Latest Post

“Xin lỗi, tôi rất muốn đưa các bạn đi xa hơn nữa. Xin lỗi, tôi rất muốn phiêu lưu cùng các bạn. Nhưng tôi… nhưng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Cám ơn các bạn đã yêu quý tôi, tôi thực sự vô cùng hạnh phúc...”

Hoa tiêu Nami
“Tôi phải đưa họ tới bất cứ đâu mà thuyền trưởng của tôi muốn. Luffy muốn trở thành vua hải tặc, vậy nên tôi không thể chỉ là một hoa tiêu bình thường được”.
 Hoa tiêu Nami (phải) của băng Mũ Rơm
Hoa tiêu Nami (phải) của băng Mũ Rơm
Là một cô bé có nghị lực mạnh mẽ ngay từ nhỏ, sau khi chứng kiến cái chết đầy oan trái của mẹ nuôi Bellemere (một cựu hải quân), Nami đã rời khỏi ngôi làng Kokoyashi để trở thành hoa tiêu của băng Mũ Rơm cùng ước muốn hoàn thành giấc mơ vẽ bản đồ thế giới từ khi còn nhỏ.
 Ước mơ vẽ bản đồ thế giới của Nami đã hình thành từ bé
Ước mơ vẽ bản đồ thế giới của Nami đã hình thành từ bé
Vì biết năng lực cận chiến của mình không giỏi, Nami thường giao cho đồng đội nhiệm vụ chiến đấu thay mình.
Tuy nhiên, Nami vẫn sẵn sàng từ bỏ thói quen của mình là tránh các việc gây tổn hại đến bản thân để đứng lên chống lại những kẻ làm tổn thương bạn cô.
Câu nói khác của Nami:
“Nếu có thể cứu được bạn của chúng ta, thì bằng bất cứ giá nào cũng không thành vấn đề”.
Bác sĩ Tony Tony Chopper
“Tôi là bác sĩ mà… cứu người là việc đương nhiên phải làm!”
 Bác sĩ Tony Tony Chopper
Bác sĩ Tony Tony Chopper
Tony Tony Chopper là bác sĩ của băng Mũ Rơm. Ước mơ của Chopper (chú tuần lộc có khả năng biến thành người hoặc người lai tuần lộc (nhờ ăn trái ác quỷ Người Người Hito Hito no Mi) là trở thành 1 bác sĩ có thể chữa trị mọi bệnh tật.
Mang theo ước mơ của người cha nuôi đã mất (là một thầy thuốc lập dị Dr. Hiluluk) lên con tàu theo băng Mũ Rơm ra khơi, Chopper chưa bao giờ quên đi sứ mệnh cứu người cao cả của mình.
Tất cả những kiến thức cậu học được đều nhờ vào hai bác sĩ Dr. Hiluluk và Dr. Kureha.
 Ước mơ của Chopper là trở thành 1 bác sĩ có thể chữa trị mọi bệnh tật
Ước mơ của Chopper là trở thành 1 bác sĩ có thể chữa trị mọi bệnh tật
Câu nói khác của Chopper:
“Trước đây tớ muốn giống người vì tớ muốn có bạn... Nhưng giờ, tớ muốn trở thành quái vật để có thể giúp Luffy!”
“Ta tự hào là một… QUÁI VẬT!”.
Thợ đóng thuyền ‘Người máy’ Franky
“Tom (người thầy quá cố của Franky)… ông luôn là người mà tôi yêu thương nhất! Tôi muốn ông quay trở lại…
Trong một ngày không xa… tôi sẽ làm ra được một chiếc thuyền mơ ước! Mơ ước của tôi… nó sẽ băng qua tất cả những con sóng lớn một cách tự hào! Và rồi sẽ đi vòng quanh thế giới”.
 Thợ đóng thuyền của băng Mũ Rơm Franky
Thợ đóng thuyền của băng Mũ Rơm Franky
Với ước mơ đóng được một con tàu có thể vượt qua mọi sóng gió của biển cả, đến được tận cùng thế giới, Franky đã dồn hết tâm nguyện vào chiếc Thousand Sunny khi con tàu Going Merry của băng Mũ Rơm gặp vấn đề.
 Thousand Sunny là chiếc tàu Franky đóng để thay thế Going Merry
Thousand Sunny là chiếc tàu Franky đóng để thay thế Going Merry
Câu nói khác của Franky:
“Đã là đàn ông thì ngay cả khi mất quần, anh ta vẫn là một con sư tử!”
“Không thể buộc tội cho một người chỉ vì sự tồn tại của họ”.
Nhạc công Brook
