Articles by "Kim-Dung"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kim-Dung. Hiển thị tất cả bài đăng

Những tình tiết hết sức phi lý nhưng luôn lặp đi lặp lại trong các phim kiếm hiệp như một 'định luật bất thành văn'.

Thịt bò là món ăn được ưa chuộng nhất
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep
Đại hiệp nào bước vào cửa cũng phải hét với tiểu nhị: 'Cho một cân thịt bò chín'. Không biết vì các vị đại hiệp ngày xưa thích ăn thịt bò, hay vì các tửu điếm chỉ có mỗi món thịt bò là ăn được.
'Đỉnh cao' của tài ngụy trang
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-1
Bạn thanh mai trúc mã, bạn nối khố hay kẻ thù thề đốt thành tro cũng nhận ra nhưng chỉ cần che mặt bằng một miếng mạng mỏng là 'thần không biết quỷ không hay'.
Một lượng bạc mua được mọi thứ
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-2
Khi các vị đại hiệp đang ăn nhưng có việc trọng đại cần đi gấp thì luôn để lại một lượng bạc, không biết giá trị thức ăn thế nào nhưng chủ quán không bao giờ đuổi theo để đòi tiếp. Có vẻ như các cửa hàng ăn uống ngày xưa đều thuộc một hệ thống bán hàng và ký kết hiệp định bảo vệ khách hàng nên giá cả của 100 cửa hàng như một, không thèm tăng giá dù là ở kinh thành hay thị trấn nho nhỏ nào đó.
Vô tình nhặt được bí kíp
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-3
Các bí quyết võ công mà nhiều người dành cả đời để tu luyện vẫn chưa xong, thế nhưng, các anh hùng chỉ rơi xuống vách núi hay vô tình nhặt được 'bí kíp' thì chỉ cần vài tháng, vài ngày đã luyện tới trình độ thượng thừa.
Khách điếm Duyệt Lai thu hút khách nhất giang hồ
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-4
Khách điếm Duyệt Lai dường như là điểm đến của các anh hùng hào kiệt từ đủ mọi tầng lớp, đủ mọi thời đại. Điểm nổi bật của khách điếm là phong thái nhanh nhẹn, thức ăn ngon, tiểu nhị niềm nở và đặc biệt là... đập vỡ bàn ghế không cần đền.
Cả bộ phim chỉ mặt độc một trang phục
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-5
Các vị anh hùng, các vị 'soái ca' cả bộ phim chỉ mặc độc một trang phục, dù lăn lộn khắp giang hồ cũng chẳng bao giờ thấy các chàng mảy may nghĩ đến chuyện tắm giặt.
Theo VNE

Trong khi Tào Tháo, Tôn Quyền đều có thực lực hùng mạnh, vì sao Lưu Bị trở thành lựa chọn duy nhất trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Gia Cát Lượng vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi.

