Latest Post

Chữ “i”, chữ cái luôn xuất hiện trong tên các sản phẩm của hãng công nghệ Apple, tuy nhiên nó có nghĩa là gì thì không phải ai cũng biết.

Như chữ i trong iPhone là một ví dụ. Chủ yếu “i” này muốn nói đến mạng internet, song nó xuất hiện như thế nào vẫn còn là một câu chuyện phức tạp.
chu i trong i phone nghia la gi
Khi giới thiệu chiếc máy tính này, Steve Jobs đã nói mục tiêu của chiếc máy nhắm đến “lựa chọn số 1 của khách hàng khi hỏi họ muốn sử dụng máy tính vào việc gì”: đó là internet. Nó được đưa ra thị trường khi internet vừa trở nên thành công và trở thành trung tâm trong lĩnh vực quảng cáo máy tính.Quy tắc đặt tên đầu tiên được giới thiệu với máy tính iMac. Được đưa vào sử dụng từ năm 1998, chiếc máy tính này đánh dấu bắt đầu kỉ nguyên hiện đại của Apple.
 “Dù chiếc máy này thuộc dòng Macintosh, nhưng chúng tôi đã định hướng nó gắn với chức năng số 1 mà khách hàng lựa chọn khi muốn sử dụng máy tính: internet – nhanh và đơn giản”, Steve Jobs nói. “Đó cũng là điều sản phẩm này hướng tới.”
Nhưng đó không phải là ý nghĩa duy nhất của chữ “i”, ông nói. Trong khi ra mắt, Steve Jobs đã chiếu một loạt những từ khóa nổi bật: internet, individual (nổi bật), instruct (hướng dẫn), inform (truyền tin), inspire (truyền cảm hứng).
 “Chữ i còn có nghĩa khác với chúng tôi”, ông nói. “Chúng tôi là một công ty máy tính cá nhân, nên dù sản phẩm này được sinh ra cho cộng đồng, nó vẫn là một sản phẩm đẹp khi đứng một mình. Chúng tôi cũng định hướng nó được sử dụng cho giáo dục. Khách hàng sẽ muốn mua những chiếc máy này. Đó là những chiếc máy hoàn hảo cho giảng dạy, hướng dẫn.”
Apple sau đó tiếp tục đặt tên các sản phẩm khác của mình với chữ cái i “huyền thoại”. Phần mềm như iTools và phần cứng như iPod đã chứng minh điều đó. (Dù phần còn lại trong cái tên iPod đến từ đâu thì vẫn chưa được làm rõ.)
Nhưng tiền tố “i” gần đây có vẻ không còn “tỏa sáng” như trước nữa. Nhiều sản phẩm mới của Apple – như Apple TV và đồng hồ Apple Watch – với quy tắc đặ tên mới đã bỏ hoàn toàn chữ i thay bằng tên gọi chung của hãng, đôi khi kèm theo logo quả táo cắn dở.
Theo Phunutoday

Tai nghe iPhone thì không chỉ đơn thuần là để nghe nhạc. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên với những tính năng đã có của nó sau đây.

1. Đối với chức năng nghe/gọi
Trả lời hoặc kết thúc cuộc gọi: bấm nút giữ
Từ chối khi có cuộc gọi đến: bấm và giữ nút giữa khoảng 2 giây rồi bỏ ra. Khi nghe 2 tiếng bip, thao tác từ chối đã thành công.
Chuyển sang cuộc gọi đến hoặc cuộc gọi đang giữ, đồng thời để cuộc gọi hiện tại sang chế độ giữ: bấm nút giữa. Thực hiện điều tương tự nếu muốn quay lại cuộc gọi đầu tiên.
Chuyển sang cuộc gọi đến hoặc cuộc gọi đang giữ, đồng thời ngắt cuộc gọi hiện tại: bấm và giữ nút giữa khoảng 2 giây rồi bỏ ra. Khi nghe 2 tiếng bip, thao tác đã thành công.
Những chức năng tai nghe iphone không phải ai cũng biết
Tai nghe iphone và rất nhiều công dụng khiến ta bất ngờ về nó
2. Chức năng nghe nhạc
Khi kết nối tai nghe với iPhone và bấm nút giữa, thiết bị sẽ phát nhạc từ ứng dụng Music hoặc phần mềm nghe nhạc bạn đang dùng.
Bấm thêm một lần nữa để tạm dừng.
Bấm hai lần liên tiếp, bản nhạc hiện tại sẽ được bỏ qua để phát bài hát tiếp theo.
Để nghe lại bài hát trước đó, bấm nút giữa ba lần liên tiếp.
Bấm hai lần sau đó giữ để tua nhanh bài đang phát.
Tương tự trên, bấm ba lần liên tiếp sau đó giữ nút giữa để tua ngược lại các đoạn trong bài hát đang phát.
3. Chụp ảnh
Trong ứng dụng chụp ảnh mặc định của iPhone, nhấn phím tăng âm (phím +) để chụp ảnh. Tuy nhiên, thao tác này sẽ không có tác dụng ở những ứng dụng chụp hình khác như Instagram.
Những chức năng tai nghe iphone không phải ai cũng biết
Ảnh minh họa
4.Kích hoạt Siri
Đối với iPhone 4S trở lên bạn có thể kích hoạt Siri bằng cách nhấn và giữ phím giữa của tai nghe cho đến khi thông báo siri đã được bật
Trên đây là 7 tính năng hữu dụng của tai nghe iPhone mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Với khả năng của mình hi vọng Apple sẽ còn tích hợp thêm nhiều tính năng điều khiển khác trên tai nghe iPhone, trong quá trình sử dụng nếu gặp lỗi người dùng có thể tham khảo thêm hướng dẫn khắc phục tình trạng iPhone lỗi tai nghe trước khi đem đi bảo hành hay thay mới.
Theo Khỏe và Đẹp