“Cô đơn trên con tàu lớn, khúc hát này là điều duy nhất khiến tôi có cảm giác tồn tại…”
 Nhạc công Brook với cây đàn violon bất ly thân
Nhạc công Brook với cây đàn violon 'bất ly thân'
Từng là thuyền trưởng băng hải tặc Rumbar ở biển Tây (trước đó, thuyền trưởng của Rumbar là Yorki), Brook là một nhạc công xuất sắc, có niềm đam mê âm nhạc sâu sắc.
Chính âm nhạc của hải tặc băng Rumbar mà chú cá voi Laboon đã trở nên thân thiết với nhóm hải tặc.
Khi Rumbar chuẩn bị tiến vào Đại Hải Trình, họ buộc phải để Laboon lại và hứa sẽ quay lại gặp chú cá voi sau khi chinh phục được vùng biển dữ.
Tuy nhiên, Rumbar bị tấn công, các thuyền viên đều hi sinh chỉ còn duy nhất Brook do ăn được trái ác quỷ hồi sinh Yomi Yomi no Mi nên không thể chết.
 “Nếu có nước mắt, ta sẽ khóc cho thoả thích vì sung sướng”
“Nếu có nước mắt, ta sẽ khóc cho thoả thích vì sung sướng”
Khi gặp gỡ băng Mũ Rơm, Brook đã gia nhập băng để tìm lại chú cá voi Laboon ngày nào, hoàn thành tâm nguyện bấy lâu của băng Rumbar.
Câu nói khác của Brook:
“Laboon, cậu còn nhớ chúng tôi không? Bất cứ khi nào tôi nghĩ đến cậu đều thấy trái tim tôi như bị bóp chặt… Chúng tôi đã không thể vượt qua được Đại hải trình! Đồng đội của chúng ta đã chết cả rồi…
...Tôi đã mất hết tất cả nhưng ít ra… Tôi sẽ giữ mái tóc xù mà mọi người đã nói giống Laboon! Tôi sẽ bảo vệ nó với cuộc sống của mình… và nhất định chúng ta sẽ gặp lại nhau! Hy vọng cậu vẫn chờ tôi… với lời hứa… ở mõm đá đó!!!”
“Luffy đã chết rồi ư? Thật nực cười, cậu ấy vẫn còn sống và sẽ là người trở thành vua hải tặc!”
 Brook và cây kiếm Soul Solid
Brook và cây kiếm Soul Solid
"Thuyền trưởng Luffy của chúng ta... sẽ là Vua Hải Tặc tương lai... chỉ cần tin vào điều đó thì còn có gì có thể khiến chúng ta sợ hãi. Bây giờ... ta sẽ chứng minh những gì mình định làm!"
“Nếu có nước mắt, ta sẽ khóc cho thoả thích vì sung sướng”
"Trên đời này ta ghét nhất những kẻ coi rẻ sinh mạng mình... Sặc mùi ô nhục!"
“Chết đâu phải là cách chuộc lỗi!”
Con tàu Going Merry
“Một lần nữa thôi cũng được. Tôi còn muốn ra biển”
“Xin lỗi, tôi rất muốn đưa các bạn đi xa hơn nữa. Xin lỗi, tôi rất muốn phiêu lưu cùng các bạn. Nhưng tôi… nhưng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Cám ơn các bạn đã yêu quý tôi, tôi thực sự vô cùng hạnh phúc...”
 Con tàu Going Merry
Con tàu Going Merry
“Nhưng tớ đã rất vui… Cho đến bây giờ tớ vẫn được các cậu yêu quý… Cám ơn rất nhiều! Tớ thật sự rất vui! Vì có các cậu...!”
Đó là lúc con tàu Going Merry ‘tạm biệt’ đồng đội và hòa mình xuống lòng đại dương xanh thẳm. Ở One Piece, ta thấy cả những vật tưởng chừng vô chi vô giác cũng thấm đẫm tình người.
 Băng Mũ Rơm hoả táng con tàu Going Merry theo nghi thức Viking
Băng Mũ Rơm hoả táng con tàu Going Merry theo nghi thức Viking
Going Merry là con tàu được Merry thiết và tặng riêng cho băng Mũ Rơm. Nó cũng là con thuyền đầu tiên của nhóm hải tặc Mũ Rơm. Theo thời gian, con thuyền dần trở nên gắn bó, và trở thành một thành viên không chính thức của nhóm.
Không may, Going Merry đã nhận quá nhiều thiệt hại trong suốt cuộc hành trình và cuối cùng không thể tiếp tục chuyến đi. Con thuyền được hoả táng theo nghi thức Viking trong sự tiếc nuối khôn cùng của nhóm.
Theo Soha

