Articles by "Khoa-hoc"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa-hoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Trong suốt nhiều năm, các khoa học gia vẫn tranh cãi về nguồn gốc của nước trên Trái đất: có sẵn hay do thiên thạch mang đến.

Trong nhiều năm, giới khoa học chưa khi nào biết chắc được nguồn nước đang hiện diện trên hành tinh của chúng ta bắt nguồn từ đâu: do hành tinh tự hình thành, hay do thiên thạch mang tới. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Hawaii (Mỹ) tin rằng họ đã tìm được câu trả lời.
151113water01-e0347
Phân tích lớp đá cổ tại đảo Baffin (Canada)
Bằng việc phân tích các lớp đá cổ tại đảo Baffin (Canada), các nhà nghiên cứu đã tìm ra những bằng chứng xác thực cho thấy nước là thứ luôn hiện hữu trên Trái đất của chúng ta. Cụ thể, các khoa học gia đã tìm thấy tinh thể chứa những giọt nước rất nhỏ bên trong lớp đá tại đây.

Những lớp đá này tới từ vỏ Trái đất - tức là không chịu tác động từ yếu tố bên ngoài hành tinh. Và nước được tìm thấy trong đó có thành phần giống như nguồn nước chúng ta vẫn thấy ngày nay.
151113water02-8d980


Nước được tạo thành từ các phân tử oxy và hydro, trong đó hydro có tới 3 dạng thù hình: Hydro, deuterium và tritium. Nước được tạo bởi oxy và deuterium được gọi là nước nặng. Các chuyên gia cho biết, sao chổi hay thiên thạch nếu có chứa nước thì chủ yếu sẽ là nước nặng.

Các nhà nghiên cứu cũng không bác bỏ khả năng nước đến từ thiên thạch, nhưng họ tin rằng nguồn nước này không thể giải thích vì sao hành tinh của chúng ta có các đại dương khổng lồ.
151113water03-dae03
Các sao chổi hay thiên thạch có thể bổ sung nước cho Trái đất, nhưng không đáng kể

Theo tiến sĩ Lydia Hallis, chủ nhiệm nghiên cứu: "Có thể các thiên thạch đã mang thêm nước đến cho Trái đất, nhưng các số liệu của chúng tôi cho thấy Trái đất đã có nước ngay từ buổi sơ khai, và việc nguồn nước đến từ thiên thạch không mang nhiều ý nghĩa".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.

Theo Kênh 14

Não của những người thông minh phát triển hoàn toàn khác với người bình thường, theo nghiên cứu mới công bố.

Não người là cơ quan phức tạp nhất trên cơ thể
Não người là cơ quan phức tạp nhất trên cơ thể
Sau khi phân tích “khả năng liên kết” giữa các vùng khác nhau của não bộ ở 461 người tình nguyện khỏe mạnh, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford (Anh) đã phát hiện mối liên kết giữa các vùng khác nhau của não bộ có ảnh hưởng tới khả năng nhận thức và thành công trong cuộc sống của một cá nhân.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những cá nhân có khả năng liên kết tốt giữa vùng khác nhau của não bộ, thường có vốn từ vựng nhiều, trí nhớ tốt, hài lòng với cuộc sống, được giáo dục chu đáo và thu nhập cao.
Ngược lại, khả năng liên kết yếu của não bộ thường gặp ở những người nóng nảy, mất ngủ hay nghiện ma túy.
Não người thông minh…khác với người bình thường
Não người thông minh…khác với người bình thường
“Chúng tôi đã cố gắng tìm ra mối liên quan giữa những gì có thể nhìn thấy trong não bộ với những hành vi ở những người khác nhau.
Bằng cách này, chúng tôi hy vọng có thể hiểu được điều gì đang xảy ra ở trong não bộ”, giáo sư Stephen Smith, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.
Để biết được mối liên kết của các vùng trong não bộ, nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để ghi lại hình ảnh thời gian thực về hoạt động trong não bộ của những người tình nguyện.
Và sau đó xem hoạt động này liên quan như thế nào với 280 hành vi khác nhau hay những chỉ số về nhân khẩu học như vốn từ vựng, giáo dục và thu nhập.
Mỗi phân tích fMRI có thể cho thấy khả năng liên kết diễn ra giữa khoảng 200 vùng của não bộ.
Từ phân tích này, các nhà khoa học có thể biết được mức độ liên kết giữa các vùng não khác ở từng người tham gia nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về bản chất của trí thông minh, hiện đang được đo bằng những bài test kiểm tra nhiều kỹ năng trí óc khác nhau.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có thể ứng dụng nghiên cứu để tìm ra phương pháp giúp mọi người tăng khả năng liên kết giữa các vùng não.
Theo Ngaynay.vn

Những bước tiến mới trong công nghệ hiện nay có thể tạo nên sự đột phá trong thế giới chúng ta đang sống.