Có nhiều ý kiến cho rằng, Khổng Minh - Gia Cát Lượng - lựa chọn phò tá Lưu Bị không chỉ vì phù hợp với lý tưởng chính trị Nho gia của ông, mà còn bởi Lưu Bị cho Gia Cát Lượng đầy đủ không gian phát huy "sở học bình sinh" của mình.
Tuy nhiên, một luồng quan điểm khác tại Trung Quốc cho rằng, việc Lưu Bị trở thành "đáp án cuối cùng" của Gia Cát Lượng hoàn toàn không đơn thuần chỉ là vấn đề "không gian thăng tiến".
1800 năm qua, các học giả Trung Quốc vẫn luôn đi tìm lời giải đối với vấn đề này.
Một bài phân tích đăng trên trang Phượng Hoàng nêu ra 4 luận điểm để giải thích cho việc Gia Cát Lượng chịu về dưới trướng Lưu Bị, chứ không phải Tào Tháo - người khi đó nắm danh nghĩa "triều đình Đông Hán" trong tay.
Con người của Gia Cát Lượng
Gia Cát Khổng Minh là nhà quân sự tài ba. Chính sách lược thế chân vạc - tam phân thiên hạ - của ông đã tạo nên cục diện Tam Quốc.
Gia Cát Khổng Minh là nhà quân sự tài ba. Chính sách lược "thế chân vạc" - tam phân thiên hạ - của ông đã tạo nên cục diện Tam Quốc Ngụy, Thục, Ngô.
Gia Cát Lượng là chính trị gia và quân sự gia được giới trí thức Trung Quốc sùng bái suốt hàng nghìn năm.
Một lý do quan trọng chính là việc Gia Cát Khổng Minh "là một nhà trí thức cơ bản và kiểu mẫu". Khuôn mẫu này chủ yếu chỉ đạo đức cao thượng và sự nghiệp hiển hách.
Theo đó, "tam bất hủ" mà cổ nhân Trung Quốc đề ra - gồm lập đức, lập công, lập ngôn - đều được thể hiện ở "hình mẫu" Gia Cát Lượng.
Xét về "lập đức", tức tiêu chuẩn hành vi của phần tử trí thức, mà theo Nho gia là trung, hiếu, nhân, nghĩa.
Là một nhà trí thức tiêu biểu và khắt khe, đương nhiên Khổng Minh hiểu rõ chính quyền trung ương mà Tào Tháo thao túng, thực chất đã không còn là chính phủ Hán triều.
Như vậy, nếu muốn "lập đức", giữ trọn trung - nghĩa, Gia Cát Lượng không thể đầu quân dưới cờ Tào Tháo. Thay vào đó, ông lựa chọn Lưu Bị - nhân vật thực tế có huyết thống hoàng gia và được gọi là "Lưu hoàng thúc".
Lý tưởng của Gia Cát Lượng
Theo phân tích của Phượng Hoàng, lý tưởng trị quốc của Gia Cát Lượng là chính trị Nho gia - đề cao chữ "Nhân".
Trong khi đó, Tào Tháo thi hành chính sách bá quyền, thực hiện thể chế chính trị dựa trên cường quyền.
Có thể nói, Khổng Minh và Tào Tháo dù là 2 nhân vật xuất sắc, song cũng là 2 thái cực từ trong tư tưởng cốt lõi, dẫn đến việc 2 người này không thể bước chung một con đường.
Gia Cát Lượng là người tôn sùng Nho giáo, và ông cũng trung thành tuyệt đối với tư tưởng của mình. Đây là nguyên nhân căn bản nhất khiến ông không theo Tào Ngụy.
Sức hút của Lưu Bị
Lưu Bị là một hình mẫu đạo đức phù hợp với tư tưởng Nho giáo mà Gia Cát Lượng tôn sùng.
Lưu Bị là một hình mẫu "đạo đức" phù hợp với tư tưởng Nho giáo mà Gia Cát Lượng tôn sùng.
Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đạo đức được đề cao hơn tất cả, đặc biệt là phẩm hạnh của bậc quân chủ.
Theo quan niệm này, chỉ cần vị lãnh tụ là nhân vật hiền đức thì có thể khiến trên dưới một lòng, triều đình kỷ cương, đi tới hiện thực hóa một xã hội hòa hợp.
Xét trên phương diện đạo đức, lịch sử Trung Quốc đã công nhận đây là "thế mạnh áp đảo" của Lưu Bị.
Lưu Bị vốn đã mang thân phận hoàng tộc, lại tham gia hành động ám sát Tào Tháo, thể hiện lòng trung thành đối với chính quyền Hán triều.
Về mặt cảm quan, những hành động của Lưu Bị đã "vô tình" đồng điệu với lý tưởng của Gia Cát Lượng - một đệ tử Nho gia sùng bái tư tưởng trung - hiếu.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ Lưu Bị nắm quyền ở Thái Nguyên, Từ Châu, đã thi hành chính sách cai trị "nhân nghĩa".
Điều này cũng khiến tiếng tốt của Lưu đồn xa, hiển nhiên không nằm ngoài sự quan sát của Gia Cát Lượng.
Như vậy, về mặt công tác tuyên truyền, Lưu Bị đã xây dựng tốt hình ảnh của một "lãnh tụ kiểu mẫu" trong mắt các nhân sĩ Nho giáo nói chung và Khổng Minh nói riêng.
Lưu Bị cho Khổng Minh không gian phát triển
Trở thành quân sư của Lưu Bị, Khổng Minh được phát huy hết khả năng và được hàng loạt tướng tài quân Thục phò trợ.
Trở thành quân sư của Lưu Bị, Khổng Minh được phát huy hết khả năng và được hàng loạt tướng tài quân Thục phò trợ.
