Latest Post

Khi ăn vào những thực phẩm không lành mạnh, có thể làm cho bạn cảm thấy không đạt được “phong độ” tốt nhất. Những thói quen ăn uống không lành mạnh có thể gây ra mụn trứng cá, mệt mỏi, tâm trạng thất thường, và còn dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng khác.

Nếu bạn đang tìm một sự khởi đầu lại mới cho sức khỏe thì hãy loại bỏ tất cả các đồ ăn thức uống không tốt đang dự trữ trong tủ chứa đồ ăn của mình và theo một chế độ ăn uống sạch. 7 điều dưới đây sẽ giúp bạn khởi động các thói quen mới có lợi cho sức khỏe.

1. Chọn gian hàng với các sản phẩm lành mạnh

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mặt hàng đa dạng cho người tiêu dùng chọn lựa. Tại các trung tâm thương mại có những gian hàng chuyên đồ tươi sống hoặc thức ăn bổ ích cho sức khỏe chẳng hạn như trái cây và rau quả nhưng cũng có những khu bày các đồ ăn thức uống đóng hộp chứa đầy các chất bảo quản và phụ gia như là snack, bánh kẹo đóng gói, v.v… Bạn nên tránh các mặt hàng đóng gói này và chỉ chọn mua những đồ ăn lành mạnh vì chúng cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sử dụng chiến thuật này sẽ là một khởi đầu tuyệt vời cho bạn theo một lối sống lành mạnh.

(Ảnh: shubadak.com)

2. Học cách chọn nguyên liệu và cách chế biến

Nếu bạn đang cố gắng ăn sạch, tốt nhất bạn nên chọn các loại thịt nạc như thịt gà và cá. Những loại thực phẩm protein này thường tốt hơn là thịt đỏ. Ngoài ra, hãy tìm hiểu rõ việc chế biến thức ăn như thế nào là lành mạnh. Hãy nói “không” với tẩm bột chiên mà thay vào đó là đồ nướng hoặc hấp.
Một mẹo khác để ăn sạch chính là lựa chọn ngũ cốc như gạo nâu và bánh mì vì những loại thực phẩm này không những giàu dinh dưỡng hơn mà chứa nhiều hương vị thiên nhiên.

3. Đọc thành phần trên các đồ hộp, đóng gói

Trong khi bạn đã chọn các loại thực phẩm tươi sống, tuy vậy có những lúc bạn cần các mặt hàng đóng gói thì hãy đừng quên đọc nhãn ghi thành phần trên các đồ hộp hoặc gói để biết được những gì có trong món đồ đó. Theo một quy tắc chung, nếu bạn không thể phát âm tên của một thành phần nào đó thì bạn không nên chọn và ăn nó. Hãy chọn thực phẩm hữu cơ, như vậy sẽ ít các thành phần không tốt cho cơ thể.

(Ảnh: Getty image)

4. Uống nhiều nước

Đối với một chế độ ăn uống sạch thì nước lọc vẫn là tốt nhất, tránh đồ uống lon hoặc đóng hộp. Những đồ uống này tạo cho bạn cảm giác ngon miệng nhưng nó lại là thứ chứa nhiều chất bảo quản. Bạn hãy thử nhâm nhi nước lọc suốt cả ngày và phấn đấu tiêu thụ khoảng tám ly mỗi ngày (1 – 2 lít nước). Uống nước sẽ giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể và thậm chí có thể hỗ trợ tiêu hóa.

(Ảnh: Getty image)

5. Luyện tập ăn theo cảm nhận

Đây là một phương pháp hoàn toàn phù hợp với chế độ ăn uống sạch. Bạn nên luôn luôn lắng nghe cơ thể mỗi khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Một khi bạn cảm thấy no thì không cần phải tiếp tục ăn. Bằng cách chú ý tới các tín hiệu của dạ dày và đưa đến bộ não, bạn sẽ ngăn lại việc ăn quá trớn trong các bữa ăn và giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động khỏe mạnh.

6. Loại bỏ muối và đường

Ngoại trừ tránh các loại thực phẩm đóng gói, bạn cũng cần cố gắng giảm thiểu lượng muối và lượng đường mỗi ngày. Bạn càng ít dùng muối và đường thì bạn sẽ càng giảm sự thèm muốn ăn chúng. Đây là một trong những cách giúp bạn ăn sạch.