Với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ, khoa học đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng kinh ngạc, biến những thứ tưởng như chỉ có trong truyện viễn tưởng trở thành sự thực.

Bài viết sau sẽ giới thiệu tới các bạn những đột phá khoa học đáng chú ý nhất hiện nay đang nắm giữ tiềm năng thay đổi toàn bộ thế giới của chúng ta.

1. Thịt nhân tạo - nguồn cung thực phẩm mới cho con người

Vào năm 2013, đội ngũ nghiên cứu sinh tại ĐH Maastricht (Hà Lan) đã sáng tạo nên một chiếc bánh hamburger rất đặc biệt - với phần thịt được tổng hợp trong phòng thí nghiệm.
151026future03-26ab9

Cụ thể, phần thịt bò được chế tạo từ 20.000 sợi cơ nhân tạo trong suốt 3 tháng từ tế bào gốc của một con bò. Tổng chi phí để sản xuất một lát thịt bò nhân tạo như vậy là 300.000 USD (khoảng 6,7 tỉ VNĐ).
151026future04-26ab9
Miếng thịt bò có giá 6,7 tỉ đồng...

Tuy nhiên, mới đây các khoa học gia cho biết họ đang bắt đầu dự án để giảm bớt con số khủng khiếp phía trên. Công nghệ này đang được kỳ vọng rất lớn để thay thế thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên trong vòng 10 năm tới.

Với sự lên ngôi của thực phẩm nhân tạo, việc nuôi giết gia súc, gia cầm sẽ được hạn chế, góp phần đáng kể cho việc bảo vệ môi trường.

2. Tế bào​ nhân tạo - thứ có thể cứu sống hàng triệu người

Vào năm 2010, viện nghiên cứu tư nhân J. Craig Venter (Mỹ) tuyên bố họ đã chế tạo thành công tế bào sống nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu Craig Venter cho biết ông cùng các đồng sự đã mất đến 15 năm, tốn tổng cộng 40 triệu USD (khoảng 889 tỉ VNĐ) để có thể tổng hợp thành công tế bào sống nhân tạo này.
151026future07-26ab9

Đây là một trong những công nghệ đột phá nhất trong giới sinh học hiện nay. Sự xuất hiện của tế bào nhân tạo có thể giúp con người thay thế những tế bào mang bệnh trong cơ thể, thậm chí là chữa trị dứt điểm căn bệnh ung thư nguy hiểm.
151026future08-26ab9

Bên cạnh đó tế bào nhân tạo còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Chúng ta có thể ứng dụng loại tế bào này để chế tạo vi khuẩn công nghiệp giúp sản xuất xăng, vaccine và một số sản phẩm thương mại khác.

3. Công nghệ đưa con người "chết tạm thời" - bước đột phá trong ngành y học thế giới


Năm 2014, các bác sĩ tại bệnh viện Pennsyvalnia (Mỹ) đã thành công trong việc tạm ngưng mọi hoạt động của một cơ thể sống, hay đơn giản hơn đó là đưa một người vào trạng thái "chết giả".
151026future01-26ab9

Để thực hiện điều này, máu của bệnh nhân sẽ được rút toàn bộ và được thay thế bởi một dung dịch đặc biệt. Lúc này cơ thể người bệnh sẽ giảm xuống chỉ còn 10 độ C, đồng thời mọi chức năng sống như hệ tuần hoàn, hô hấp hay thậm chí là hoạt động của não sẽ ngừng hoạt động.
151026future02-26ab9

Công nghệ này được cho là một bước đột phá lớn trong ngành y học. Việc đưa con người vào trạng thái chết giả sẽ giúp các bác sĩ có thêm thời gian cho những ca phẫu thuật "khó nhằn", đồng thời làm tăng khả năng sống sót của bệnh nhân. Sau ca phẫu thuật thành công, máu sẽ được bơm ngược vào cơ thể, còn bệnh nhân sẽ phục hồi chỉ sau vài tiếng.

Bên cạnh đó, những người... giàu tưởng tượng hơn còn cho rằng công nghệ này sẽ giúp những người mắc bệnh hiểm nghèo có thêm cơ hội sống sót, bằng cách đưa họ vào trạng thái ngủ đông.  Những người này sẽ chỉ phải đợi đến khi nhân loại có đủ khả năng chữa bệnh cho họ trong tương lai.