Dù đã ra đời được hơn 20 năm, nhưng tác phẩm hoạt hình kinh điển được vẽ tay của hãng Walt Disney vẫn có sức lôi cuốn với trẻ em ở bất kỳ thế hệ nào.

Vua sư tử (The Lion King) và những bí mật thú vị
"Vua sư tử" (The Lion King) là một phim hoạt hình thứ 32 của hãng hoạt hình Walt Disney vào năm 1994.
 Các nhân vật trong The Lion King
Các 'nhân vật' trong The Lion King
The Lion King ban đầu mang tên King of the Jungle. Tuy nhiên, vì nhận ra không phải chú sư tử nào cũng sống ở rừng già nên tựa đề của bộ phim đã được thay đổi.
Ra đời năm 1994 – năm mà điện ảnh thế giới “bội thu” những bộ phim kinh điển như Forrest Gump, The Shawshank Redemption hay Pulp Fiction –The Lion King vẫn là phim ăn khách nhất với 783 triệu USD trên toàn cầu (hiện đã là 952 triệu USD sau lần tái phát hành dưới dạng 3D năm 2011).
Phim đoạt một giải Quả Cầu Vàng, hai giải Oscar và là bộ phim hoạt hình vẽ tay ăn khách nhất mọi thời đại.
Bộ phim đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi về cốt truyện, nội dung giàu tính triết lí và âm nhạc, nhận được 92% đánh giá tích cực trên trang web phê bình điện ảnh Rotten Tomatoes.
The Lion King hiện đứng thứ 14 trong danh sách các bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại với 952 triệu USD (2011).
Đến nay, The Lion King vẫn là bộ phim hoạt hình vẽ tay truyền thống có doanh thu cao nhất, cũng là bộ phim hoạt hình có doanh thu cao thứ hai trong lịch sử, sau Toy Story 3 (một bộ phim hoạt hình vi tính 3D).
Ca khúc trứ danh 'Can You Feel the Love Tonight' ban đầu được sử dụng cho cặp đôi hài hước Timon và Pumbaa.
Tuy nhiên, tác giả của bài hát là ca sĩ Elton John đã bác bỏ ý tưởng này. Ca khúc trở nên nổi tiếng khi được lồng vào cảnh lãng mạn giữa Simba và Nala.
The Lion King - Kiệt tác nhân văn về tình phụ tử
Lấy bối cảnh thiên nhiên hoang dã của Phi Châu, bộ phim đã xây dựng nên cả một xã hội có tổ chức của thế giới loài vật. Trong xã hội ấy cũng có những mâu thuẫn, cũng có tranh chấp và có cả tình yêu như thế giới loài người.
Hình ảnh đẹp, âm nhạc tuyệt vời song The Lion King luôn được nhớ tới bởi những giá trị tinh thần nó đem lại.
Người xem có thể bật cười ngặt nghẽo trước những trò đùa tinh nghịch của Timon và Pumbaa, đắm mình trong những giai điệu ngọt ngào của tình ca trong bối cảnh thiên nhiên châu Phi… nhưng đọng lại vĩnh viễn vẫn sẽ là bài học tình phụ tử.
Ai có thể quên ánh mắt tự hào của Mufasa khi nhìn Simba được chào đón ở đầu phim, hay khi ông đưa cậu đi khắp vương quốc và dạy những bài học đầu tiên?
Tỏ ra nghiêm khắc với Simba nhưng Mufasa cũng chính là người thương con nhất khi ông xả thân bảo vệ cậu khỏi cái bẫy mà Scar giăng ra.
Sau cái chết đầy dũng cảm của cha, Simba đi lang thang, kết bạn với lợn rừng Pumbaa và chồn Timon, sống một cuộc sống tự do tự tại đến tận lúc trưởng thành.
Thời gian dường như xóa nhòa vết thương trong lòng Simba, cậu không còn quá nặng nề với cái chết của người cha đáng kính.
Nhưng dường như có gì thôi thúc trong lòng, một cái gì đó như là trách nhiệm khi thấy mình đã lớn, Simba muốn quay về quê hương.
Cuộc "hội ngộ" với cha đã khiến Simba càng muốn trở về cứu vương quốc.Trở lại nơi chôn rau cắt rốn, Simba quặn lòng khi thấy hình ảnh tươi đẹp không còn nữa, chỉ còn cảnh điêu tàn với sự hoành hành của bọn linh cẩu gian ác.
Việc gặp lại mẹ và Nala yêu quý đã giúp Simba thêm sức mạnh chiến đấu chống tại Scar và bè lũ linh cẩu. Simba đã chiến thắng và tiếp nối trị vì vương quốc cha cậu đã xây dựng nên.
Cuộc sống yên bình đã trở lại nơi đây, muông thú lại hát ca, suối nước lại róc rách, cây cuối lại tươi xanh và ánh nắng chan hòa khắp nơi.
Có lẽ, độc giả khắp nơi trên thế giới không thể nào quên những thước phim đầy sống động, vui tươi mà chan chứa tình người trong The Lion King.
Đó là lý do vì sao, cho đến giờ, sau 20 năm phát hành, The Lion King vẫn hấp dẫn đến lạ!
Theo Soha

Xuất hiện với sự tiến hóa đặc biệt của bộ não khiến con người nhanh chóng làm chủ thiên nhiên, nhưng bên cạnh chúng ta cũng khiến nhiều loài vật phải đối đầu với sự tuyệt chủng.