Cũng theo phân tích của Phượng Hoàng, mặc dù Lưu Bị tạo lập được danh vọng, song trước khi có được Gia Cát Lượng, thì Lưu không có nhiều quân sư xuất chúng bên mình.
Nếu Khổng Minh về phò tá Lưu Bị, thì toàn bộ quá trình từ thoát ly khó khăn, ổn định lực lượng, phát triển hùng mạnh cho tới thống nhất thiên hạ, ông có thừa "sân khấu" để phô diễn hết tài năng của mình.
Đồng thời, tuy không có quân sư xuất sắc, nhưng ngược lại, Lưu Bị sở hữu một dàn võ tướng hàng đầu như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Gia Cát Lượng trở thành quân sư của Lưu, những hổ tướng này đều thuộc quyền sai khiến của ông.
Khổng Minh theo Lưu Bị chỉ vì "tiền đồ sự nghiệp"?
Tại Trung Quốc, có quan điểm cho rằng Gia Cát Lượng lựa chọn Lưu Bị chủ yếu nhằm vào "không gian thăng tiến".
Sở dĩ có ý kiến này, bởi khi Gia Cát Lượng đi sứ Đông Ngô trước trận đại chiến Xích Bích, ông từng được Trương Chiêu dụ dỗ "nhảy việc" sang phò tá Tôn Quyền.
Tuy nhiên, Khổng Minh khước từ Trương, nói rằng - "Tôn Quyền là một chủ nhân tốt, nhưng không thể phát huy hết tài năng của ta".
Câu nói này được cho là đã lộ ra "tham vọng" của Gia Cát Lượng.
Song luận điểm trên cũng vấp phải nhiều sự phản đối, bởi vào thời điểm đó Gia Cát Lượng ở vào vị thế "thỉnh cầu" sự giúp đỡ của Tôn Quyền, do đó ông buộc phải tìm những lý do "tế nhị" để từ chối lời đề nghị của Đông Ngô.
Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn cho rằng, thực chất Gia Cát Lượng "không màng đến Tôn Quyền" nhưng vẫn phải tỏ ra "lịch sự" như vậy mà thôi.
Các nhà sử học cũng đánh giá, quan điểm Khổng Minh "không có đất dụng võ" dưới trướng Tào Tháo chỉ là cách nhìn của người đời sau.
Nếu theo Tào Tháo, Khổng Minh hoàn toàn có thể đạt được sự nghiệp hiển hách, nhưng ông vẫn lựa chọn Lưu Bị.
Nếu theo Tào Tháo, Khổng Minh hoàn toàn có thể đạt được sự nghiệp hiển hách, nhưng ông vẫn lựa chọn Lưu Bị.
Đứng từ góc nhìn của Gia Cát Lượng, có thể thấy ông là người luôn tin bản thân có thể sánh ngang các bậc cao nhân trong lịch sử Trung Quốc như Quản Trọng, Nhạc Nghị.
Chính Gia Cát Lượng cũng có biệt hiệu "Ngọa Long tiên sinh", cho thấy ông xem trọng bản thân và không lép vế so với nhóm quân sư Tuân Úc, Giả Hủ, Quách Gia của Tào Tháo.
Do đó, bài phân tích của Phượng Hoàng cũng bác bỏ khả năng Khổng Minh không theo Tào Tháo vì không thể phát triển.
Đồng thời, nếu chỉ xét về con đường sự nghiệp, thì thế lực Lưu Bị chắc chắn kém xa so với Tào Tháo.
Vào thời điểm Gia Cát Lượng đầu quân cho Lưu Bị, lực lượng của Lưu yếu kém, tương lai cũng không rõ ràng.
Ngược lại, Tào Tháo khi đó đã có thế lực mạnh và vững vàng. Nếu nói Khổng Minh chỉ nhìn vào tiền đồ sự nghiệp thì theo logic, Tào Tháo mới là phương án tối ưu.
Lưu Bị là lựa chọn ngay từ đầu
Là một thanh niên trí thức ôm nhiều hoài bão và lý tưởng, việc lựa chọn chủ nhân của Gia Cát Lượng sẽ không đơn giản chỉ phụ thuộc vào "miếng cơm".
Gia nhập lực lượng của Lưu Bị, đồng nghĩa với Gia Cát Lượng đem toàn bộ "vốn liếng" của bản thân đặt vào Lưu.
Nếu Lưu Bị hùng mạnh, lý tưởng của Khổng Minh sẽ thành hiện thực. Ngược lại, tất cả tư tưởng của ông cũng sẽ tiêu vong và trở nên vô danh trong lịch sử.
Tam cố thảo lư - 3 lần tới lều cỏ thỉnh Gia Cát Lượng xuống núi, điển tích tô đậm hình tượng trọng hiền tài của Lưu Bị.
"Tam cố thảo lư" - 3 lần tới lều cỏ thỉnh Gia Cát Lượng xuống núi, điển tích tô đậm hình tượng "trọng hiền tài" của Lưu Bị.
Sự lựa chọn của Gia Cát Lượng cho thấy, ông sẵn sàng bước vào cuộc đấu tranh để thực hiện lý tưởng của mình bên cạnh Lưu Bị, bất chấp khả năng thất bại rất lớn.
Điều thú vị là, nhiều học giả Trung Quốc cho hay, mặc dù Khổng Minh đã quyết tâm theo Lưu Bị ngay từ khi còn ở ẩn, song ông cũng không vội vàng "xuất sơn".
Nguyên nhân do ông vẫn còn những hoài nghi, rằng liệu Lưu Bị có "nhìn trúng" ông hay không?
Lưu Bị sẽ đối đãi với ông như một mưu sĩ bình thường, hay trọng dụng ông như bậc quốc sĩ?
Liệu Lưu Bị có chấp nhận sách lược trị quốc của ông?
Xuất phát từ những "nghi vấn" trên, cho nên mặc dù bản thân đã có đáp án, nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải "nằm im chờ thời".
Ở thời điểm đó, Khổng Minh chỉ mới ngoài 20, và ông có đủ thời gian để chờ đợi ngày Lưu Bị "tam cố thảo lư".