4. Kích hoạt khả năng “thần giao cách cảm” của con người

Năm 2014, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công khả năng “bắt sóng não” ở người - thứ được cho là nguồn gốc của "thần giao cách cảm" .
151026future11-26ab9

Cụ thể, 2 tình nguyện viên tham gia thí nghiệm được đặt một thiết bị lên đầu để thu sóng bộ não rồi nói “Xin chào” với nhau. 

Đáng chú ý là hai người này ở cách nhau rất xa, một người ở Pháp, còn người kia ở Ấn Độ. Sóng não sẽ được thu vào máy tính và truyền đến người kia qua kết nối Internet.
151026future12-26ab9

Theo báo cáo, lời chào mà họ nhận được từ người kia xuất hiện trong đầu họ giống như những làn sóng ánh sáng. Điều này cho thấy việc con người có thể “thần giao cách cảm” bất kể khoảng cách địa lý chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tuy nhiên nghiên cứu này đang gây tranh cãi khi một số nhà khoa học cho rằng việc chỉ cần "nhìn nhau là hiểu" có thể giết chết các phương pháp giao tiếp truyền thống của con người.

5. "Viết" lại gene người - bước đột phá vĩ đại

Năm 2015, các nhà khoa học Trung Quốc công bố họ đã tìm ra cách "viết" lại gene trên cơ thể người - điều mà rất nhiều khoa học gia đã thử nhưng chưa thành công.
151026future09-26ab9

Bằng việc sử dụng 86 phôi gene, các khoa học gia đã thành công trong việc thiết kế lại 28 gene trong số này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc viết lại gene có thể đem lại những sự đột biến không mong đợi. 

Chính vì thế, việc nghiên cứu thay đổi gene luôn là lĩnh vực được kiểm soát nghiêm ngặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.
151026future10-26ab9

Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng công nghệ mới này sẽ cho phép con người có thêm khả năng chống chọi với nhiều loại bệnh tật - từ chứng máu khó đông đến HIV. 

Ngoài ra, việc "thiết kế" lại gene còn giúp chúng ta ngăn ngừa trên 10.000 chứng bệnh khác nhau, đem lại tiềm năng cứu sống hàng triệu người trên thế giới.

Theo Trí Thức Trẻ

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao những cây kem mát lạnh, cốc sirô đá bào ngon lành đôi khi đem lại những cảm giác tê buốt từ cổ họng cho đến tận não?

Vào ngày thời tiết nóng nực, một cây kem hay một cốc nước lạnh quả thực là một cách được nhiều người lựa chọn để giải nhiệt. 
Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc rằng mỗi khi ăn kem hay uống nước quá lạnh, bạn dễ gặp phải hiện tượng lạnh cóng từ vòm họng cho tới trên tận đỉnh đầu? Hiện tượng này khá khó chịu, nhưng vì sao chúng lại xuất hiện?
151023brain03-9440c
Ước tính rằng trên thế giới, cứ 3 người sẽ có một người đã từng trải qua cảm giác bị buốt óc vì ăn đồ ăn lạnh ít nhất một lần trong đời.
Hiện tượng này được ghi nhận xuất hiện trên những văn bản in từ năm 1939 và được chính thức công nhận là chứng đau đầu gây ra bởi thực phẩm lạnh vào năm 1988 bởi Hiệp hội Đau đầu Quốc tế.
Đến năm 2013, hiện tượng này đã được các chuyên gia và nhà nghiên cứu chính thức được gọi tên là “chứng đau đầu do kích thích lạnh”.
Nếu bạn vô tình mắc phải hiện tượng này, vị trí đau nhức nhất ở trên đầu thường là ở ngay phía sau trán, ngoài ra còn có những vị trí khác ở gần tai hoặc phía sau mắt. 
151023brain05-6e558
Khi bị buốt óc bởi thực phẩm quá lạnh, ngay lập tức bạn sẽ phải trải qua một cảm giác căng thẳng dồn dập theo từng cơn và như thể đang có một vật nhọn đâm ở trong đầu. Đây hoàn toàn là một cảm giác không hề dễ chịu cho những ai không may mắc phải nó.
Nguyên nhân của những cơn đau đầu này xuất phát từ hệ thống thần kinh cảm giác trong miệng, với một hệ thống gồm rất nhiều dây thần kinh. Đây là những bó dây thần kinh có chức năng truyền cảm giác nhận được từ vòm miệng lên bộ xử lý của não.
151025brain01-75788
Mỗi khi tiếp nhận cái lạnh, ngay lập tức những dòng máu nóng sẽ được huy động lên não - được não phân phối đi để làm ấm hơn cho vùng bị lạnh trên cơ thể. 
Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ sẽ khiến các mạch máu xảy ra hiện tượng co thắt và giãn nở liên tục nhằm giúp cơ thể nhanh chóng đáp ứng các kích thích lạnh.
151023brain02-75788

