợp thông tin về chiều cao của gần 1,1 triệu người, cùng với nguyên nhân qua đời của họ.
Khi nghiên cứu những xu hướng trong kho dữ liệu trên, các nhà khoa học phát hiện có sự liên hệ giữa chiều cao của con người với những khả năng tử vong của họ theo nhiều cách khác nhau.
"Vào thời kỳ đầu của ngành bảo hiểm, các công ty nhìn vào chiều cao của khách hàng như một chỉ số cho tuổi thọ", David Batty - chuyên gia dịch tễ học và y tế cộng đồng tại Đại học College London từng nói.
 Ai sẽ thắng?
Ai sẽ thắng?
Theo dữ liệu, những người tham gia được sinh ra từ năm 1900 đến 1960, 85% là da trắng, 93% sống ở Bắc Mỹ hoặc châu Âu.
Các nhà nghiên cứu cũng cân nhắc đến thực tế là con người ngày càng cao hơn, với chiều cao trung bình tăng khoảng 6,85mm trong mỗi 5 năm.
 Nếu được chọn bạn sẽ chọn làm người cao hay lùn?
Nếu được chọn bạn sẽ chọn làm người cao hay lùn?
Chiều cao trung bình của nam giới trong báo cáo trên là 1,73m, phụ nữ là 1,6m. Một lý do để giải thích tại sao những người cao thường chết vì nhiều loại ung thư là do họ có cơ quan nội tạng lớn hơn, từ đó nguy cơ tế bào ung thư xuất hiện cũng tăng theo.
Theo Soha

Bạn có tin, kim cương nay đã không còn là vật liệu cứng nhất quả đất này nữa.

Kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Bắc bang Carolina (Mỹ) đã cho thấy một dạng thù hình mới của carbon, mang tên Q-carbon. Theo các chuyên gia, dạng mới này có cấu tạo cứng hơn cả kim cương.

 Q-carbon với cấu trúc cứng hơn cả kim cương

Theo Jay Narayan - chủ nhiệm nghiên cứu thì trong các dạng thù hình của carbon, cấu trúc tinh thể của kim cương là cứng nhất. Nhưng ông cho biết: "Chúng tôi đã tạo nên một trạng thái mới của carbon. Nơi duy nhất tìm thấy thứ này trong tự nhiên có lẽ là tại lõi của một số hành tinh".

Để tạo nên Q-carbon, Narayan đã đặt một lớp carbon vô định hình (loại carbon không có cấu trúc cụ thể) lên một mặt phẳng cứng, rồi bắn tia laser vào đó. Tia laser đã giúp "định hình" lại cấu trúc này thành dạng tinh thể, với độ cứng vượt trội so với kim cương. 


Hiện nay các nhà nghiên cứu mới chỉ tạo được lớp Q-carbon dày khoảng 40 - 500 nanomet (khoảng 0,0005milimet). Theo các chuyên gia, Q-carbon mang từ tính và có thể phát sáng khi gặp từ trường. 
Dù chỉ dừng ở mức tìm hiểu rất cơ bản, nhưng vật liệu này đem lại tiềm năng sản xuất màn hình siêu mỏng và siêu bền trong tương lai. 

Ngoài ra, các khoa học gia cho biết ta có thể tạo nên kim cương siêu nhỏ từ Q-carbon, bằng cách điều chỉnh lại tốc độ hạ nhiệt khi bắn tia laser vào đó.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ứng dụng Vật Lý (Mỹ).