Khi ấy, con đường của Gia Cát Lượng mới thực sự bắt đầu.
Theo Đại Lộ

Ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường có màu đỏ nổi bật, Ô Vân Đạp Tuyết của Trương Phi lại có màu đen như chủ nhân... là đặc điểm của những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại.

1. Ngựa Xích Thố
Ngua-Xich-Tho.jpg
Anh hùng có Lã Bố, tuấn mã có Xích Thố.  Tranh: Baidu
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng. 
Ngựa Xích Thố từng qua tay rất nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác (132-192), tướng nhà Đông Hán (năm 25-220). Trong triều đình lúc bấy giờ, có rất nhiều người khinh thường con người tàn bạo như Đổng Trác, trong đó có Đinh Nguyên, cũng là một tướng nhà Đông Hán. Trong một lần họp triều, Đinh Nguyên đã chửi thậm tệ vào mặt Đổng Trác, Đổng Trác định chém Đinh Nguyên thì con nuôi của Đông Nguyên là Lã Bố từ phía sau xông lên, khí chất anh hùng của Lã Bố đã khiến cho Đổng Trác sững lại, đành phải nhượng bộ. Từ đó, Đổng Trác nảy sinh ý định thu phục Lã Bố.
Vì muốn tiếp cận và thu phục Lã Bố, Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố. Lã Bố sau khi có được ngựa quý quả nhiên đã giết chết chủ cũ của mình là Đinh Nguyên, quy phục dưới chân Đổng Trác, và trở thành con nuôi của Đổng Trác.
Ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi. Trên chiến trường, ông chuyên cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Sau này, Lã Bố bị  trúng kế của một đại thần nhà Đông Hán, giết chết Đổng Trác. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo, một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán.
Có lẽ do duyên số, Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường, một trong những người có công lớn thành lập nhà Thục Hán vào thế kỷ thứ 2, vì muốn bảo vệ hai vị phu nhân của người anh em kết nghĩa của mình là Lưu Bị đã tạm thời về phe Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng quý mến nhân tài như Quan Vũ, cũng muốn bắt chước Đổng Trác tặng ngựa cho anh hùng.
Nhưng Quan Vũ không như Lã Bố, ông tiếp nhận Xích Thố là để tìm được Lưu Bị nhanh hơn. Sau khi Quan Vũ bị giết, Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nhưng lần này nó không còn ngoan ngoãn đi theo chủ nhân mới như trước, mà tuyệt thực đến chết.
2. Ngựa Tuyệt Ảnh
Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ
Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ. Tranh: Baidu
Ngựa Tuyệt Ảnh là ngựa yêu của Tào Tháo (155-220). Tuyệt Ảnh có nghĩa là phi rất nhanh, đến cái bóng cũng không đuổi kịp được.
Tương truyền, khi Tào Tháo tấn công Trương Tú, Trương Tú dâng thành đầu hàng Tào Tháo. Trương Tú là cháu gọi Phiêu kỵ tướng quân Trương Tế bằng chú. Sau khi Đổng Trác bị giết năm 192, Trương Tế cùng các tướng khác của Đổng Trác mang quân đánh vào Tràng An, lại nắm vua Hán Hiến Đế, thao túng triều đình như Đổng Trác trước đây. 
Tuy nhiên, Tào Tháo không ngờ lại bị trúng kế của kẻ thù, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, suýt nữa thì bị mất mạng. May có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài.
Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã. Trong trận chiến này, Tuyệt Ảnh đã hoàn tất sứ mạng của mình.
Đây là một thất bại nữa của Tào Tháo kể từ sau trận Xích Bích. Trong trận đánh này, Tào Tháo bị mất một con trai, Tào Ngang, một cháu trai, Tào An, và một con tuấn mã, Tuyệt Ảnh. Có thể nói đây là một thất bại thảm hại của Tào Tháo.
3. Ngựa Đích Lô
Ảnh: Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân
Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân.  Tranh: Weibo
Đích Lô vốn là ngựa của Trang Vũ, vốn là một tướng của một danh sĩ dòng dõi hoàng tộc nhà Hán là Lưu Biểu nhưng sau này phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp. 
Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý". Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân  lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền giết chết Trương Vũ để cướp ngựa. Triệu Vân là danh tướng thời cuối Đông Hán và thời Tam Quốc, người góp công lớn thành lập nhà Thục Hán.
Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này "có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ", còn nói rằng "Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết" chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.
Người hầu của Lưu Bị đem tin "ngựa sát chủ" nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi nhận được mật báo có người định sát hại, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàm Khê.
Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên "Đích Lô sát chủ" ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: "Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!". Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện "Đích Lô sát chủ" , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.
Khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu  của Lưu Bị, già yếu quá, nên để thể hiện sự trọng dụng của mình với Bàng Thống, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.
4. Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử
Ngua-Da-chieu-ngoc-su-tu-28Ha-My-2c-baid
Dạ chiếu ngọc sư tử. Tranh: Baidu
Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử toàn thân lông trắng như tuyết, tương truyền một ngày có thể đi hàng nghìn dặm. Ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, sau này lớn lên tính khí bớt nóng nảy hơn, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc, vì vậy mới có tên là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử . 
Con ngựa này của Triệu Vân, sống vào khoảng thế kỷ thứ hai. Tương truyền, Triệu Vân đóng quân ở trên núi Trường Bản xuất quân đi đánh trận đều cưỡi Dạ chiếu ngọc sư tử, có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, tưởng chừng không thể thoát thân. Nhưng sức ngựa rất lớn, cuối cùng cũng nhảy được lên trên miệng hố, cứu chủ nhân thoát chết. Trong bộ tiểu thuyết Thủy hử cũng từng nhắc đến con ngựa này.
5. Ô Vân Đạp Tuyết
O-Van-Dap-Tuyet-28Ha-My-2c-baidu-29.jpg
Ngựa Ô Vân Đạp tuyết. Ảnh: Baidu
Ô Vân Đạp Tuyết còn có tên là Vương Truy Mã, sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi, người anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Công, được coi là anh hùng tuấn mã.
Ngựa của Trương Phi có tên rất ý nghĩa, Vương Truy Mã có nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý. 
Người đời về sau thường nói người dũng mãnh cưỡi ngựa dũng mãnh. Quan Công từng nói: "Người tôi nặng nề, ngựa không vác nổi nên thường hay gầy, chính vì vậy mà tôi không thể cưỡi ngựa bình thường được". Trương Phi cũng như vậy, ngựa bình thường thì không thể xứng với hào khí phi thường của Trương Phi được.
Theo VNE