Người xưa có câu: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng". Rằm tháng giêng cũng gọi là "Tết Nguyên Tiêu", nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. "Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm. Tên gọi Nguyên Tiêu còn gắn liền với sự tích nàng cung nữ hiếu thảo Nguyên Tiêu và đại thần Đông Phương Sóc thời Tây Hán.
Tương truyền Hán Vũ Đế có một sủng thần tên là Đông Phương Sóc, tính tình lương thiện, khôi hài. Mùa đông năm nọ, tuyết rơi liền mấy hôm, Đông Phương Sóc đến ngự hoa viên, chợt phát hiện có một cung nữ nước mắt đầm đìa đang định nhảy xuống giếng tự vẫn. Đông Phương Sóc vội chạy đến ngăn lại, hỏi rõ sự tình. Thì ra, cô cung nữ tên là Nguyên Tiêu, từ khi vào cung đến nay cô chưa được gặp mặt người thân, mỗi năm khi Xuân đến lại càng nhớ nhà, cảm thấy mình không báo hiếu được cho song thân nên tìm đến cái chết. Đông Phương Sóc cảm động, liền hứa rằng nhất định sẽ tìm cách để cô đoàn tụ với gia đình.
Tết Nguyên Tiêu nổi tiếng với lễ hội đèn lồng.
Tết Nguyên Tiêu nổi tiếng với lễ hội đèn lồng.
Một ngày nọ, Đông Phương Sóc xuất cung, bày một gian hàng xem bói trong kinh thành Trường An. Nhiều người tranh nhau nhờ xem quẻ. Quẻ của mỗi người đều là "ngày rằm tháng Giêng lửa bén đến thân". Trong phút chốc, cả kinh thành Trường An hoảng sợ, mọi người tranh nhau cầu xin, tìm cách giải trừ tai ương. Đông Phương Sóc bảo rằng:
"Chiều tối ngày rằm tháng Giêng, Hoả thần sẽ phái một thần nữ áo đỏ xuống phàm trần tra xét. Thần nữ chính là sứ giả phụng theo ý chỉ thiêu đốt kinh thành Trường An. Ta sao lục lại lời kệ đưa cho mọi người, có thể vào ngày hôm đó nghĩ ra được biện pháp".
Nói xong liền vất xuống đất một tờ thiếp đỏ rồi sải bước ra đi. Mọi người vội nhặt lên đem đến hoàng cung bẩm báo Hoàng thượng. Hán Vũ Đế cầm xem, chỉ thấy bên trên viết rằng:
"Trường An gặp nạn, lửa thiêu Đế khuyết, ngày 15 lửa trời, đỏ rực suốt đêm".
Vũ Đế kinh hãi liền cho mời Đông Phương Sóc túc trí đa mưu đến. Đông Phương giả vờ suy nghĩ rồi nói:
"Thần nghe nói Hoả thần rất thích ăn bánh trôi, nàng Nguyên Tiêu trong cung chẳng phải là người thường nấu cho bệ hạ ăn đó sao"?
"Đêm rằm tháng Giêng bệ hạ bảo nàng Nguyên Tiêu làm bánh trôi, bệ hạ thắp hương dâng cúng, truyền lệnh cho nhà nhà trong kinh thành đều làm bánh trôi đồng loạt dâng cúng Hoả thần. Truyền dụ cho thần dân vào đêm đó treo đèn, khắp thành đốt pháo, nổi lửa, giống như cả thành có lửa, làm như vậy có thể qua mặt được Thượng Đế. Ngoài ra, thông báo cho dân chúng ngoài thành vào đêm rằm tháng Giêng vào thành xem hoa đăng, để tiêu tai giải nạn".
"Truyền dụ cho thần dân vào đêm đó treo đèn, khắp thành đốt pháo, nổi lửa, giống như cả thành có lửa...".
"Truyền dụ cho thần dân vào đêm đó treo đèn, khắp thành đốt pháo, nổi lửa, giống như cả thành có lửa...". (Ảnh: internet).
Hán Vũ Đế nghe qua liền mừng rỡ, thực thi y lời Đông Phương Sóc. Đến ngày rằm tháng Giêng, trong thành Trường An treo đèn kết hoa, người người vui chơi vô cùng náo nhiệt. Cha mẹ nàng Nguyên Tiêu cũng dẫn em gái của nàng vào thành. Khi họ nhìn thấy trên đèn treo trong cung viết hai chữ "Nguyên Tiêu" liền hét lớn: "Nguyên Tiêu! Nguyên Tiêu!" Nàng Nguyên Tiêu nghe được và cuối cùng đoàn tụ với gia đình.
Cứ như thế náo nhiệt suốt cả đêm, kinh thành Trường An quả nhiên vô sự. Hán Vũ Đế rất vui mừng liền hạ lệnh từ đó về sau, mỗi năm đến rằm tháng Giêng đều làm bánh trôi dâng cúng Hỏa thần, cả thành treo đèn đốt lửa. Vì bánh trôi do nàng Nguyên Tiêu làm rất ngon nên ngày đó còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Bánh Nguyên Tiêu cũng gọi là thang viên – viên tròn trong nước, xuất phát từ ý nghĩa sum họp và sự tốt lành sinh lợi.
Bánh Nguyên Tiêu.
Bánh Nguyên Tiêu. (Ảnh: internet)
Bánh Nguyên Tiêu rất giống với bánh trôi của Việt Nam ta, nhưng cách làm lại khác: nhân bánh được cán mỏng và cắt miếng, sau cho vào chiếc sàng rung trong có chứa sẵn bột gạo nếp, rung đến đâu bột nếp bám đầy nhân đến đó cho đến khi vê thành chiếc bánh tròn, cỡ bằng quả bóng bàn. Bánh Nguyên Tiêu đã trở thành nét văn hóa đẹp trong truyền thống Trung Hoa, tựa như chiếc bánh chưng xanh của người Việt.
Theo Daikynguyen