7. Kiểm soát khẩu phần và ăn nhiều bữa

Để điều tiết cơ thể của bạn theo chế độ ăn uống sạch này, bạn nên ăn khẩu phần nhỏ hơn mọi ngày, chắc chắn bạn sẽ không bị đói. Cơ thể của bạn hoạt động tốt nhất khi được nạp năng lượng mỗi 4 đến 6 giờ đồng hồ. Miễn là bạn theo đúng các quy luật khẩu phần, bạn có thể ăn nhiều bữa ăn và đồ ăn nhẹ lành mạnh trong suốt cả ngày.

Hầu hết chúng ta đều quen với khẩu phần lớn phục vụ tại các nhà hàng. Ăn sạch có nghĩa là bạn phải suy nghĩ về khẩu phần ăn mà bạn muốn nhà hàng chuẩn bị. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để điều chỉnh lại các khẩu phần thích hợp cho cơ thể của bạn cho việc ăn uống sạch.

Nếu bạn cảm thấy uể oải và mệt mỏi, đây là lúc để làm sạch chế độ ăn uống của bạn. Những lời khuyên cho việc ăn uống sạch ở trên sẽ giúp bạn có một cơ thể đầy sức sống và hướng tới một chế độ lành mạnh. Bạn đã sẵn sàng để thay đổi những thói quen không lành mạnh của mình chưa?

Theo Đại Kỷ Nguyên

Trong một mối quan hệ lãng mạn, có rất nhiều điều nhỏ nhặt tưởng như không là gì cả, nhưng lại vô cùng đáng giá. Chỉ một món quà nhỏ, một lời khen, hay một cái nắm tay thật chặt cũng có thể làm mối quan hệ của bạn trở nên bền vững và lãng mạn hơn.

Hai nhà tâm lý học Nathaniel Branden và Robert Sternberg đã nghiên cứu và viết về những thử thách của các mối quan hệ lãng mạn. Họ đã đưa ra 10 bí quyết để giúp các cặp đôi hạnh phúc với nhau.

1. Nói với “người ấy” rằng bạn yêu họ

Mặc dù hành động có giá trị hơn lời nói, nhưng lời nói thường “rõ ràng” hơn hành động. Bạn nên dành chút thời gian để biểu đạt tình cảm của mình bằng lời với “nửa kia” của bạn.

2. Thể hiện tình cảm

Một số hành vi thân mật nhỏ (như nắm tay, một cái ôm xoa dịu hay một nụ hôn nhẹ lên trán) sẽ khiến “người ấy” cảm thấy ấm áp và được quan tâm, giúp bạn truyền tải được tình yêu của mình dành cho họ.


3. Thể hiện sự đánh giá cao của bạn đối với người ấy

Hãy thường xuyên nói cho họ biết bạn ngưỡng mộ họ những gì, điều khiến bạn tự hào về họ hay điểm mạnh của họ trong mắt bạn.

4. Chia sẻ về bản thân

Đừng giữ sở thích, ước mơ, nỗi sợ hãi, thành tựu, lỗi lầm hay bất cứ điều gì đó cho riêng mình. Nếu nó quan trọng với bạn, hãy chia sẻ cho “người ấy” cùng biết.

5. Ở bên cạnh người ấy

Hãy ở bên cạnh “người ấy” khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống như bị mất việc hay mất người thân; cũng như cảm thông, giúp đỡ khi họ có xung đột trong công việc, làm việc vất vả hoặc bị mất tiền….

(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)

6. Tặng quà

Đừng bỏ lỡ cơ hội “thêm gia vị” cho tình yêu của bạn. Hãy tặng họ một cuốn sách, một món đồ trang sức, bộ quần áo nào đó mà bạn nhìn thấy trong cửa hàng, và nói với họ rằng bạn đang nhớ tới họ.

(Ảnh: internet)

(Ảnh: internet)



7. Đối xử nhẹ nhàng với những đòi hỏi hay khuyết điểm của người ấy

Điều lớn nhất có thể giết chết một mối quan hệ đó là sự kỳ vọng quá cao. Trừ khi bạn cưới một con robot thì nó mới không có những điểm yếu của con người. Hãy học cách chấp nhận và đánh giá cao những thiếu sót của họ – đây là một phần tất yếu của con người.