Khán giả thường chú ý và bình luận nhiều hơn câu chuyện của các nhân vật chính mà bỏ qua những câu chuyện thú vị khác ở tuyến nhân vật phụ.
1. Quách Tương – Hà Túc Đạo
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
Câu chuyện này được Kim Dung miêu tả trong những hồi đầu tiên của Ỷ thiên đồ long ký. Hà Túc Đạo được người đời xưng tụng là “Côn Lôn tam thánh” – cầm thánh, kỳ thánh, kiếm thánh – từ Côn Lôn xuống Trung Nguyên. Trên đường đi, người đàn ông trung niên này gặp Quách Tương, khi ấy mới 19 tuổi, và gảy cho cô nghe khúc Bách điểu triều phụng ngoài rừng chùa Thiếu Lâm. Khi ấy, giữa hai người nảy sinh một cảm xúc kỳ lạ, hẳn là Hà Túc Đạo đã tìm thấy “dòng nước xanh” cho cuộc đời mình.
Hôm sau, trong cuộc giao đấu với phái Thiếu Lâm, Hà Túc Đạo một tay ứng chiến, một tay tấu khúc nhạc mới sáng tác dành tặng cho Quách Tương. Lắng nghe tiếng đàn lãng mạn xuân tình, cô bất giác đỏ mặt, cảm động nhận ra người đàn ông này đang dùng cung đàn tỏ tình với mình. Thế nhưng sau đó, Hà Túc Đạo đả bại trước sư Giác Viễn, buồn bã quay về Côn Lôn. Quách Tương tìm vợ chồng Dương Qua – Tiểu Long Nữ không gặp, ôm tình lên núi sáng lập phái Nga Mi. Mối tình như hoa, vừa chớm nở đã lụi tàn, còn tiếng đàn đã thành “bài biệt ca của tình yêu”.
2. Đoàn Diên Khánh – Đao Bạch Phụng
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
“Chùa Thiên Long, cội bồ đề. Ăn mày nhếch nhác cận kề Quan Âm”
Sự kỳ ngộ giữa Đoàn Diên Khánh và Đao Bạch Phụng được khắc họa đầy thi vị trong tác phẩm Thiên long bát bộ. Năm đó, ông bị kẻ thù phục kích, tuy giết sạch được địch nhưng chính mình cũng bị trọng thương, trông “không còn ra người, toàn thân ô uế, khắm khú, vết thương đầy ròi bọ, hàng chục con ruồi nhặng bay vần vũ chung quanh” và nằm thoi thóp dưới gốc bồ đề, chùa Thiên Long. Đúng lúc đó, Đao Bạch Phụng xuất hiện. Trong đêm trăng tròn đầy sương, Đao Bạch Phụng tóc xõa xuống vai, vận áo trắng toát, dáng vẻ mỹ tú yêu kiều lại thanh khiết đoan chính khiến Đoàn Diên Khánh lầm tưởng bà là Quan Âm giáng thế.
Vì căm giận thói trăng hoa của chồng, lại do người Bãi Di vốn không trọng chữ Tiết như người Hán, bà đã trao thân cho Đoàn Diên Khánh để trả thù Đoàn Chính Thuần. Xong, bà lặng lẽ bỏ đi, để lại trong lòng “gã ăn mày” kia mấy câu kinh không ra kinh, kệ không ra kệ :“Ngoài chùa Thiên Long. Dưới cội bồ đề. Hành khất phương xa. Quan Âm tóc dài”. Kết quả của đêm trăng ân ái đó là Đao Bạch Phụng mang thai và hạ sanh Đoàn Dự, dù thực trong lòng bà không hề có tình yêu đối với Đoàn Diên Khánh.  
3. Đinh Điển – Lăng Sương Hoa
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
Tạo hình của Lăng Sương Hoa của Trần Mỹ Kỳ trong Liên thành quyết 1989
Những người yêu thích tác phẩm Liên thành quyết đều không khỏi thương cảm cho tình yêu oan trái giữa Đinh Điển và Lăng Sương Hoa. Đinh Điển vốn là một đại cao thủ trong giang hồ, đem lòng yêu tiểu thư Lăng Sương Hoa - con gái tri phủ Lăng Thoái Tư thành Giang Lăng. Đối với anh, thoát khỏi ngục thất của một phủ chỉ là chuyện trở bàn tay, nhưng Đinh Điển vẫn ở đó, chịu nhục hình tra tấn, chỉ để mỗi ngày nhìn thấy Lăng Sương Hoa chăm tưới mấy khóm cúc vàng tươi. Sương Hoa biết vậy, ra sức chăm hoa để hoa tươi mãi, tạ lòng người yêu.
Rồi một ngày, Đinh Điển thấy khóm hoa héo úa. Anh lập tức vượt ngục, xông vào dinh phủ thì biết rằng Lăng Sương Hoa đã chết, do bị chính phụ thân của cô bức tử. Đinh Điển đau đớn, ôm quan tài than khóc thì bị trúng kịch độc đã được Lăng Thoái Tư bôi lên quan tài. Sau khi Đinh Điển chết, Địch Vân mang xương cốt của anh hợp tác cùng Lăng Sương Hoa ở nghĩa trang phía Tây thành Giang Lăng để hai người mãi mãi được bên nhau, như ước nguyện cuối cùng của họ, dưới bóng mấy khóm hoa cúc vàng.
4. Đồng Mỗ, Thu Thủy và Vô Nhai Tử
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
Củng Lợi và Lâm Thanh Hà trong vai Lý Thu Thủy và Thiên Sơn Đồng Mỗ
Tiêu Dao Tử là một cao nhân kỳ bí, người sáng lập ra phái Tiêu Dao. Ông thâu nhận 3 đệ tử, lần lượt là Thiên Sơn Đồng Mỗ, Vô Nhai Tử và Lý Thu Thủy. Nhị đệ tử Vô Nhai Tử tinh thông tứ nghệ, tính tình tiêu sái phi phàm, “anh tuấn phong nhã như cánh hoa điểm trúng mặt hồ”, khiến Đồng Mỗ lẫn Thu Thủy đều đem lòng si mê ngay từ thuở thiếu thời. Thế nhưng, trong lòng ông chỉ có cô em gái 11 tuổi của Lý Thu Thủy, nên đã vẽ một bức tranh và tạc một pho tượng ngọc để tỏ lòng tương tư. Điều này dẫn đến mâu thuẫn lớn giữa ba người, khiến hai tỉ muội Đồng Mỗ và Thu Thủy trở mặt thành thù. Lý Thu Thủy rắp tâm quấy phá Đồng Mỗ luyện thần công, khiến cơ thể bà cứ “phản lão hoàn đồng” mãi không lớn lên được. Đồng Mỗ trả đũa, rạch nát mặt Thu Thủy.
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
Vô Nhai Tử say mê bức tượng ngọc của người con gái  ông tương tư