Không hẳn là cần bạn bè phải quá tốt, chỉ cần cả hai vì nhau mà tốt lên. Nhưng vẫn có những kiểu bạn bè tốt nhất nên… tránh xa.

Với bạn bè thì chất lượng sẽ quyết định số lượng. Nhiều bạn chưa hẳn là đã tốt, nhất là với những kiểu bạn bè nói một cách phũ phàng thì… có cũng như không!

1. Kiểu bạn đi ăn chả bao giờ trả tiền

Lúc mời thì hứng khởi, lúc ăn thì vui vẻ, lúc uống thì “tới bến” nhưng lúc trả tiền thì im thin thít, chạy vào nhà vệ sinh, giả vờ nọ kia hoặc tìm cớ đánh trống lảng. Nhớ lại thì hình như người bạn này đi ăn, đi chơi chỉ luôn chờ người trả hộ, chưa từng tham gia đóng góp một cách công bằng chứ không nói đến chuyện… bao tất. Trên ai hết bạn bè chính là những người phải rõ ràng về tài chính thì mới chơi với nhau được lâu, chứ kiểu mâm nào cũng có mặt nhưng tiền chẳng chịu chi thì… chịu thôi.


2. Kiểu bạn mình có cái gì thì chúng nó ghen tị ra mặt

Nếu là bạn bè thực sự thì có nhất thiết phải “ghen ăn tức ở” hết cái này sang cái kia không? Câu trả lời dĩ nhiên là không! Chẳng ai lại phải đi ghen tị với bạn mình làm gì. Thà rằng cảm thấy thua kém một chút để từ đó lấy làm động lực mà phấn đấu, chứ không phải kiểu ghen ghét và đố kị lẫn nhau!