8. Cố gắng tạo ra “khoảnh khắc riêng tư” cho cả hai

Dù cả hai có bận đến đâu thì bạn cũng nên dành ra ít nhất một buổi tối mỗi tuần để tạo cho mình những khoảng thời gian riêng tư bên nhau.

9. Tỏ lòng biết ơn

Luôn cám ơn họ vì hàng ngàn những điều tốt đẹp họ mang đến cho bạn trong cuộc sống.


10. Bình đẳng

Hãy chắc chắn rằng bạn luôn thực hiện theo các “Nguyên tắc Vàng” trong mối quan hệ mình: Chăm sóc họ như bạn chăm sóc chính bản thân mình. Bình đẳng trong công việc nhà và những nhiệm vụ khác, đừng quá kỳ vọng hoặc yêu cầu họ những điều mà bạn chưa sẵn lòng đáp trở lại.


1
“Hãy luôn nhớ rằng tình yêu vĩ đại và thành tựu to lớn đều tiềm ẩn cả những nguy cơ lớn”
2
“Khi chịu tổn thất, đừng để mất bài học”
3T
“Hãy làm theo 3 chữ “T” này: Tôn trọng bản thân – Tôn trọng những người khác – Trách nhiệm với tất cả mọi hành động của mình”
4
“Hãy nhớ rằng: Không đạt được điều bạn mong muốn đôi khi lại là một may mắn tuyệt vời”
5
“Hãy học các nguyên tắc để biết phá vỡ nguyên tắc đúng cách”
6
“Đừng để bất hòa nhỏ làm tổn thương mối quan hệ lớn”
7
“Khi nhận ra bạn vừa mắc lỗi, hãy ngay lập tức sửa chữa sai lầm”
8
“Dành chút thời gian ở một mình mỗi ngày”
9
“Mở rộng vòng tay để thay đổi, nhưng đừng để tuột mất các giá trị của bạn”
10
“Hãy nhớ rằng im lặng đôi khi lại là câu trả lời tốt nhất”
Dalai lama's second day with IM. Stockholm, Sweden, 15 April 201
“Hãy sống một cuộc sống cao quý. Khi già đi và nghĩ lại, bạn sẽ được tận hưởng nó lần thứ hai”
12
“Bầu không khí yêu thương trong gia đình chính là nền tảng cho cuộc sống của bạn”
14
“Chia sẻ kiến thức. Đó là cách để bạn luôn sống mãi”
15
“Hãy dịu dàng với trái đất”
"Khi bất đồng với những người thân yêu, hãy chỉ đối mặt với tình huống hiện tại. Đừng khơi gợi lại quá khứ"
“Khi bất đồng với những người thân yêu, hãy chỉ đối mặt với tình huống hiện tại. Đừng khơi gợi lại quá khứ”
16
“Một lần mỗi năm, hãy đến một nơi nào đó mà bạn chưa từng đặt chân đến”
17
“Hãy nhớ rằng mối quan hệ đẹp nhất là khi tình yêu thương bạn dành cho nhau vượt trên những nhu cầu đòi hỏi từ nhau”
18
“Hãy đánh giá thành công của bạn bằng những gì bạn đã từ bỏ để đạt được thành công ấy”

Theo Đại Kỷ Nguyên

Bạn luôn cảm thấy khó có thể hòa đồng cùng người khác, và dường như mọi người đang dần lánh xa mình. “Khó ưa” trong mắt người khác không phải là cảm giác dễ chịu gì phải không nào? Có lẽ đã đến lúc bạn tự hỏi chính mình xem nguyên nhân là ở đâu và hy vọng rằng, 9 thói quen không tốt dưới đây có thể giúp bạn nhận ra vấn đề của mình.

1. Thích kiểm soát người khác

Bạn thích mọi thứ trong cuộc sống đều phải có kế hoạch, theo quy củ. Điều đó không có gì để phàn nàn. Tuy nhiên, nếu bạn luôn muốn người khác phải làm theo ý bạn, mà không được tự quyền quyết định hoặc bày tỏ bất cứ ý kiến, cảm xúc nào. Như thế, bạn đang làm người khác cảm thấy “nghẹt thở” và vì vậy … không ai muốn ở gần bạn.