Về sau, Đồng Mỗ sáng lập ra cung Linh Thứu trên núi Phiêu Miễu, tà ác vang danh một cõi. Thu Thủy trở thành hoàng phi nước Tây Hạ, quyền thế một phương. Thế nhưng mấy chục năm sau, cả hai vẫn cố chấp ghen tuông và không ngừng tranh đấu nhau. Trong trận đấu cuối cùng dưới hầm băng hoàng cung Tây Hạ, Thiên Sơn Đồng Mỗ và Lý Thu Thủy đánh nhau đến lưỡng bại câu thương rồi vong mạng sau trận quyết chiến. Hai người nhắm mắt, vừa khóc vừa cười trong hân hoan và đau đớn, khi nhận ra Vô Nhai Tử không hề yêu ai trong số họ. Khi ấy, Đồng Mỗ đã 96 tuổi, Vô Nhai Tử 94 tuổi còn Thu Thủy 92 tuổi, cho nên có thể nói, đây là mối tình thù kéo dài nhất trong các danh tác của Kim Dung.
5. Đông Phương Bất Bại – Dương Liên Đình
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
Lâm Thanh Hà “đóng đinh” vai diễn Đông Phương Bất Bại
Đông Phương Bất bại có thể coi là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong truyện võ hiệp của Kim Dung. Phó giáo chủ của Nhật Nguyệt thần giáo đã đem lòng tạo phản, bắt giam Nhậm Ngã Hành dưới hắc lao đáy Tây Hồ và chiếm ngôi giáo chủ. Luyện thành bí kíp Quỳ hoa bảo điển, Đông Phương Bất Bại trở thành thiên hạ vô địch đúng như xưng hiệu nhưng đồng thời việc “dẫn đao tự cung” (tự thiến) đã khiến Đông Phương trở thành con người ái nam. Đông Phương yêu thương một nam nhân đẹp trai, lực lưỡng tên là Dương Liên Đình, đến mức giao hết quyền điều hành giáo phái cho người này thỏa sức lộng hành.
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
Kim Dung khắc họa hình ảnh Đông Phương Bất Bại trong áo xiêm lộng lẫy, mặc cho Dương Liên Đình gắt gỏng thế nào thì vẫn ôn nhu thuần phục như vợ đối với chồng. Về võ công, Đông Phương một mình vẫn áp đảo được 5 cao thủ (nếu không kể Nhậm Doanh Doanh). Nhờ Doanh Doanh nhanh trí tấn công Dương Liên Đình làm Đông Phương bị phân tâm mà Lệnh Hồ Xung và Nhậm Ngã Hành mới có thể phản kích, chuyển bại thành thắng. Đến trước lúc chết, Đông Phương Bất Bại vẫn hạ mình cầu xin Nhậm Ngã Hành tha mạng cho tình lang. Nhậm Ngã Hành chẳng những không chấp thuận, còn giết chết Dương Liên Đình khiến Đông Phương tức giận búng kim đâm mù mắt phải của ông, rồi chết bên cạnh tình nhân.
6. Nghi Lâm – Lệnh Hồ Xung
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
Các tạo hình của nhân vật Nghi Lâm trong điện ảnh
Một trong những mối tình khiến người xem thương cảm nhất trong Tiếu ngạo giang hồ, hẳn là “mối tình câm” của ni cô Nghi Lâm dành cho Lệnh Hồ Xung. Nghi Lâm là nữ ni xinh đẹp nhất của phái Hằng Sơn, với “khuôn mặt sáng như trăng rằm và đôi mắt xanh như nước hồ thu”. Cô bắt đầu đem lòng yêu gã lãng tử phái Hoa Sơn – Lệnh Hồ Xung sau cái ơn cứu cô thoát khỏi “Thái hoa dâm tặc” Điền Bá Quang. Vì Lệnh Hồ Xung, cô có thể cõng anh, chăm sóc cho anh, vì anh mà ăn trộm dưa … thậm chí có thể “chết đi để Lệnh Hồ Xung sống sót trở về”.
Để rồi từ đó, trong lòng Nghi Lâm trỗi dậy những xung đột, mâu thuẫn day dứt không thôi. Lệnh Hồ Xung trước yêu tiểu muội Nhạc Linh San, sau lại cùng Nhậm Doanh Doanh bôn tẩu giang hồ, chỉ có tấm lòng của Nghi Lâm là anh không nhận ra. Nghi Lâm ôm mối tình câm, ngày đêm tụng kinh niệm Phật trong căn phòng nhỏ ở chùa Hằng Sơn, nhưng càng tụng niệm thì càng không tìm thấy lối thoát, còn thể xác ngày càng tiều tụy, héo hon. Đến kết thúc thì nhiều người vẫn không biết số phận của Nghi Lâm ra sao, một cái kết mà tác giả bỏ lửng. Theo mạch truyện, nhiều người đoán rằng Nghi Lâm vẫn ở đấy, chôn vùi mối tình câm và cả tuổi xuân thì của mình trên ngôi chùa Hằng Sơn.    
7. Kim Hoa – Ngân Diệp
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
Không ai ngờ rằng một Kim Hoa bà bà già cả, xấu xí …
Kim Hoa bà bà – một trong Tứ đại pháp vương của Minh Giáo: Tử Sam Long Vương Đại Ỷ Ti – vốn là một thiếu nữ con lai giữa Trung Hoa và Ba Tư được giáo chủ Tổng giáo Ba Tư gửi gắm đến Minh giáo. Đại Ỷ Ti “đẹp như tiên trên trời, hơn hai mươi năm trước là đệ nhất mỹ nhân trong võ lâm” và “dù trong hay ngoài Minh giáo, mong được lọt vào mắt xanh của nàng Ỷ Ti nói hàng trăm người cũng còn là ít”. Thế nhưng, trái với nhan sắc tuyệt trần, Đại Ỷ Ti lạnh lùng một mực cự tuyệt tất cả chàng trai theo đuổi cô. Chỉ có điều khiến các nam nhân ở Minh Giáo không ngờ tới là cô lại lấy một người chồng cả tướng mạo lẫn võ công đều tầm thường, đó Hàn Thiên Diệp.
kiếm hiệp, chuyện tình, truyện chưởng, Kim Dung
... lại ẩn bên trong Tử Sam Long Vương xinh đẹp mỹ miều
Trong trận giao chiến ở Bích Thủy Hàn Đàm năm xưa, Đại Ỷ Ti tuy đả bại Hàn Thiên Diệp nhưng cả hai đã đụng chạm da thịt dưới đáy hồ. Sau đó cô lại ngày đêm gần kề chăm sóc cho Thiên Diệp nên dần dà nảy sinh tình cảm, rồi quyết ý nên duyên vợ chồng. Sau này, khi rời khỏi Minh Giáo, hai người lấy hiệu là Kim Hoa – Ngân Diệp, quy ẩn ở đảo Linh Xà ngoài Đông Hải, rồi sinh ra Tiểu Chiêu. Về sau, Ngân Diệp bị trúng kịch độc nhưng thần y Hồ Thanh Ngưu kiên quyết không cứu chữa, khiến ông bị độc phát tán mà chết. Còn Tiểu Chiêu thì thay mẹ về Tổng giáo Ba Tư làm thánh nữ, lỗi hẹn với người cô yêu thương là Trương Vô Kỵ.
Theo Vietnamnet