Sau khi quan sát hiện tượng, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng chính những sự co thắt và giãn nở liên tục của mạch máu trong vòm họng là nguyên nhân trực tiếp gây ra những cơn đau buốt khi ta đưa thực phẩm lạnh vào miệng để ăn.
Dựa vào cơ chế trên, các nhà khoa học đã kết luận, đây là một hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý trong việc ăn uống để có thể hạn chế hiện tượng này để tránh nguy cơ ảnh hưởng tới não bộ và hệ thần kinh.
151023brain04a-6e558
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu khác còn cho rằng hiện tượng buốt óc khi ăn đồ quá lạnh này có một mối liên hệ mật thiết với chứng đau nửa đầu.
Vào năm 2004, Macit Selekler, một nhà thần kinh học Thổ Nhĩ Kỳ cùng các đồng nghiệp đã làm một thí nghiệm. Ông yêu cầu các tình nguyện viên đặt một khối nước đá nhỏ vào miệng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, 60% tình nguyện viên cảm thấy buốt óc và 80% trong số những người này mắc chứng đau nửa đầu.
151023brain08-ddb2a
Một nhà thần kinh học khác người Đài Loan - Jong-Ling Fuh cho rằng, hiện tượng ăn kem buốt óc và chứng đau nửa đầu có liên quan đến nhau. 
Đã có 9.000 thiếu niên trong độ tuổi từ 13 - 15 tình nguyện tham gia thí nghiệm. Có tới 40% trong số họ cảm thấy hiện tượng buốt óc và 15% trong số đó được xác nhận có sự xuất hiện của bệnh đau nửa đầu.
Cho tới nay, mối quan hệ mật thiết giữa hiện tượng buốt óc và bệnh đau nửa đầu vẫn đang trong công cuộc nghiên cứu. Các nhà khoa học hiện vẫn đang làm việc để có thể đưa ra một kết luận chính thức cuối cùng về mối quan hệ này.
Tuy nhiên theo ý kiến các chuyên gia hiện nay, nếu một người có dấu hiệu của sự buốt óc sau khi ăn thực phẩm quá lạnh thì nhiều khả năng đó chính là dấu hiệu của một lời cảnh báo cho bệnh đau nửa đầu. Dù lời cảnh báo này chưa được chính thức công nhận bởi giới khoa học nhưng cũng là một biện pháp cho chúng ta phòng ngừa căn bệnh trên.
Theo Trí Thức Trẻ

Các bằng chứng mới được phát hiện về Trái đất có thể khiến những người mong muốn gặp người ngoài hành tinh thấy buồn lòng.

Kết quả nghiên cứu mới đây có thể sẽ khiến những người mong muốn gặp người ngoài hành tinh thấy thất vọng khi chỉ ra, Trái đất của chúng ta có thể là một trong những hành tinh đủ điều kiện duy trì sự sống đầu tiên trong vũ trụ.

Cụ thể, các khoa học gia thuộc Viện Khoa học thiên văn vũ trụ tại Baltimore (Maryland, Mỹ) tin rằng khi hệ Mặt trời hình thành vào 4,6 tỉ năm trước, chỉ có khoảng 8% hành tinh trong vũ trụ có tiềm năng duy trì sự sống.

151021earth4-b0e6e

Trái đất của chúng ta là một trong những hành tinh "ở được" đầu tiên trong vũ trụ

Ngoài ra, đa số các hành tinh thậm chí chưa hề xuất hiện cho đến khi Mặt trời của chúng ta hình thành vào 6 tỉ năm trước.

Để có được kết luận này, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học thiên văn vũ trụ tại Baltimore (Maryland, Mỹ) đã dựa trên số liệu từ đài thiên văn Hubble và Kepler. Theo Tiến sĩ Peter Behroozi - trưởng nhóm nghiên cứu: "Khi so sánh với các hành tinh khác trong vũ trụ, Trái đất của chúng ta thực chất hình thành từ khá sớm".
151021earth-b0e6e

Theo các quan sát trước đây, trong khoảng thời gian 10 tỉ năm trước, các ngôi sao được hình thành nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình này nhanh là bởi vì các thành phần cấu tạo nên chúng chỉ là khí hydro và heli có trong vũ trụ.