3. Kiểu bạn lúc mình cần thì chẳng thấy nó đâu

Nhưng lúc nó cần thì mình và những đứa khác luôn nằm trong danh sách “cứu tính” mà nó nghĩ đến. Có nghĩa là, với nó, không hề có khái niệm “cho”, chỉ có khái niệm “nhận” lại. Lúc mình cần sự giúp đỡ của nó thực sự thì nếu không bận thì nó cũng chẳng sẵn lòng ở cạnh mình. Mà bạn bè như thế thì có nhất thiết phải giữ lại không?

4. Kiểu bạn đi với hội này thì nói xấu hội kia

Và nó thậm chí sẽ nói xấu và đặt điều cho cả bạn nữa, bạn có tin không? Thà “chửi” nhau trước mặt còn hơn nói xấu sau lưng, bạn biết mà. Những người tôn trọng bạn, trân trọng tình bạn giữa hai người thì không bao giờ như thế. Chưa vừa ý thì góp ý, không chấp nhận được những khiếm khuyết của nhau thì có thể thẳng thắn để… nghỉ chơi. Chứ bạn bè mà không biết có thật lòng với mình hay không, lê la kể xấu này nọ thì không thể tin được đâu!


doisong-ban-be-2


5. Kiểu bạn có người yêu là… biến mất tiêu


Đành rằng quỹ thời gian trong ngày của mỗi người chẳng thể chia đều cho tất cả, dành cho người kia nhiều hơn một tí thì những người còn lại sẽ bớt đi một tí. Không ai cân đo đong đếm rằng người yêu với bạn bè thì bên nào quan trọng hơn làm gì, nhưng những người chỉ vừa có người yêu mà cho bạn bè xếp xó thì cũng nên xem lại. Vì nếu người đó đối với bạn đủ tốt, và người yêu của nó đủ khéo léo, thì nó sẽ tự biết cân bằng các mối quan hệ và chẳng để ai phải phàn nàn bao giờ.


Theo Kênh 14

Đời người tựa như cánh cửa, có người lạc quan khi ở bên trong, có người lại vui vẻ khi đứng bên ngoài. Kỳ thực, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần bạn cho là đáng giá thì mới là tốt nhất…

1506170533512525_ss1

1. Bốn cái khổ của đời người


Một là nhìn không thông: Không nhìn thấy được bản thân mình lạc trong vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương của mình sau mỗi lần tranh đấu, không nhìn thấy nơi yên tĩnh ở phía sau sự sầm uất vô vị, chính là một nỗi khổ lớn của đời người.

Hai là luyến tiếc: Luyến tiếc sự ưu việt của bản thân trong quá khứ, luyến tiếc những sự việc không tới nơi tới chốn đã từng làm, luyến tiếc những hư vinh, những tiếng vỗ tay đắc thắng. Sống trong luyến tiếc thì cả đời sẽ dằn vặt không yên.

Ba là không thể đứng dậy sau thất bại: Cuộc sống ai mà chưa từng thất bại, nhưng nếu thất bại mà lại gục ngã, không thể đứng dậy được thì phần đời còn lại có lẽ chỉ là những lời than trách mà thôi.

Bốn là không thể vứt bỏ: Không buông bỏ được người và sự việc đã đi xa, không vứt bỏ được những mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ sẽ giống như mang theo tảng đá khi đi đường dài vậy, thật khổ, thật mệt.

Bạn đã hiểu rồi, vậy bạn có muốn thay đổi hay không?

2. Một đời người, không phải tốt đẹp như trong mơ, cũng không xấu như trong tưởng tượng.
Phía sau mỗi người đều có nỗi đau ẩn chứa, đều có nỗi khổ không thể nói ra bằng lời.

Mỗi người đều bước đi trên con đường của mình. Chỉ cần nhớ:

Khi lạnh hãy mặc thêm áo khoác cho mình;

Khi đói mua cho mình một cái bánh;

Khi đau hãy tự cho mình một chút kiên cường;

Khi thất bại thì tự đặt cho mình một mục tiêu, hãy chịu đau đứng dậy sau khi bị té ngã, hãy đích thực là chính mình.
 

3. Không nên lấy tiêu chuẩn của mình để đặt yêu cầu cho người khác, cũng không nên đeo kính màu để nhìn người khác.


Bởi vì mỗi người đều có sở thích, cá tính, cũng như giá trị của riêng họ. Những điều bạn thấy không thuận mắt, cũng không nhất định là điều không tốt.

Lý giải về hành phúc có hàng ngàn vạn loại, quan niệm về hạnh phúc của mỗi người cũng không giống nhau. Hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời chính là có thể được làm chính mình.

Tin tưởng chính mình, đi theo tiếng gọi của tâm hồn mình, không viễn tưởng đặt ra mục tiêu vượt xa khả năng bản thân, không mù quáng ganh đua, bạn chính là người hạnh phúc nhất.