Theo Kim Dung, Thiếu Lâm là đệ nhất phái, Cái Bang là đệ nhất bang hội, Minh Giáo là đệ nhất giáo.

Thiếu Lâm

Đây là môn phái được nhắc nhiều nhất trong các bộ kiếm hiệp của Kim Dung. Theo truyền thuyết của Phật giáo, Đạt Ma sư tổ đã vượt sông Trường Giang đi đến chùa Thiếu Lâm. Tại đây, ông đã thiền định trong chín năm liền. Thiếu Lâm nổi tiếng với chiêu Dịch Cân kinh, La Hán thập bát thủ.


Tảo Địa Tăng.

Hư Trúc, Giác Viễn đại sư, Phương Chấn đại sư, Tảo Địa Tăng đều là những nhân vật nổi trội xuất thân từ phái Thiếu Lâm. Đặc biệt, Tảo Địa Tăng là vị sư duy nhất trong truyện Kim Dung đã tập luyện được 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự. Trong cuộc quyết đấu giữa cha con Tiêu Phong với nhà Mộ Dung Phục, ông đã ra mặt để hóa giải hận thù giữa hai nhà.

Võ Đang

Môn phái này do Trương Tam Phong sáng lập, ông là một nhân vật có thật thời cuối nhà Minh đầu nhà Thanh. Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, ông đã xuất hiện lần đầu trong bộ Thần điêu đại hiệp khi mới 14 tuổi. Ông đã đi theo giúp việc cho Giác Viễn đại sư trong chùa Thiếu Lâm và học được một phần Cửu Dương Thần Công. Nhờ bản tính thông minh hơn người, Trương Tam Phong đã sáng tạo võ thuật mới và xây dựng nên phái Võ Đang.


Trương Tam Phong trong phim Ỷ thiên đồ long ký.

Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, Kim Dung từng nói rằng: “Võ công của Trương Tam Phong nghìn năm trước không ai sánh bằng, nghìn năm sau cũng chẳng ai vượt qua nổi.” Khi ấy Trương Tam Phong đã trăm tuổi, võ công đứng đầu thiên hạ. Các đệ tử của ông là Võ Đang thất hiệp cũng là những cao thủ số một thiên hạ.


Trương Tam Phong và Võ Đang thất hiệp.

Trong những năm cuối đời, ông còn sáng tạo ra môn võ Thái cực quyền và Thái cực kiếm vô địch thiên hạ. Nguyên lý của 2 môn võ học này hoàn toàn tương phản với võ học đương thời là lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương, lấy chậm đánh nhanh. Một trong những đặc điểm nổi bật của môn võ này là mượn sức của đối thủ để đánh ngược lại đối thủ.

Minh Giáo

Là một giáo phái xuất xứ từ Ba Tư, sau được lưu truyền sang Trung Quốc thời nhà Đường. Tín đồ Minh giáo thường ít tiếp xúc với người đời nên luôn bị xem là tà giáo. Trong bộ Ỷ Thiên đồ long ký, Trương Vô Kỵ đã vô tình học được tuyệt chiêu Càn khôn đại nã di và trở thành Giáo chủ của Minh Giáo. Với tinh thần nghĩa hiệp giúp yếu, luôn đối đầu với Mông Cổ, Minh Giáo đã không còn bị xem là tà đạo.


Trương Vô Kỵ (Tô Hữu Bằng) là Giáo chủ Minh Giáo trên phim.

Minh Giáo có các đệ tử giỏi võ công như Tạ Tốn, Dương Tiêu, Phạm Dao, Ân Thiên Chính, Vi Nhất Tiếu, Ân Tố Tố- mẹ ruột của Trương Vô Kỵ… Tuy bề ngoài nhìn họ rất độc ác, nhưng trong thâm tâm họ lại thích giúp đỡ kẻ yếu thế.

Nga Mi

Quách Tương là con gái thứ hai của đại hiệp Quách Tĩnh – Hoàng Dung, nàng được mệnh danh là Tiểu đông tà. Một lần tình cờ, nàng gặp Giác Viễn đại sư và học được một phần nội công của Cửu Dương thần công. Sau đó, Quách Tương mang theo Ỷ Thiên kiếm đến núi Nga Mi lập phái. Đây là môn phái duy nhất chỉ có nữ giới mới được gia nhập.