Còn ngày nay, các vì sao hình thành với tốc độ chậm hơn rất nhiều vì các "nguyên liệu" trong vũ trụ đã trở nên phong phú hơn.
151021earth2-b0e6e

Dữ liệu từ đài quan sát Kepler cho thấy những hành tinh "có thể ở được" - là hành tinh có quỹ đạo quanh ngôi sao của nó vừa đủ để duy trì nước ở dạng lỏng - thực chất khá phổ biến trong Dải Ngân hà. 

Cụ thể, các chuyên gia dự đoán có tới một tỉ hành tinh giống Trái đất và con số này sẽ tăng lên rất nhiều khi có tới 100 tỉ ngân hà khác nhau trong vũ trụ.

Ước tính, những ngôi sao cuối cùng sẽ không biến mất trong vòng ít nhất là 100 nghìn tỉ năm nữa, do đó chúng ta sẽ không thể dự đoán chính xác về con số những hành tinh giống Trái đất được hình thành trong vũ trụ ở tương lai.

Các chuyên gia đánh giá, một trong những lợi thế của việc "xuất hiện sớm" đó là chúng ta đủ khả năng để tạo nên những kính thiên văn vĩ đại như Hubble, cho phép lần theo dấu vết của nguồn gốc vũ trụ.
151021earth3-b0e6e

Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, việc Trái đất là một trong những "đàn anh" trong vũ trụ sẽ khiến khả năng xuất hiện người ngoài hành tinh giảm đi. 

Nguyên do là bởi tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật của loài người được đánh giá là không chậm, nhưng vẫn chưa đủ khả năng để tìm ra những phương pháp di chuyển trong vũ trụ một cách nhanh chóng.
151021earth5-89850
Nhiều khả năng chúng ta mới là người đem lại nền văn minh cho người ngoài hành tinh

Chính vì thế, không loại trừ khả năng người ngoài hành tinh sẽ có tốc độ phát triển tương đương, thậm chí là chậm hơn chúng ta. Do đó, nếu thực sự có người ngoài hành tinh, thì có lẽ chúng ta sẽ phải mất thêm nhiều năm nữa mới có thể gặp nhau.

Nghiên cứu được công bố trên Báo cáo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia (Anh).

Theo Trí Thức Trẻ

Tốc độ quay của Trái đất tại đường xích đạo vào khoảng 1.657km/h. Nhưng vì sao chúng ta không cảm nhận được Trái đất đang quay?

Không ít người trong chúng ta biết rằng, Trái đất, bao gồm cả khí quyển và tất cả mọi thứ trên bề mặt hành tinh vẫn quay liên tục.
Theo tính toán, tại đường xích đạo, tốc độ quay của Trái đất vào khoảng 1.657km/h. Điều đó có nghĩa là, nếu như bạn đứng ở xích đạo thì bạn đang di chuyển với tốc độ 465m/s.
Điều nhiều người băn khoăn chính là, vì sao chúng ta lại không hề cảm nhận thấy điều này. Câu trả lời nằm ở sự chuyển động tự nhiên của Trái đất.
Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời với tốc độ và độ cao nhất định. Bạn vẫn có thể bỏ dây an toàn và đi lại trên máy bay, tuy nhiên, bạn không thể cảm nhận được sự chuyển động của chiếc máy bay.
Nguyên nhân rất đơn giản: Bạn, chiếc máy bay và tất cả mọi thứ bên trong chiếc máy bay đang di chuyển cùng một tốc độ. Để cảm nhận được sự chuyển động của chiếc máy bay, bạn phải nhìn ra những đám mây bên ngoài cửa sổ.
Cảm nhận sự di chuyển trên chiếc máy bay cũng tương tự như với sự chuyển động của Trái đất.
Hành tinh của chúng ta tự quay quanh trục của mình (Trái đất mất khoảng 23h 56 phút để hoàn thành một vòng quay) và cũng giống như bạn không thể cảm nhận được sự chuyển động của chiếc máy bay, bạn cũng không thể cảm nhận được thực tế là Trái đất đang chuyển động.
Cách duy nhất để bạn cảm thấy sự chuyển động là gió táp vào mặt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, toàn bộ khí quyển Trái đất cũng di chuyển cùng tốc độ với chúng ta.
Nếu như Trái đất thay đổi tốc độ thì bạn hoàn toàn có thể cảm nhận thấy sự chuyển động này.
Tuy nhiên, nó sẽ không dễ chịu chút nào bởi nó là một cú đạp phanh đột ngột ở cấp độ hành tinh trong khi khí quyển vẫn sẽ di chuyển với tốc độ 465m/s và quét trên bề mặt Trái đất.
Vậy vì sao Trái đất của chúng ta lại quay liên tục như vậy? Lý do đơn giản là không có gì dừng nó lại. Khi Hệ Mặt trời của chúng ta được tạo ra, tất cả các hành tinh đã quay theo quán tính và hàng tỉ năm sau đó, chúng vẫn đang quay.
Để thay đổi quán tính này, chúng ta cần một lực tác động bên ngoài tác động vào. Khi đó, tất cả các quỹ đạo sẽ thay đổi và mọi thứ sẽ rơi vào trạng thái hỗn loạn.
Ngoài ra, tốc độ của Trái đất không một hằng số mà nó đang quay chậm dần do lực hấp dẫn của Mặt trăng. Theo tính toán, mỗi ngày, Trái đất quay chậm khoảng 2/1.000 giây.
Đây chính là lý do mà đôi khi người ta phải thêm 1 giây nhuận vào đồng hồ để đồng bộ thời gian của Trái đất và thời gian nguyên tử. Tuy nhiên, sự thay đổi này là rất nhỏ nên với chúng ta, Trái đất vẫn quay với tốc độ không đổi.
Theo Vietnamnet