2. Hay ghen tỵ

(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images)

Khi bạn bè hoặc người thân chia sẻ niềm vui, hoặc thành công trong công việc cùng bạn, bạn có thật lòng chúc mừng họ và cảm thấy vui cùng họ? Nếu người bạn của bạn học giỏi hơn bạn hoặc thành công hơn bạn, liệu bạn có cảm thấy ghen tức với họ?

Nếu bạn cảm thấy trong lòng dâng lên cảm giác kém vui, căm ghét, bực bội, hay so sánh với người khác, có thể bạn sẽ tỏ thái độ tiêu cực hoặc có những lời nói khiến họ bị tổn thương. Chỉ vài lần như thế, mọi người sẽ nhận ra bạn có tính hay ghen tỵ và họ chẳng còn muốn chia sẻ bất cứ điều gì với bạn.

3. Hay nói dối

Nếu người khác biết rằng bạn thường hay nói dối, họ sẽ chẳng thể đặt niềm tin nơi bạn. Tin tưởng lẫn nhau là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng một mối quan hệ bền chặt. Do đó, khi không có niềm tin và sự chân thành, ai sẽ muốn ở gần bạn?

4. Hay “đóng vai” nạn nhân
(Ảnh: Getty image)
(Ảnh: Getty image)
Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Đôi khi những khó khăn đến với bạn là để giúp bạn trưởng thành hơn, trải nghiệm và tích lũy những kinh nghiệm phong phú trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu bạn không suy nghĩ tích cực và lạc quan, mà hay tỏ ra là người rất đáng thương, hoặc “đóng vai người bị hại”. Bạn sẽ làm người khác thấy mệt mỏi khi ở cạnh mình.

Nếu bạn luôn than vãn về những khó khăn hoặc bất công mà bạn đang phải “chịu đựng”, mà không có những giải pháp tích cực để giải quyết vấn đề. Thậm chí, bạn còn đòi hỏi người khác phải giải quyết dùm bạn, hoặc “lợi dụng cơ hội” để xin, nhờ người khác phải hỗ trợ, giúp đỡ bạn. Như vậy là bạn đang lạm dụng lòng tốt của người khác.

5. Tính nhiều chuyện
(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)
Bạn hay “thêm mắm, dặm muối” vào các câu chuyện phiếm với bạn bè, đồng nghiệp, và bạn cho rằng nó vô hại. Hãy cẩn thận! Thói quen này sẽ đưa bạn đi quá xa khỏi mức mà bạn có thể kiểm soát và khiến bạn bị cô lập. Vì sao ư? Ai có thể chấp nhận trở thành “nhân vật chính” trong những câu chuyện mua vui của bạn? Điều đó thể hiện rằng bạn không tôn trọng họ, và khi không cảm thấy được tôn trọng, họ sẽ cách ly bạn ra khỏi các cuộc trò chuyện.

6. Tham lam và ích kỷ

Trong các mối quan hệ, bạn luôn đặt nặng quyền lợi của bản thân lên hàng đầu. Bạn luôn muốn được lợi cho mình, mà không hề quan tâm đến lợi ích và cảm thụ của người khác. Bạn cũng luôn cho rằng bạn là quan trọng nhất, ai cũng có nhiệm vụ phải đáp ứng mọi yêu cầu của bạn. Như thế có công bằng không? Người khác sẽ nhận ra ngay rằng bạn đang lợi dụng họ. Khi bạn cho đi nghĩa là bạn đang nhận lại nhiều hơn thế, bao giờ bạn mới thấu hiểu được ý nghĩa này?

7. Luôn tiêu cực

con-191113-81476

Bạn luôn nghĩ về mọi việc theo chiều hướng xấu và bi quan. Bạn có xu hướng hay chỉ trích và phàn nàn bất cứ khi nào gặp chuyện không vừa ý. Thậm chí, bạn còn hay đổ lỗi cho người khác và cằn nhằn mãi không thôi chỉ vì một chuyện bé tí. Người nào sẽ có đủ kiên nhẫn để chịu đựng bạn trong một thời gian dài nếu bạn không nhận ra và thay đổi tính xấu này?