Ngày này có tới 10.000 loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng mỗi năm do hoạt động của con người. Đây quả thật là một con số đáng báo động!
Trong quá khứ, tổ tiên của chúng ta chủ yếu săn bắt hái lượm để duy trì sự sống, do đó hoạt động này cũng khiến nhiều loài vật rơi vào nạn tuyệt chủng.
Hãy điểm qua những loài vật đáng sợ nhưng trở thành “con mồi” ưa thích của người:
1. Voi Ma mút
 Voi Ma mút bị săn bắt lấy ngà và thịt
Voi Ma mút bị săn bắt lấy ngà và thịt
Cao hơn 3 mét và nặng tới 6 tấn nhưng loài voi to lớn này lại trở thành con mồi mà người tiền sử ưa thích.
Để thích nghi với khí hậu lạnh giá của kỷ Băng hà nên lớp lông của chúng rất dày, do đó chúng thường bị người tiền sử săn bắt lấy lông, ngà và da và thịt nhằm đáp ứng nhu cầu.
 Con người tiền sử thường săn voi theo nhóm
Con người tiền sử thường săn voi theo nhóm
Mặc dù yếu tố khí hậu đóng vai trò không nhỏ khiến chúng tuyệt chủng nhưng sự xuất hiện của những thợ săn vào khoảng thời gian này có thể đóng vai trò lớn khiến voi ma mút biến mất.
 Mọi thứ săn được đều được tận dụng
Mọi thứ săn được đều được tận dụng
2. Gấu Atlas
 Loài gấu sống ở châu Phi
Loài gấu sống ở châu Phi
Gấu Atlas là loài chỉ sống ở châu Phi và bị tuyệt chủng do sự bành trướng của đế chế La Mã hùng mạnh.
Khi tới châu Phi, họ săn bắt chúng như một trò tiêu khiển để tập luyện sự liều lĩnh. Sau khi bắt được họ sẽ bỏ đói để khiến gấu Atlas yếu đi và đánh bại chúng như một trò chơi.
 Kích thước so với báo và sư tử
Kích thước so với báo và sư tử
Con gấu cuối cùng của loài này đã bị giết năm 1870.
3. Meiolania
 Thịt của chúng rất ngon nên được săn bắt
Thịt của chúng rất ngon nên được săn bắt
Đây là sinh vật lớn nhất của họ rùa. Vì di chuyển chậm chạp và thịt vô cùng ngon nên chúng dễ dàng trở thành mục tiêu săn bắt của con người dù đầu và thân bọc giáp cứng.
 kích thước so với con người
kích thước so với con người
4. Con lười đất khổng lồ
 So sánh kích thước với con người
So sánh kích thước với con người
Megalonyx ("móng vuốt lớn ") là tên tiếng Hy Lạp khác của con lười đất khổng lồ. Cái tên được đề xuất bởi Thomas Jefferson năm 1797, dựa trên các mẫu hóa thạch được tìm thấy trong một hang động ở West Virginia.
 Loài lười Megalonyx jeffersoni có chiều cao 7 mét và nặng tới 7 tấn
Loài lười Megalonyx jeffersoni có chiều cao 7 mét và nặng tới 7 tấn
Chúng có bàn chân lớn cùng với cái đuôi mập mạp cho phép đứng thẳng để ăn lá cây. Các chi trước có ba móng vuốt phát triển to để để tách lá và xé cành.
Phân tích của các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng con lười đất thường ăn lá cây, cỏ cứng, cây bụi và cây ngọc; sống từ khoảng 35 triệu đến 11.000 năm trước đây, trùng với kỷ Băng Hà muộn.
 Tuy to lớn nhưng chúng rất hiền lành
Tuy to lớn nhưng chúng rất hiền lành
Sinh vật này cũng bị cho là có sự can thiệp của con người khiến chúng tuyệt chủng nhanh chóng.
5. Moa khổng lồ
 Thuộc họ đà điểu nhưng có kích thước khổng lồ
Thuộc họ đà điểu nhưng có kích thước khổng lồ
Thuộc giống đà điểu sa mạc lớn sống ở rừng rậm New Zealand, Là sinh vật hiền lành nên chúng dễ dàng bị con người săn lùng lấy thịt, Loài đà điểu to lớn này cao tới 12 feet (3,6 mét)
 Những người săn Moa khổng lồ
Những người săn Moa khổng lồ
 Chúng khá giống đà điểu
Chúng khá giống đà điểu
 Con người săn bắt chúng để lấy thịt
Con người săn bắt chúng để lấy thịt
6. Cú cười (Laughing Owl)
 Cú cười có tiếng kêu giống tiếng cười
Cú cười có tiếng kêu giống tiếng cười
Chúng có tên là cú cười nhưng tất nhiên chúng chẳng bao giờ cười! Cái tên này xuất phát từ tiếng kêu như tiếng cười của chúng. Chúng sống trên đào New Zealand và bị tuyệt chủng năm 1914.
 Cú cười
Cú cười
7. Hổ Tasmania
 Chúng trông giống chó hơn là hổ
Chúng trông giống chó hơn là hổ
Mặc dù tên là hổ nhưng loài này lại có hình dáng như một chú chó!
Nguyên nhân khiến loài hổ Tasmania tuyệt chủng trực tiếp là do việc di cư của con người. Những người châu Âu khi di cư sang Úc đã sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi trên chính lãnh thổ của loài này. 
 Chúng săn bắt các con vật khác để ăn
Chúng săn bắt các con vật khác để ăn
Vào thập niên 1800, những người nông dân đã buộc tội hổ Tasmania tấn công cừu của họ nên dùng nhiều biện pháp khác nhau để tiêu diệt. 
 Con người lại săn chúng
Con người lại săn chúng
Sau 70 năm với mức độ tàn sát không ngừng, loài hổ Tasmania gần như hoàn toàn biến mất. Chú hổcuối cùng đã chết trong một vườn thú ở Tasmania vào năm 1936.
8. Ngựa Quagga 
 Một loại ngựa khá kỳ lạ
Một loại ngựa khá kỳ lạ
Được xem là loài vật đã tuyệt chủng nổi tiếng nhất của châu Phi, ngựa Quagga có thân hình chỉ vằn nửa thân trước.
Ngựa Quagga đã từng sinh sôi khá nhiều ở châu Phi nhưng đã trở thành nạn nhân của việc săn bắn trái phép bởi thịt và da của chúng rất có giá trị.
9. Hươu Ireland 
 Kích thước sừng là điểm ấn tượng của loài này
Kích thước sừng là điểm ấn tượng của loài này
Hươu Ireland là loài hươu lớn nhất từng sinh sống trên Trái đất với chiều cao 2,1m và điều đặc biệt là chúng sở hữu bộ gạc khổng lồ - dài hơn 3m, nặng 40kg.
Hươu Ireland từng sinh sống chủ yếu ở vùng phía Đông của hồ Baikal cho đến khi tuyệt chủng vào 7.700 năm trước.
 Con người đã khiến chúng tuyệt chủng
Con người đã khiến chúng tuyệt chủng
Một giả thuyết khác dẫn tới sự tuyệt chủng được đưa ra đó là loài này đã bị con người săn bắn quá mức nhằm lấy những bộ gạc và da.
Theo Soha