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, con người có cảm giác thoải mái và trở nên thông minh nhất khi trời lạnh và ăn nhiều đồ ngọt.

Câu chuyện con người thông minh nhất khi ở nhiệt độ 22 độ một phần là do nhiệt độ lạnh giúp con người bình tĩnh suy nghĩ, một phần là do tác động của nhiệt độ tới quá trình cung cấp năng lượng cho hoạt động của não bộ, cụ thể là sự tiêu thụ đường glucose.
Hai nhà khoa học là Amar Amar Cheema đến từ Đại học Virginia và Vanessa M. Patrick đến từ Đại học Houston đã dụng công nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới hiệu suất làm việc của bộ não.
Sau quá trình nghiên cứu các tài liệu cùng quan sát phản ứng của cơ thể người trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau, hai nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao con người thông minh nhất ở nhiệt độ 22 độ?
Con người minh mẫn hơn trong nhiệt độ lạnh hơn so với nhiệt độ nóng là do khi trời nóng, cơ thể con người sẽ phải mất nhiều năng lượng hơn để làm mát so với việc làm ấm cơ thể khi trời lạnh. Mặt khác, năng lượng cung cấp cho não bộ xuất phát từ chính lượng đường trong cơ thể
Con người trở nên thông minh hơn khi trời lạnh 1
Con người thông minh nhất khi trời lạnh là do ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự tiêu thụ đường 

Qua quan sát, hai nhà khoa học nhận ra lượng đường trong cơ thể người cạn kiệt nhanh hơn khi ở nhiệt độ nóng so với nhiệt độ lạnh. Do đó, ở nhiệt độ lạnh, năng lượng dư thừa trong cơ thể nhiều hơn khiến con người thông minh hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Những kết quả nghiên cứu này đã được Amar Cheema thuộc Đại học Virginia và Vanessa M. Patrick thuộc Đại học Houston công bố trên trang Scientificamerican vào ngày 12/2/2013.
Trước nghiên cứu trên, từ lâu các nhà khoa học biết được đường glucose chính là nhiên liệu cho quá trình hoạt động của não bộ. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal Clinical Nutrition (Tạp chí Dinh dưỡng Y học của Mỹ) năm 1998, các nhà khoa học đã đưa ra những bằng chứng chứng tỏ đường glucose có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng học tập và nhận thức của con người.
Điều này lý giải vì sao mà các nước châu Âu có nền kinh tế phát triển hơn so với châu Phi và châu Á. Ở các quốc gia ôn đới, nhiệt độ lạnh khiến con người làm việc hiệu quả hơn, năng suất làm việc cao hơn và hệ quả là kinh tế phát triển hơn.
Theo GĐVN

Hành động xã hội này chính là kết quả của quá trình tiến hóa của loài người, hãy tìm hiểu tại sao chúng ta lại làm như vậy?