Quách Tương do Lý Ỷ Hồng thể hiện trong Thần điêu đại hiệp TVB năm 1995.

Sự tồn tại của Nga Mi đã được nhà văn Kim Dung thổi phồng lên trong bộ tiểu thuyết Ỷ Thiên đồ long ký, ông cho rằng võ lâm Trung Hoa có ba phái lớn là Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi độc lập nhau về mặt kỹ pháp và luyện công.


Chu Chỉ Nhược do Cao Viên Viên thể hiện.

Các đệ tử nổi bật của phái Nga Mi là Phong Lăng sư thái, Diệt Tuyệt sư thái, Chu Chỉ Nhược, Kỷ Hiểu Phù. Chu Chỉ Nhược đã luyện được môn Cửu Âm bạch cốt trảo.

Cái Bang

Truyện Kim Dung mô tả Cái Bang là một hội rất lớn của những người ăn mày yêu nước và chuyên làm việc nghĩa sáng lập. Theo Kim Dung, Cái Bang là bang hội đứng đầu, Thiếu Lâm là đệ nhất phái còn Minh Giáo là đệ nhất giáo. Lịch sử của phái Cái Bang có từ rất lâu đời, bang chủ đầu tiên là Hồng Tứ Hải.


Huỳnh Nhật Hoa trong vai Kiều Phong, phim Thiên long bát bộ.

Trong bốn bể Đông Tây Nam Bắc, nơi nào có ăn xin, nơi đó có đệ tử Cái Bang. Những đệ tử trong bang luôn thương yêu giúp đỡ nhau và đi theo chính nghĩa. Tuyệt học của Cái Bang là Giáng Long thập bát chưởng, Đả cẩu bổng pháp. Chiêu Giáng long thập bát chưởng là một môn võ công thuần dương, tấn công trực diện, nên chỉ có những người tâm địa ngay thẳng như Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh… mới đạt tới đỉnh cao của nó.


Hồng Thất Công và Hoàng Dung từng là bang chủ Cái Bang.

Bang chủ nổi trội của Cái Bang là Kiều Phong, Du Thản Chi, Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Gia Luật Tề, Kim Thế Di, Tô Khất Nhi.

Toàn Chân Giáo

Theo truyền thuyết, Vương Trùng Dương tu luyện tại núi Chung Nam và sáng lập phái Toàn Chân giáo. Sau khi nhà Nguyên xâm lấn Trung Quốc thì môn phái này cũng không còn xuất hiện trong truyện Kim Dung. Tuyệt chiêu của Toàn chân giáo có thể kể đến là Bắc đẩu thất tinh, Tiên thiên công, Không minh quyền, Song thủ hỗ bác. Trong lần luyện Hoa Sơn lần thứ nhất, Vương Trùng Dương chính là người có võ công cao nhất, đứng đầu võ lâm với hiệu là Trung Thần Thông.


Nghiêm Khoan trong vai Vương Trùng Dương.

Tôn chỉ của Toàn Chân giáo là phục vụ xã hội, cứu giúp chúng sinh, tôn trọng sự thật. Với bản tính nghiêm khắc, Vương Trùng Dương đã truyền dạy võ công cho bảy đạo sĩ được gọi là Toàn Chân thất hiệp. Các đệ tử nổi trội của Toàn Chân Giáo là Mã Ngọc, Khâu Xứ Cơ, Châu Bá Thông, Dương Khang.


Lão ngoan đồng Châu Bá Thông (Lê Diệu Tường).

Đến những năm cuối đời, ông còn tiên đoán được khi ông chết thì Âu Dương Phong sẽ đến Toàn Chân giáo để cướp Cửu âm chân kinh. Vì thế, ông đã giả chết và chỉ bằng một chiêu Tiên Thiên Công, ông đã đánh bại Âu Dương Phong. Vương Trùng Dương đã phế bỏ môn võ Hàm Mô Công của Âu Dương Phong mà phải 20 năm sau, hắn mới khôi phục được.

Cổ Mộ

Lâm Triều Anh là người sáng lập ra phái Cổ Mộ. Bà là người yêu của Vương Trùng Dương – giáo chủ Toàn Chân Giáo. Vì không thể thành thân với người yêu, bà trở nên oán hận và lập ra môn phái Cổ Mộ ngay phía sau núi Chung Nam, bản địa của phái Toàn Chân. Do trong lòng bà vẫn luôn nhớ đến tình xưa nên đã khéo léo sáng tạo ra Ngọc Nữ Tâm Kinh, một môn võ vừa để khắc chế vừa hỗ trợ võ công của Toàn Chân giáo.


Đổng Tuyền trong vai Lâm Triều Anh.

Phái Cổ Mộ chỉ nhận đệ tử là nữ nhi nhưng Tiểu Long Nữ đã nhận chàng trai lém lỉnh Dương Quá làm đệ tử. Cả hai sư trò đã phát huy võ học của Lâm Triều Anh và luyện thành Ngọc Nữ kiếm pháp với tuyệt chiêu Song kiếm hợp bích.


Tiểu Long Nữ – Lý Nhược Đồng và Dương Quá – Cổ Thiên Lạc.

Đệ tử nổi trội là Tiểu Long Nữ, Dương Quá, Lý Mạc Sầu và cô gái họ Dương- được xem là truyền nhân của Dương Quá. Cô gái xuất hiện trong bộ Ỷ Thiên đồ long ký, cô đã giúp đỡ con gái của bang chủ Cái Bang – Sử Hồng Thạch, đồng thời cũng ra tay giúp Trương Vô Kỵ những lúc rất khó khăn. Võ công của cô cao hơn Chu Chỉ Nhược gấp mấy lần.

Theo Tri Thức Trực Tuyến

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.