Mặc dù không phải là một mẫu hình được các nhà Nho ưa chuộng, song từ trước tới nay, không ai có thể phủ nhận rằng, Tào Tháo chính là một trong những nhà chính trị, nhà quân sự vào loại xuất sắc bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Nguyên nhân tạo nên sự thành công của Tào Tháo cho tới nay vẫn còn gây ra tranh cãi. Nhiều người cho rằng, Tào Tháo chỉ dựa vào ưu thế “thiên thời”, nắm trong tay thiên tử rồi từ đó mà ra lệnh cho các chư hầu. Cũng có người cho rằng, Tháo thành công là nhờ mưu mẹo và tàn nhẫn, sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có thể đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, có một nguyên nhân quan trọng giúp Tào Tháo có thể hô phong hoán vũ, xưng hùng xưng bá một thời chính là việc Tào Tháo thực hiện một cách triệt để chính sách trọng dụng người tài, tìm mọi cách để tập hợp, tiến cử thậm chí là mua chuộc người tài về phục vụ cho mình.

Chính nhờ sự trợ giúp của đông đảo những người có tài năng thực sự dưới quyền mình, Tào Tháo mới có thể hoàn thành được sự nghiệp thống nhất miền Bắc, đặt nền móng cho sự ra đời của nhà Ngụy sau này. Vậythuật dùng người và nhìn người của Tào Tháo vẫn có giá trị cho đến ngày nay là gì?

1. Trọng dụng người tài nhưng phải có phẩm chất đạo đức.

Tào Tháo yêu người tài, khát người tài, tìm mọi cách để có được người tài, tuy nhiên, không phải cứ người có tài là Tào Tháo thu dụng. Nguyên tắc trong việc tuyển chọn người tài của Tào Tháo chính là phẩm chất đạo đức của người đó phải ở mức “chấp nhận được”, ít nhất phải là kẻ trung thành tuyệt đối với quốc gia và chủ nhân, không phản trắc hai lòng. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Tào Tháo quyết định giết chết Lã Bố - chiến thần trong bộ tiểu thuyết kinh điển "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung.

Lữ Bố tự là Phụng Nguyên, được coi là dũng tướng bất khả chiến bại trong thời Tam Quốc, được coi là một trong 10 chiến thần vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc, sánh ngang với Asin trong thần thoại Hy Lạp cổ đại. Tuy Lã Bố là một dũng tướng nghìn năm khó gặp, được đánh giá còn cao hơn cả các danh tướng đương thời như Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân nhưng Bố lại nổi tiếng phản trắc, ăn ở hai lòng. Bố đã từng giết người cha nuôi của mình là Đinh Nguyên chỉ vì lòng tham tiền bạc, danh vọng và ngựa xích thố mà Đổng Trác đem tặng để rồi sau đó lại giết chết Đổng Trác vì cho rằng Trác có ý chiếm đoạt Điêu Thuyền, người mà Lữ Bố đem lòng yêu say đắm. Chính vì lẽ đó, Tào Tháo là một người cực kỳ đa nghi đương nhiên không thể giữ Lã Bố ở lại bên mình được. Bởi lẽ, nếu như chỉ vì tiếc tài mà giữ Lã Bố thì rất có thể một ngày nào đó, Tào Tháo sẽ trở thành Đổng Trác và Đinh Nguyên thứ hai. Thật tiếc cho cái gọi là "Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố". 