Không có vàng nguyên chất, cũng không có người hoàn mỹ, bởi vì không hoàn mỹ mới là chúng ta đích thực nhất.
4. Hạnh phúc là sự gom góp từng chút từng chút, là được thực hiện từng ngày từng ngày. Đừng làm tổn thương người yêu mến bạn, cũng đừng làm người bạn yêu mến bị tổn thương.
Một người dẫu có tốt đến mấy, nhưng nếu họ không nguyện ý cùng bạn đồng hành cho đến hết cuộc đời, thì họ chính là người khách ghé thăm bạn mà thôi.

Một người dẫu có nhiều nhược điểm, nhưng lại có thể luôn nhường nhịn bạn, chăm sóc bạn, nguyên ý suốt đời ở bên bạn, đó chính là hạnh phúc của bạn.

Ai cũng muốn tìm một người thập toàn thập mỹ, nhưng con ngươi ai cũng có khuyết điểm. Yêu chính là nhường nhịn, thành thật với nhau, trọn đời bên nhau.

Có được một người có thể làm cho bạn vui vẻ cả đời, mới chính là mục tiêu của cuộc sống.

5. Khi những thứ mà ta sở hữu và những chấp nhất của chúng ta trở thành một loại “vũ khí” gây tổn thương, thì buông bỏ chính là giải pháp tốt nhất cho cuộc đời.


Mấy ai có thể biết được mình có bao nhiêu đau khổ, ai biết được mình bị bao nhiêu tổn thương. Nếu nước mắt không đọng lại ở trên mặt thì không ai biết được nó lạnh giá đến chừng nào, cái đau không nằm trên thân thể thì không thể biết nó đau đớn nhường nào.

Bạn có thể nhìn thấy giọt lệ đọng nơi khóe mắt, vết sẹo ở trên thân nhưng không nhất định hiểu được nỗi đau buồn và bi thương ở trong tâm hồn.

Hãy ngoảnh mặt bước đi trước khi rơi lệ, để lại sau lưng một hình bóng kiên cường, bạn sẽ thấy tâm hồn thật nhẹ nhõm trên hành trình kế tiếp của cuộc đời mình.

6. Khi còn trẻ không hiểu biết, trung niên sẽ luyến tiếc.

Có một số thứ, khi bạn hoàn toàn sở hữu được, lại cảm thấy buồn tẻ vô vị; có một số thứ, khi vĩnh viễn mất đi, mới phát hiện ra nó trân quý vô cùng.

Khi lâm vào giai đoạn khốn khổ của cuộc đời, cái gì tới thì muốn ngăn cản cũng không ngăn được, cái gì đi thì muốn giữ cũng giữ không được.

Trong cái được và mất, có những sự việc nhỏ bé không đáng kể, nhưng chúng khiến bạn đau, khiến bạn yêu, bạn hận, khiến bạn cả đời phải đau khổ, cả đời phải khác cốt ghi tâm.
7. Cánh cửa cuộc đời


Đời người tựa như một cánh cửa, có người cảm thấy bi quan khi ở trong cánh cửa tối om, có người lạc quan khi được ở trong cánh cửa tĩnh mịch, có người ưu sầu vì mưa gió khi đứng bên ngoài cánh cửa, có người thấy vui vẻ bởi vì được tự do khi đứng ngoài cánh cửa.

Kỳ thực trong đời người, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần bạn cho là đáng giá thì nó là tốt nhất.

Thành công và thất bại, hạnh phúc và bất hạnh, định nghĩa trong nội tâm của mỗi người là không giống nhau. Mấu chốt là phải năm chắc được điều bạn muốn là cái gì, đừng để nó tuột khỏi tay bạn, đừng để mình phải hối tiếc quá nhiều.


8. Thêm một chút gia vị cho tình bạn.

Tình nghĩa bạn bè, cuối cùng sẽ dần dần phai nhạt. Để có một người bạn đích thực thường phải mất vài năm hoặc vài chục năm, mà đắc tội với một người bạn có thể chỉ trong vài phút, hoặc chỉ vì một chuyện.

Thế tục phù phiếm, lòng người phức tạp, rất mẫn cảm với những lặt vặt nhỏ nhoi, đều là trở ngại cho sự tiến triển của tình bạn.

Có lẽ bởi vì là bạn bè, nên đã thiếu đi một chút băn khoăn, thiếu đi một chút tôn trọng, vì thế mới thành ra như vậy. Giữa bạn bè với nhau khi thân cận quá, quan hệ sẽ trở nên phức tạp, khoảng cách quá xa thì lại mất đi liên lạc.