Theo Trí Thức Trẻ

Theo các nhà khoa học, ước tính, trên Trái Đất có từ 5 tới 20 vụ tuyệt chủng hàng loạt lớn trong khoảng 540 triệu năm gần đây.
Hai nhà cổ sinh vật học Jack Sepkoski và David M. Raup, trong một bài báo năm 1982, đã xác định 5 vụ đại tuyệt chủng nổi bật và được đông đảo giới khoa học tán thành.
5 sự kiện tuyệt chủng xảy ra ở các thời kỳ, gồm: Cuối kỷ Ordovic, Kỷ Devon muộn, Cuối kỷ Permi, Cuối kỷ Triat, Cuối kỷ Creta.
Cụ thể:
1. Cuối kỷ Creta (tuyệt chủng K-T) xảy ra 65 triệu năm trước đánh dấu sự chuyển tiếp từ kỷ Creta sang kỷ Paleogen. Khoảng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã tuyệt chủng sau biến cố này.
Sự kiện này đánh dấu chấm dứt thời kì thống trị của khủng long, mở ra con đường cho sự phát triển của động vật có vú và chim trở thành những sinh vật thống trị mặt đất.
Nó cũng tiêu diệt một lượng lớn các loài sinh vật cố định ở biển (như san hô, chân ngỗng...) khiến số lượng các loài này giảm xuống còn 33%.
 Hình minh họa
Hình minh họa
 Hình minh họa
Hình minh họa
Tuyệt chủng K-T là một vụ tuyệt chủng không đồng đều. Có những sinh vật bị tuyệt chủng hoàn toàn, một số khác chịu những ảnh hưởng nặng nề và một số lại hầu như không bị ảnh hưởng đáng kể.
2. Sự kiện tuyệt chủng Kỷ Trias–Jura, xảy ra 205 triệu năm về trước đánh dấu bước chuyển từ kỷ Triat sang kỷ Jura. Khoảng 23% số lượng họ và 48% số chi (bao gồm 20% số họ và 55% số chi sinh vật biển) tuyệt chủng.
Trên mặt đất, phần lớn các sinh vật thuộc nhóm bò sát thuộc phụ lớp thằn lằn cổ (archosauria) ngoại trừ khủng long đều tuyệt chủng.
Bên cạnh đó là sự biến mất của hầu hết sinh vật thuộc nhóm bò sát thuộc bộ thằn lằn cung thú (therapsida) và phần lớn động vật lưỡng cư.
 Hình minh họa
Hình minh họa
Chính những nhân tố này đã tạo ra cơ hội có một không hai cho khủng long giành vị trí thống trị trên đất liền suốt kỷ Jura và kỷ Creta sau đó.
Nhóm bò sát thuộc phụ lớp thằn lằn cổ sống dưới nước, tổ tiên của loài cá sấu ngày nay, tiếp tục thống trị các vùng nước ngọt.
Và bò sát thuộc nhóm sọ hai cung (Diapsida) không bao gồm các loài archosaur (tức là các loài thuộc nhóm thằn lằn cổ rắn (Sauropterygia), thằn lằn cá (Ichthyopterygia)...) thống trị biển cả.
Một nhánh của lưỡng cư là Temnospondyl gồm một số loài lưỡng cư cỡ lớn cũng vẫn tồn tại tiếp cho đến kỷ Creta ở Australia.
3. Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi - kỷ Triat, xảy ra 251 triệu năm về trước giữa 2 kỷ Permi và kỷ Triat. Đây là vụ tuyệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử sinh học, giết chết 57% số họ và 83% số chi (trong đó có 53% số họ và 84% số chi sinh vật biển).
 Hình minh họa
Hình minh họa
Sự kiện này đã tiêu diệt hoàn toàn khỏi Trái Đất 96% số loài sinh vật biển và 70% số loài sống trên cạn, bao gồm cả động vật có xương sống, côn trùng và thực vật.
Nó đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình tiến hóa trên Trái Đất: trên Mặt đất, động vật thuộc nhóm bò sát dạng thú (Synapsida) đánh mất ưu thế.
 Hình minh họa
Hình minh họa
Cần đến 30 triệu năm để các nhóm sinh vật có xương sống phục hồi số lượng và sự đa dạng. Chỗ trống của nhóm Synapsida sau đó được thay thế bởi nhóm thằn lằn cổ Archosauria.
Ở biển, nhóm động vật sống cố định đã giảm từ 67% xuống còn 50% trong tổng số động vật biển. Thực sự thì đối với nhóm sinh vật biển, thời kì cuối kỷ Permi là một thời kì khó khăn.
4. Sự kiện tuyệt chủng kỷ Devon muộn, xảy ra cách đây 360 đến 375 triệu năm, ngay trước thời điểm chuyển giao giữa kỷ Devon và kỷ Cacbon.
 Hình minh họa
Hình minh họa
Cuối tầng Frasne, một chuỗi dài các vụ tuyệt chủng liên tiếp đã tiêu diệt 19% số họ, 50% số chi và 70% số loài. Có những chứng cứ cho thấy đây là một chuỗi các vụ tuyệt chủng liên tiếp kéo dài có thể lên đến 20 triệu năm.
5. Sự kiện tuyệt chủng kỷ Ordovic - kỷ Silur, xảy ra 440 đến 450 triệu năm về trước đánh dấu ranh giới giữa 2 kỷ Ordovic và kỷ Silur. Đã có 2 vụ tuyệt chủng liên tiếp trong giai đoạn này, tiêu diệt 27% số họ, 57% số chi.
 Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 Hình minh họa
Hình minh họa
Đây được đánh giá là vụ tuyệt chủng lớn thứ hai trong lịch sử Trái Đất nếu đánh giá theo tỉ lệ số chi bị tiêu diệt.
Liệu Trái đất có xảy ra cuộc đại tuyệt chủng thứ 6?
Tất cả các cuộc tuyệt chủng trong lịch sử đều do thiên nhiên gây ra, diễn ra có tính chu kỳ. Mỗi sự sụp đổ đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, tạo điều kiện phát triển cho nhiều sinh vật có sức sống mạnh mẽ.
Câu hỏi được các nhà khoa học đặt ra là, liệu cuộc Đại Tuyệt chủng thứ 6 có xuất hiện?
 Đại tuyệt chủng thứ 6 do con người gây ra.
Đại tuyệt chủng thứ 6 do con người gây ra.
Thực tế, nó đang có dấu hiệu manh nha bắt đầu. Lần này không phải do thiên nhiên nữa, mà chính con người đang tiến hành cuộc “tự sát”.
Sẽ không phải là núi lửa phun trào, thiên thạch va chạm, mực nước biển thay đổi đột ngột, mà là ô nhiễm môi trường, suy thoái sinh cảnh, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu…
 Hình minh họa
Hình minh họa
Theo nghiên cứu chung của các nhà khoa học thuộc các trường đại học hàng đầu của Mỹ (gồm: các trường Stanford, Princeton và Berkeley) thì số lượng các loài động vật có xương sống đang biến mất với tốc độ cao hơn 114 lần so với bình thường.
Điều này có nghĩa là số lượng loài đã bị tuyệt chủng trong vòng 100 năm qua bằng số lượng loài tuyệt chủng trong 11.400 năm.
Theo Gerardo Ceballos, tác giả chính của nhóm nghiên cứu, nói thêm:"Nếu sự biến mất của các loài còn tiếp tục, cuộc sống sẽ mất nhiều triệu năm để phục hồi và loài người chúng ta có khả năng sẽ biến mất sớm hơn".
Theo Trí Thức Trẻ

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.