Tào Tháo đã quyết định hạ lệnh giết chết Lã Bố. Hình phạt mà Tháo giành cho Lã Bố cũng rất nặng nề, “trước treo cổ cho chết, sau đó mới chặt đầu”. Điều này cho thấy, với những kẻ có tài mà phẩm chất tầm thường, sẵn sàng bán chủ cầu vinh như Lã Bố, Tào Tháo cực kỳ căm ghét và sẵn sàng trừng trị một cách cực kỳ tàn nhẫn.

Thuật dùng người và nhìn người của Tào Tháo vẫn có giá trị cho đến ngày nay

Việc Tào Tháo giết chết Lã Bố cũng giống như cách hành xử của Tháo với Hứa Du sau này.

Hứa Du vốn là một trong những mưu thần nổi tiếng của Viên Thiệu nhưng do những mâu thuẫn không đáng có giữa các mưu thần dưới trướng Viên Thiệu (cũng xuất phát từ tư chất kém cỏi của Viên Thiệu) đã khiến cho Viên Thiệu nghi kị Hứa Du và không còn tin dùng Du nữa. 

Hứa Du giận quá bèn chạy sang phía Tào Tháo, đồng thời hiến kế cho Tào Tháo tấn công vào kho lương của quân Viên ở Ô Sào. Nhờ kế sách của Hứa Du mà quânThiệu đại bại và Tào Tháo đã giành chiến thắng trong trận chiến Quan Độ nổi tiếng. Tiếp đó, Tào Tháo đem quân đánh Ích Châu, Hứa Du là một người đã quá am hiểu về đất Ích Châu lại hiến kế dùng nước Chương Hà nhấn chìm Ích Châu, giúp Tào Tháo một lần nữa giành chiến thắng.

Hai lần hiến kế, hai lần quân Tào đều giành được chiến thắng vang dội. Chính vì vậy, Hứa Du vô cùng ngạo mạn, tự cho mình là người có công rất lớn trong việc giúp Tào Tháo xây dựng đại nghiệp. Vốn là chỗ bạn bè với Tào Tháo từ thuở nhỏ, nên mỗi khi gặp Tháo, để thể hiện vị trí của mình, Hứa Du lại lôi tên tục của Tháo ra gọi. Thêm vào đó, họ Hứa lại luôn tìm mọi cơ hội để nhắc lại sự giúp đỡ của mình với Tào Tháo.

Lúc bấy giờ, Tào Tháo đã nắm trong tay thiên tử, dưới một người mà trên vạn người, nghe những câu nói ngạo mạn của Hứa Du thì bực mình vô cùng. Tuy nhiên, nghĩ rằng, Hứa Du là kẻ có công nên Tào Tháo chỉ cười trừ cho qua. Tuy nhiên, những thuộc hạ của Tào Tháo thì vô cùng căm tức thái độ của Hứa Du.

Hứa Du không hề biết điều này, vẫn cứ ngạo mạn ba hoa. Cho tới một lần, trong lúc đang khoe khoang chiến tích của mình, tỏ ý khinh thường những viên võ tướng của Tào Tháo là bọn thất phu, Hứa Du đã bị "Hổ tướng" Hứa Chử của Tào Tháo một đao chém chết.

Trên thực tế, nhiều người cho rằng, thực chất, Tào Tháo không phải không muốn giết Hứa Du. Tuy nhiên, do Hứa Du là chỗ bạn bè cũ, lại từng nhiều lần lập công lớn, nếu như vì vài câu nói của Hứa Du mà giết ông ta, Tào Tháo sẽ mang tiếng là đố kỵ người hiền tài. Vì thế, thay vì trực tiếp ra tay, Tào Tháo đã bí mật sai Hứa Chử giết chết Hứa Du. Bởi lẽ, Hứa Chử là một võ tướng cực kỳ trung thành với chủ, một khi Tào Tháo không ra lệnh, Hứa Chử sẽ không bao giờ dám tự ý ra tay với một người bạn cũ của chúa công, lại từng lập nhiều công trạng như Hứa Du. Có thể nói, với Tào Tháo, Hứa Du là một kẻ có tài nhưng lại kém về phẩm chất, do vậy, dù tiếc tài năng của Hứa Du song Tào Tháo vẫn giết chết Du giống như đã giết chết “chiến thần bất khả chiến bại” Lã Bố.

Thế mới thấy câu nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" của Bác Hồ thật đúng trong mọi trường hợp.