Hãy biết quan tâm, trân quý, che chở cho tình bạn. Cho dù không trường tồn muôn thủa, thì ít nhất đã từng có một tình bạn khắc cốt ghi tâm.

9. “Thấu hiểu” là thuật ngữ thâm tình nhất, khắc sâu nhất trong thế giới tình cảm.

Thấu hiểu, chính là dùng ánh mắt của ta để an ủi nỗi ưu thương của người khác;

Thấu hiểu, chính là để nhịp tim đập theo nhịp tim của người khác;

Thấu hiểu, chính là im lăng lắng nghe âm thanh của tâm hồn;

Thấu hiểu, chính là trong mắt của tôi luôn có hình bóng của bạn;

Người thấu hiểu, chính là yêu hết mức có thể. Bởi vì chỉ có “thấu hiểu”, mới có thể trầm tĩnh, mới có thể ung dung, mới biết thế nào là trân quý.


10. Cánh “cung” của cuộc đời, người kéo quá cỡ sẽ mệt mỏi, kéo cung không đủ sẽ tụt lại phía sau.


Người coi cuộc đời người như một hành trình, thì sẽ luôn nhìn thấy phong cảnh. Người coi cuộc đời như một chiến trường, thì gặp phải luôn là những tranh đấu.

Cuộc đời chính là như vậy, lựa chọn cái gì thì sẽ gặp cái đấy, không có đúng hay sai, chỉ có chấp nhận hay không.

Học cách quên đi những chuyện làm mình không vui, học cách rời xa những người làm cho mình trở nên hèn mọn. Chỉ cần vẫn có ngày mai, thì ngày hôm nay mãi mãi vẫn là khởi điểm.

Gặp gỡ nhiều người thì biết sự đáng quý của tình bạn

Va vấp nhiều thì biết được sự đáng quý của hiểu biết

Thất bại nhiều mới biết sự đáng quý của tư tưởng

Thành công nhiều thì biết được sự đáng quý của dũng khí

Mâu thuẫn nhiều thì biết sự đáng quý của ý chí

Không thuận mắt nhiều thì biết sự đáng quý của tu dưỡng

Nịnh nọt nhiều mới biết sự đáng quý của chân thành


Danh lợi nhiều mới biết sự đáng quý của xem nhẹ

Xã giao nhiều mới biết sự đáng quý của thanh tịnh!


Kiếp người rất ngắn, hãy cảm ơn vì mình đang được sống, bạn mới có thể cảm nhận được những điều mỹ hảo của cuộc đời này…