Con người sống và bị chi phối bởi các quy luật xã hội, chính vì thế xã hội cũng tác động không nhỏ đến quan điểm, suy nghĩ và hành động của từng cá nhân.
Một đám đông chen lấn để được ăn đồ ăn miến phí, “đánh hội đồng” một người chưa bao giờ gặp hay hò reo ném đá một ai đó trên mạng…là các hiện tượng “tâm lý đám đông” thường gặp.
“Đua đòi” được định nghĩa là bắt chước số đông làm những điều không lấy gì làm hay ho. Đây là một hiện tượng xã hội phổ biến và thường xuất hiện ở giới trẻ, những người dễ chịu tác động từ ngoại cảnh vì chưa có quan điểm rõ ràng.
Theo nhà tâm lý xã hội Gustave Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thủy, những người dã man không có khả năng suy nghĩ, suy luận.
Thậm chí nhiệt tình đến cuồng loạn, mù quáng. Nếu có một người dẫn dắt (thủ lĩnh) họ sẽ mù quáng tin theo.
Ví dụ: Đức quốc xã từng là một quốc gia “mù quáng” trước tài hùng biện, dẫn dắt của Hitler. Họ trở thành một đám đông mù quáng trước cái gọi là tinh thần dân tộc, vô tình tiếp tay cho bá niệm tàn độc của Hitler và chủ nghĩa Phát Xít.

Vậy tại sao nó lại phổ biến trong xã hội?
1. Tâm lý đám đông
Con người bình thường có xu hướng suy nghĩ và hành động theo số đông nhằm phù hợp với đám đông, từ đó tạo nên sự an toàn thống nhất, chỉ một số ít cá thể đặc biệt có thể tách mình ra và có suy nghĩ độc lập.
Tâm lý học gọi hiện tượng đi theo số đông về nhận thức và hành động dưới sức ép của dư luận là “hiệu ứng đám đông”.
Đây là hiện tượng nảy sinh trong quá trình tiến hóa của loài người và xã hội. Đảm bảo an toàn cho một cá thể trong một xã hội.
Nếu cá thể đó suy nghĩ và hành động ngược với số đông, cá thể đó dễ bị dư luận gây sức ép, kỳ thị và có thể phải ra khỏi tập thể.
2. Tín nhiệm tập thể
Người ta thường cho rằng phán đoán của đa số bao giờ cũng đúng hơn của cá nhân.
Ví dụ: Khi đi học chúng ta thường tin vào ý kiến của đa số các bạn trong lớp, nếu vừa làm xong một bài kiểm tra nếu thấy đáp án của đa số các bạn xung quanh giống nhau và khác của mình, chắc chắn bạn sẽ bị dao động tâm lý và có thể sửa cho giống.
Nhưng thực ra bạn mới là người làm đúng!
Nếu có biểu quyết gì đó, nếu không có quan điểm vững vàng, chúng ta thường “nghe ngóng” quan sát xung quanh và chọn theo số đông!
Hay một người lạc trong sa mạc, anh ta thấy vết chân của rất nhiều người tạo thành một lối mòn, chắc chắn anh ta sẽ đi theo vì nghĩ lựa chon của đa số bao giờ cũng đúng.
Nhưng thực ra người thứ 2 đã đi theo người đầu tiên, và người thứ 3 lại đi theo 2 người trước với cùng suy nghĩ.
Dần dần những người sau đi theo lối mòn của những người đi trước cho đến khi gặp bộ xương của người đầu tiên! Họ suy nghĩ và lựa chọn theo số đông nên một cách mù quáng nên phải trả giá.
Thực tế cho thấy suy nghĩ và hành động theo số đông tạo cảm giác an toàn và tăng khả năng đúng, nhưng lại không tạo sự đột phá mới vì đều đi theo lối mòn của người trước.
Chính vì thế thiên tài là những người có thể tạo sự đột phá vì họ không suy nghĩ và hành động theo số đông mà theo suy nghĩ cá nhân.
Họ thường bị cô lập và tự tách mình ra khỏi đám đông, nên bị cho là lập dị khó hiểu hay thậm chí điên khùng!
3. Khuất phục tập thể:
Đôi khi ý kiến, suy nghĩ, hành động của cá nhân vấp phải dư luận áp lực tập thể, khiến họ phải chịu khuất phục nếu không sẽ bị đào thải khỏi đám đông. Thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của cá nhân đó.
Vi dụ: Khi thuyết nhật tâm của Copecnich được đưa ra nhằm phủ nhận thuyết địa tâm của Ptoleme.
Ông gặp phải áp lực từ giáo hội và đám đông xung quanh. Khiến ông phải khuất phục tập thể và thừa nhận thuyết địa tâm dù muốn hay không!
4. Tính mơ hồ của hoàn cảnh:
Do sự thiếu thông tin, mập mờ trong nhận thức nên con người thường theo số đông nhằm tránh sự lúng túng và tạo sự thống nhất an toàn bên trong tập thể.