2. Chỉ dùng người tài, không câu nệ xuất thân, không ngại phẩm hạnh không tốt.

Lại bàn thêm về cách dùng người của Tào Tháo. Tháo tuy là dòng dõi sĩ tộc triều đình nhưng lại có đầu óc tiến bộ. Cách dùng người của Tào Tháo là chỉ dùng người tài, không câu nệ xuất thân, không ngại phẩm hạnh không tốt. Cách dùng người của Tháo rõ ràng là đả phá mạnh mẽ cách dùng người Đức Trị và Lễ Trị của triều đình nhà Hán. Cuộc đối đầu của Tào Tháo với Đổng Trác và Viên Thiệu là đại biểu cho hai thế lực dân thường và giới sĩ tộc lúc đó. (Đổng Trác từng là thứ sử Tây Lương, còn Viên Thiệu nhà 3 đời làm đến Tam Công). Chiến thắng của Tào A Man trước Viên Thiệu là chiến thắng của tư tưởng dùng người có tài với tư tưởng chỉ dùng thân thích và người sĩ tộc. (Tuy nhiên, TàoTháo chả phải là dùng người tài tuyệt đối mà cũng thiên vị thân thích như trường hợp của anh em nhà Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên và anh em Tào Nhân - Tào Hồng - Tào Hưu - Tào Chân). Cái hay của Tháo so với Thiệu là Tháo cũng dùng người thân thích nhưng đã dùng thì tin tưởng. Nó phù hợp với câu "Đã dùng thì phải tin, nếu không tin thì đừng dùng" của Tào Tháo. Ai nói Tào Tháo đa nghi thì đa nghi cái khác chứ trong cách dùng người, mua chuộc lòng người và tin tưởng khi dùng vốn tuyệt đối. Nhờ đó mà Tào Tháo không những bình định Trung Nguyên mà còn thu hút hàng loạt danh tướng cũng như mưu sĩ hàng đầu Trung Nguyên về dưới trướng như Từ Hoảng, Trương Liêu, Vu Cấm, Hứa Chử, Trình Dục, Quách Gia, Tuân Du, Tuân Úc, Lưu Hoa, Giả Hủ...

Điều đó nói lên rằng: chẳng có sự lựa chọn nào thật sự toàn mỹ trong cách dùng người, từ ưu ái thân tộc tới "tự do, bình đẳng, bác ái". Mầm loạn lúc nào cũng tiềm ẩn và sẵn sàng bộc phát, nên sự khéo léo trong dung hoà và chế ngự những mối nguy ấy mới là quan trọng. Tào Tháo, với quyền thuật của mình, có thể xem là đã đạt đến được cảnh giới ấy.

Hàng tướng dưới trướng Tháo rất nhiều, mỗi người một bụng, nhưng nếu không có những người như Đôn, Uyên, Nhân, Hồng, Hưu, Chân…nắm những chức vị quan trọng nhất, giữ những địa phương căn bản nhất, thì Tào Tháo có muốn làm ra vẻ rộng bụng đãi người cũng không đơn giản chút nào.

3. Tài nhưng mà phải tuân phục, nghe lời.

Thuật dùng người và nhìn người của Tào Tháo vẫn có giá trị cho đến ngày nay

Dương Tu tự là Đức Tổ, phục vụ dưới trướng Tào Tháo. Ông là người có tài, nhiều lần khiến Tào Tháo ngậm bồ hòn làm ngọt bằng những xử lý tình huống rất thông minh của mình. Không rõ là vì cái tôi của mình hay vì không ưa Tào Tháo mà Dương Tu thường hay tạo ác cảm với Tào Tháo bằng những việc nhỏ như vậy (như kiểu Trạng Quỳnh lỡm Chúa Trịnh). Tuy nhiên, ý kiến cho rằng Dương Tu kiêu ngạo, cậy tài văn chương, chữ nghĩa nên về sau chuốc vạ vào thân là hợp lý hơn, bởi vì những lý do sau:

Tào Tháo sau khi đi thăm vườn cảnh của phủ mới được xây, lấy bút viết lên cổng chữ "hoạt",Dương Tu trông thấy bèn sai thợ phá cái cổng để làm to hơn. Tháo thấy vậy mới tức giận hỏi thì Dương Tu mới nói là làm theo lệnh Tháo rồi chỉ ra chữ mà Tào Tháo viết có thể hiểu ra là "hẹp quá" nên cho phá đi làm lại. Tào Tháo hài lòng nhưng lại rất không vui vì bị Dương Tu đọc được suy nghĩ của mình.

Tương tự, có lần Tào Tháo được tặng một hộp bánh, ăn thử một miếng rồi đề chữ "ngon" lên nắp hộp. Dương Tu nhìn thấy đem cho gia nhân ăn hết đến khi Tào Tháo về tức giận hỏi thì giải thích theo lối chiết tự chữ Hán rằng chính chữ "ngon" Tào Tháo viết đó có thể hiểu là "mỗi người một miếng".

Thay đổi quan điểm từ cách dùng tài năng đễn chỗ phải trừ Dương Tu của Tào Tháo đã dẫn đến cái chết cho Dương Tu khi lần thứ 3 luận ra tâm can Tào Tháo. Lần đó, Tào Tháo đem binh ra chặn Lưu Bị nhưng đánh thua mấy trận đành phải cắm trại cố thủ. Thời gian trôi qua, không thay đổi được tình hình chiến trường đâm ra chán chường, có ý muốn rút nhưng lại ngại xấu hổ trước ba quân, quần thần. Buổi tối, tướng Hạ Hầu Đôn vào trướng xin khẩu lệnh ban đêm cho doanh trại, Tào Tháo ngần ngừ một lúc rồi nói:"Kê cân" (Gân gà). Hạ Hầu Đôn thấy khẩu lệnh này lạ lùng quá bèn thắc mắc đem hỏi Dương Tu. Dương Tu cười lớn rồi bảo Hạ Hầu Đôn chuẩn bị gói ghém đồ đạc,kẻo nội trong 3 ngày nữa Tào Tháo sẽ hạ lệnh rút quân. Dương Tu giải thích rằng khẩu lệnh "Gân gà" nói lên tâm trạng của Tào Tháo, vừa muốn rút quân, vừa ngại mang tiếng giông như gân gà, ăn thì không có vị, bỏ đi thì thấy tiếc. Tào Tháo nghe tin, tức giận (vì tim đen của mình bị Dương Tu moi ra cho mọi người biết) nên lấy cớ là Dương Tu phao tin làm loạn lòng quân, đem ra chém đầu.