Theo TinhHoa

Bạn có tin rằng có một chiếc áo mỏng, phủ từ đầu đến chân, có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi gió, chống thấm nước, vừa chắc chắn nhưng cũng vừa mềm dẻo và không ngừng tự làm mới mình? Ồ! Chiếc áo chính là làn da của bạn đó!
1. Da là bộ phận rộng nhất của cơ thể chúng ta. Nếu trải dài ra, da có diện tích bề mặt lên tới 2 m2, tương đương diện tích của một tấm chăn trải giường bình thường. Da nặng khoảng 3 kg, bằng khoảng 5% trọng lượng cơ thể con người. Da dày từ 0,5 tới 5 cm tùy theo từng bộ phận của cơ thể: mỏng hơn ở những vùng tiếp xúc với môi trường và áp suất; dày hơn ở những vùng luôn tiếp xúc với đồ vật như ở bàn chân.
2. Da cấu tạo gồm 2 lớp. Lớp sừng bên ngoài được gọi là lớp biểu bì, gồm 20-30 hàng tế bào chết xếp chồng lên nhau như mái nhà lợp lá/ ngói (đó là lý do tại sao da có thể co duỗi một cách dễ dàng khi chúng ta vận động). Mỗi ngày, có tới hàng nghìn tế bào tróc khỏi da dưới dạng những vảy vô cùng nhỏ bé (trên đầu, đôi khi chúng tồn tại dưới dạng gàu bám trên tóc), tuy nhiên hiện tượng này không làm mòn da bởi những tế bào mất đi đó liên tục được thay mới bởi lớp mầm cơ bản bên trong.
Các tế bào mới được sinh ra cùng với chất sừng- một loại protein khó hấp thụ, có khả năng chịu đựng tốt với những biến thể của nhiệt độ và độ ẩm. Loại protein đó chính là thành phần chính trong các móng tay, móng, guốc, lông vũ, tóc và sừng (bao gồm cả rhino- mũi). Một tế bào mới mất từ 3 đến 4 tuần để đi được ra đến lớp ngoài cùng của da (vòng đời của một tế bào). Theo cách này, chúng ta mất đi khoảng 18 kg trong suốt cuộc đời.
Cấu tạo da người (Ảnh: Nlm.nih.gov)
Nếu lớp biểu bì bị cắt hoặc thâm tím, da sẽ tự động làm lành mà không hề để lại vết sẹo nào.
3. Dưới lớp biểu bì là các tế bào sắc tố (melanocytes). Những tế bào này sản sinh các sắc tố melanin (hắc tố) giúp cơ thể chống lại tia cực tím. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các tế bào sắc tố sản sinh ra melanin làm cho da trở nên tối hơn: hiện tượng chúng ta bị rám nắng. Tiếp đó, các tế bào này dịch chuyển lên lớp da phía ngoài và tróc theo cùng các tế bào keratin (sừng), đó là lý do tại sao vết rám nắng dần mất đi.
Da tối hơn đồng nghĩa với lượng sắc tố nhiều hơn. Những người có làn da trắng hơn thường dễ bị cháy nắng, bởi vì lượng melanin trên da ít- không chống được tia cực tím do ánh nắng gây nên.
4. Lớp thứ 2 được gọi là lớp da. Phần bên trên có chứa collagen và elastin, các protein làm cho da mềm dẻo và linh hoạt. Khi trở nên có tuổi, những vật liệu protein này cũng bị thoái hóa dần. Và khi chúng kết hợp với sự sản sinh của lớp mỡ dưới da (sebum) tạo nên những nếp nhăn.
Lớp da chứa rất nhiều mạch máu. Lớp này co giãn để bơm đầy các mạch khi cơ thể chúng ta ấm áp. Điều này làm cho cơ thể mất nhiều nhiệt và nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Đó là lý do giải thích tại sao chúng ta thường đỏ mặt khi trời nóng.
Khi trời lạnh, các mạch máu của lớp da co hẹp lại, hạn chế nhiệt mất đi, và da trở nên xanh xao hơn. Khi da bị thương, máu đông lại, bịt lấy vết thương ngăn không cho cơ thể mất thêm máu và tránh được sự xâm nhập của vi trùng.
5. Lớp da cũng là nơi tập trung rất nhiều đầu dây thần kinh. Những đầu dây này có thể phát hiện những tiếp xúc nhỏ. Những đầu dây đơn giản giúp cảm thụ vết thương ăn sâu vào lớp biểu bì. Đầu ngón tay là nơi da có độ nhảy cảm tốt nhất trên cơ thể.
6. Sâu phía dưới lớp da là các tuyến mồ hôi. Mồ hôi có vai trò làm giảm nhiệt độ của da, loại bỏ các độc tố (chúng ta đổ mồ hôi thậm chí cả trong những ngày thời tiết lạnh!) và thải lượng muối thừa (đó là lý do tại sao mồ hôi có vị mặn). Chúng ta sản xuất ra trung bình mỗi ngày từ 250 đến 500 ml mồ hôi và có thể đến 2 lít trong những ngày thời tiết nóng bức. Một người có khoảng 3 triệu tuyến mồ hôi, nặng khoảng 100 gam. Chúng thường tập trung trên bề mặt, nách, lòng bàn chân và lòng bàn tay. Có khoảng 350 tuyến mồ hôi trên một cm2 lòng bàn tay; 200 trên 1 cm2 trên phía mu bàn tay.
Mồ hôi cũng giúp nắm bắt các vật trơn trượt được dễ dàng hơn. Người ta tin rằng đây là lý do chính giải thích tại sao các loài động vật linh trưởng giữ tuyến mồ hôi; tại sao rất nhiều loài động vật có vú lại mất tuyến này: Tuyến mồ hôi giúp leo cây.
7. Lớp da cũng là nơi bám của nhiều nang tóc (rễ, phần thân và da). Các tuyến nhờn từ lớp da sản sinh ra chất nhờn, chất trơn giúp bôi trơn da và tóc. Không có chất nhờn, da sẽ nhanh chóng bị khô và đóng vảy, mất khả năng đề kháng. Mỗi một sợi tóc đều có một sợi cơ đặt trong lớp da.
Khi bị lạnh hoặc sợ hãi, các cơ này co lại, làm dựng tóc, hình thành nên hiện tượng da gà.
8. Dưới lớp da, có một loại mô béo, thực hiện chức năng như một màng ngăn cách giúp cơ thể tránh được những thay đổi của nhiệt độ: nó ngăn không cho hiện tượng mất nhiệt xảy ra, bảo vệ cơ thể không bị lạnh. Khi cần, cơ thể sử dụng những mô béo này như là một nguồn cung cấp năng lượng. Tất cả những “thức ăn thừa” được đặt ở đây.
9. Trong khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vitamin D được hình thành dưới da.
10. Da giúp bảo về cơ thể khỏi gió, mưa, thay đổi của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời lớn và các vi trùng gây bệnh.
Theo VNE