Tâm lý đám đông có thể là hiệu ứng tốt cũng có thể xấu tùy vào tính nhận thức, nếu biết lợi dụng khai thác sẽ tạo hiệu quả cao trong giáo dục, kinh doanh,…
Đua đòi thì lại là một hiện tượng xấu thuộc tâm lý đám đông. Nó thể hiện sự thiếu suy nghĩ, a dua, chạy theo những cái không hay và ảnh hưởng xấu tới cá nhân đó.
Nếu hiểu rõ tính hai mặt của tâm lý đám đông, chúng ta không nên chỉ trích, phê phán,…mà thay vào đó là định hướng cho đám đông. Đây là việc mà các nhà giáo dục cũng như tổ chức nhà nước cần nắm được và vận dụng.
Theo Trí Thức Trẻ

Một kẻ thù vô hình vô cùng đáng sợ luôn ẩn náu xung quanh chúng ta. Vậy bạn biết gì về nó?

Điều gì đe dọa đến sự sống còn của cả nhân loại? Kẻ thù lớn nhất mang lại mối nguy hiểm cho thế giới là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này.
Bạn nghĩ điều gì có thể đe dọa chúng ta? Thiên thạch, người ngoài hành tinh, thiên tai, động đất, núi lửa, chiến tranh hay khủng bố?
Nhưng câu trả lời sẽ khiến bạn khá ngạc nhiên, vì nó tới từ một sinh vật gần như vô hình với mắt thường: Virus.
Kẻ thù đáng sợ nhỏ bé
Năm 1518 dịch bệnh đậu mùa đã cướp đi sinh mạng của nhiều người nhất trong lịch sử.
Năm 1918, dịch cúm Tây Ban Nha đã lây nhiễm ra 20% dân số thế giới, khiến 50 triệu người tử vong.
Năm 2013, AIDS vẫn là căn bệnh thế kỷ đe dọa đến cuộc sống của con người.
Càng ngày càng có nhiều loại dịch cúm mới như H5N1, MERs, Ebola,..với mức độ nguy hiểm tăng cao đe dọa đến sự sống của nhân loại.
Dù là sinh vật nhỏ bé nhưng với trình độ khoa học và y dược ngày nay, virus vẫn luôn khiến chúng ta phải lo sợ. Nó có sức hủy diệt mạnh nhất trong số những sinh vật sống trên trái đất.
Hơn hết nó luôn rình rập và có thể bùng phát bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu. Đây chính là kẻ thù thực sự luôn ẩn nấp bên cạnh chúng ta. Chứ không phải là các lo sợ về thiên thạch hay người ngoài hành tinh.
Những biến thể và các chủng loại mới với mức độ nguy hiểm tăng dần vẫn không ngừng xuất hiện, virus cư trú trong tế bào sống từ 35 triệu năm về trước, trước cả khi loại người xuất hiện.
Đặc điểm của Virus
Để sinh trưởng và tái tạo, chúng phải phá hủy tế bào sống của vật chủ. Chúng có chất liệu di truyền là AND hoặc ANR, chúng nhỏ tới mức nếu tế bào là 1 căn phòng thì vi khuẩn có kích cỡ 1 người, còn virus chỉ bằng 1 nắm đấm.
Phần lớn các loài virus gây bệnh cho con người có nguồn gốc từ động vật. Chúng không thể tự mình sinh trưởng nên phải tìm cách lây lan tế bào sống để phát triển. Đây chính là sự đáng sợ của chúng.
Vắc xin - Vũ khí của loài người
Loại vắc xin đầu tiên con người sử dụng để chống lại chúng là từ đại dịch đậu mùa do vật chủ là lạc đà lây cho con người. Một bác sỹ người Anh có tên Edward Jenner đã tìm ra vắc xin năm 1976.
Đây là phát minh cứu sống cả nhân loại và có ý nghĩa vô cùng lớn với khoa học và y học.
Tạm kết:
Virus tạo ra rất nhiều đại dịch lớn và gây ra số lượng người chết còn lớn hơn cả chiến tranh. Nếu không có loại vắc xin mới nhằm đối phó với các chủng loại mới thì loài người sẽ đứng trước ngưỡng cửa của sự diệt vong.
Theo Trí Thức Trẻ

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.