Qua đây mới thấy cách dùng người của Tào Tháo vẫn là "tài nhưng mà phải tuân phục, nghe lời", Dương Tu cùng với Tuân Úc là 2 người tạo dựng sự nghiệp của mình khi phục vụ cho Tào Tháo nhưng vẫn luôn phản đối gay gắt khi Tào Tháo có ý định phế Hán, tiếm ngôi (điều khiến Tào Tháo rất thất vọng vì cho thấy người tài không phục mình)

4. Không bao giờ được để người tài giỏi lọt vào tay kẻ khác.

Đấy chính là việc Tào Tháo luôn tìm đủ mọi cách để trùy tìm tung tích của Tư Mã Ý để rồi kiểm soát, nắm Ý trong lòng bàn tay. Tư Mã Ý là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Tư Mã Ý là người có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng.

Tài năng quân sự của Tư Mã Ý so ra thì kém xa Tào Tháo và Khổng Minh, nhưng Tư Mã Ý lại là người vô địch về quân sự và chính trị khi cả Tào Tháo lẫn Khổng Minh không còn nữa.

Vì biết được tài năng của Ý mà Tháo đã tìm đủ mọi cách để kiểm soát Tư Mã Ý, không cho Ý thuộc về tay của Lưu Bị, Tôn Quyền để tránh những tại họa sau này. Nhưng Tháo lại không thể ngờ rằng, người chiếm mất cơ nghiệp trăm năm của nhà họ Tào không phải là Tôn - Lưu mà lại chính là Tư Mã Ý.

Tư Mã Ý có một đức tính chính trị rất tốt: lòng nhẫn nại và cơ mật. Sở dĩ Ý dựa được vào thế, phần lớn cũng là nhờ tính nhẫn nại biết nhờ thời cơ. Tư Mã Ý rất sợ tài lược cùng tính nghi ngờ của Tào Tháo, nên suốt thời gian Tháo còn sống, Ý không tỏ lộ tham vọng của mình bao giờ. Tháo thường bảo mọi người thân cận, Ý có tướng “lang cố” nghĩa là quày cổ nhìn đằng sau mà thân thể không động, giống như con lang. Về sau Tháo nói rõ hẳn ý nghĩ về Ý cho Tào Phi nghe: “Ý chẳng phải là nhân thần, tất nhòm ngó nhà ta đấy.”

Bị nghi ngại như thế nhưng nhờ biết ẩn nhẫn nên Tư Mã Ý vượt được hết cả, khiến cho Tào Phi từ chỗ không đề phòng đến chỗ trọng dụng Ý. Tóm lại, sự thành công của Tư mã Ý có hai yếu tố: thời thế và nhẫn nại lực. Nhờ ở nhẫn nại lực, Tư Mã Ý đã tàng trữ được nguyên khí, trí lực, không bị kiệt quệ như Gia Cát Lượng. Ý kém Lượng về đủ mọi mặt nhưng hơn Lượng ở hai chữ ẩn nhẫn. Thế nên mới có chuyện Khổng Minh, Khương Bá Ước xuất binh năm sáu lần hao người tốn của, hai chục năm mà không lật đổ được nhà Ngụy. Tư Mã Ý phí chẳng bao hơi sức, chỉ một buổi cũng đã cướp toàn bộ cơ nghiệp họ Tào trong tay.

5. Mua chuộc nhân tài bằng mọi cách cốt để về bên mình.

Thuật dùng người và nhìn người của Tào Tháo vẫn có giá trị cho đến ngày nay

Đó chính câu chuyện Tào Tháo đã làm đủ mọi cách để mua chuộc lấy lòng Quan Công nhằm muốn Vân Trường rời bỏ Lưu Bị về dưới trướng của Tháo. Từ chuyện khoản đãi Quan Công ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn; lại đưa mười người con gái đẹp đến phủ để hầu hạ; vàng bạc, châu báu ban thưởng biết bao nhiêu không kể xiết đến việc phong cho Quan Công tước Hán Thọ Đình Hầu rồi cuối cùng là ban thưởng cả ngựa Xích Thố nhưng tất cả đều không làm cho Quan Vân Trường mảy may động lòng để rồi khi nghe tin Lưu Bị đang phải nương mình nơi Viên Thiệu, Quan Công đã không quản ngại tìm đến chỗ Lưu Bị, để lại hết tất cả danh vị, phú quý cho Tào Tháo. Đó là một trong những hồi gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" và cũng chính Tháo đã thừa nhận việc không thể nào thu phục được Quan Công là một trong những thất bại lớn nhất trong cuộc đời của nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất này.

Theo Ohay

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.