Tim là cơ quan hoạt động không ngừng nghỉ trong cơ thể con người, có thể bơm 7.600 lít máu mỗi ngày đi nuôi cơ thể.
1. Hoạt động như một chiếc máy bơm. Tim có chức năng bơm máu giàu oxy đi nuôi tất cả các cơ quan trong cơ thể. Nó có thể bơm từ 3,8 đến 26,6 lít máu mỗi phút, tương đương 7.600 lít máu mỗi ngày. Trong suốt cuộc đời con người, trái tim sẽ bơm khoảng một triệu thùng máu, đủ để làm đầy hai tàu chở dầu lớn.
2. Trái tim nam giới và nữ giới khác nhau. Tim nam giới nặng trung bình 283g, trong khi tim nữ giới chỉ nặng 227g. Để bù lại, nhịp tim nữ giới đập nhanh hơn nam giới một chút, khoảng 78 ​​nhịp/phút so với 70 nhịp/phút ở nam giới.
3. Trái tim không có màu đỏ. Trái tim có màu sẫm hơn và nâu hơn so với màu đỏ của máu giàu oxy. Bên ngoài trái tim có một lớp chất béo (không phụ thuộc cân nặng), khiến mặt ngoài có màu vàng.
Những điều ít biết về quả tim người
Tim nằm ở vùng giữa ngực, giữa lá phổi bên phải và bên trái và hơi nghiêng về bên trái. (Ảnh: Women's health)
4. Không nằm ở bên trái của ngực. Trái tim nằm ở vùng giữa ngực, giữa lá phổi bên phải và bên trái. Tuy nhiên, nó hơi nghiêng về bên trái một chút.
5. Trái tim lớn chưa hẳn đã tốt. Trái tim quá lớn hoặc rắn chắc quá mức có thể gây nguy hiểm cho con người. Một trái tim khỏe mạnh trung bình nặng ít hơn 453g và có hình dạng giống như nắm đấm thật chặt.
6. Cảm lạnh có thể làm ảnh hưởng đến tim. Virus gây cảm lạnh thông thường có thể khiến tim bị suy yếu, gây nên tình trạng bệnh cơ tim do virus. Uống rượu quá mức và uống một số loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư cũng có thể làm tim trở nên yếu đi.
7. Khả năng hoạt động khi rời khỏi cơ thể. Trái tim có hệ thống điện của riêng mình, đây là nguyên nhân giúp nó tạo ra những nhịp đập. Ngay cả khi bị tách ra khỏi lồng ngực, trái tim sẽ tiếp tục đập nếu nó tiếp tục nhận được đủ lượng oxy cần thiết.
8. Hoạt động không mệt mỏi. Trái tim bắt đầu đập từ lúc thai nhi 4 tuần tuổi và không ngừng đập cho tới khi chúng ta qua đời. Nó đập 100.000 lần mỗi ngày, gần một triệu lần mỗi tuần.
9. Chúng ta có thể bị đau tim mà không đau ngực. Các triệu chứng của bệnh động mạch vành hoặc một cơn đau tim sắp xảy ra bao gồm: tức ngực, khó thở. Tuy nhiên, những biểu hiện khác bao gồm mệt mỏi, đổ mồ hôi, buồn nôn, đánh trống ngực, đau cổ, đau cánh tay. Một số người, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường, có thể không xuất hiện triệu chứng gì. Khi một cơn đau xảy ra theo cách này, nó được gọi là cơn đau tim "thầm lặng".
10. Sự xúc động hoặc căng thẳng làm "tan vỡ trái tim". Trong những hoàn cảnh nhất định, xúc động hoặc căng thẳng khiến cơ thể giải phóng một số loại hormone làm "tê liệt" phần lớn trái tim. Hiện tượng này được gọi là "hội chứng trái tim tan vỡ". Cảm giác đó có thể xuất hiện do cái chết của người thân, mất tiền, một buổi tiệc bất ngờ hoặc thậm chí là sợ hãi khi biểu diễn ở nơi công cộng. Hội chứng này chỉ tạm thời và sẽ hoạt động bình thường khi có các biện pháp hỗ trợ.
Theo VNE

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.