8. Kiêu ngạo

Bạn cho rằng mình thông minh nhất, có năng lực nhất và luôn nổi bật nhất. Bạn tự tin rằng mình biết hết mọi thứ trên đời, và xem thường những người xung quanh bạn. Không có bạn thì chẳng ai có thể làm việc tốt chăng?… Bạn đã quá chủ quan rồi đấy! Khi bạn quá kiêu ngạo, bạn sẽ tự đánh mất đi sự phối hợp của tập thể. Đây là một mất mát lớn mà khi bạn kịp nhận ra thì e là đã quá muộn.

9. Luôn cho là mình đúng

Bạn luôn khư khư cho mình là đúng trong mọi trường hợp và phớt lờ tất cả ý kiến của những người khác. Trong bất cứ cuộc trò chuyện hoặc tranh luận nào, bạn cũng muốn giành phần thắng về mình. Mọi thứ sẽ kết thúc chẳng đâu vào đâu. Mọi người sẽ nhường cho bạn tự độc thoại và rút lui. Bạn sẽ cô độc một mình trong thế giới do chính mình tạo nên.

Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong công việc và cuộc sống của mỗi người. Giao tiếp tốt giúp bạn gắn kết với mọi người. Ngược lại, giao tiếp kém sẽ khiến bạn không thể hòa đồng trong xã hội. Đôi khi, nguyên nhân không phải do chính ai khác mà do chính bản thân mình.

Theo Đại Kỷ Nguyên

“V đẹp” là ngôn t dành cho phái đẹp, nhưng thc cht “v đẹp” không bao hàm ý nghĩa đầy đủ ca nó, ch là mt khái nim rt mơ h, chung chung. V đẹp không d dàng xác định, không th đo lường hoc ước tính.

Vy v đẹp hình thc hay v đẹp tâm hn?

Những tư tưởng và quan điểm về vẻ đẹp thời nay phải chăng vẫn là vẻ bề ngoài hoàn mỹ “không khiếm khuyết”? Có những người đánh giá cao về ngoại hình và vẻ lôi cuốn hấp dẫn qua những trang phục “hở”, như thế mới hợp với phong cách thời đại.

Phụ nữ ngày nay thường lao tâm khổ tứ về sắc đẹp của mình, sợ người khác phái lẫn người cùng phái chê mình xấu xí hay quê mùa. Đôi khi đi đâu, chợt thấy người khác xinh đẹp lập tức nhìn lại bản thân và tự hỏi mình làm thế nào để được như thế. Sau đó như con thiêu thân lao vào các cửa hàng spa, thẩm mỹ viện, shop thời trang và mỹ phẩm bất kể có tốn kém bao nhiêu.

Không còn mấy ai nhớ tới cụm từ “công dung ngôn hạnh” hay như người xưa vẫn nói “cái nết đánh chết cái đẹp”. Dần dần xuất hiện những tư tưởng trung dung như “cái đẹp có tội gì đâu mà phải đánh nó chết?” rồi thậm chí cả những tư tưởng trái ngược với người xưa như “cái đẹp đánh bẹp cái nết.” Chuyện tưởng như đùa, nhưng theo nhịp sống hiện đại ngày nay, đúng sai đảo lộn, nói đến cái đẹp tâm hồn, người ta thường bĩu môi cho rằng đã lỗi thời. Cả một lớp thế hệ, chạy theo việc cung phụng và tô vẻ cho hình dáng bề ngoài, từ đầu tóc cho tới da dẻ, không học theo Hàn thì cũng học theo Tây. Thật hiếm hoi để tìm thấy cái đẹp chân thật từ nội tâm đến hình thể. Đây cũng là bức tranh tương phản giữa xưa và nay. Đặc biệt ở các trung tâm thành phố lớn, thật khó để tìm thấy một cô gái đức hạnh, gia giáo lễ nghĩa!

(Ảnh: Getty Image)

Thực tế vẻ đẹp bên ngoài chỉ đánh lừa chúng ta. Thế giới bên trong mới là điều đáng để so sánh. Bạn nhận xét như thế nào về một cô gái có vẻ bề ngoài cuốn hút phái mạnh nhưng thế giới tâm hồn lại trống rỗng, vô cảm, và một cô gái khác trông rất bình dị, nhưng tâm hồn của cô ấy trong sáng và chân thành?

Thật không khó để có thể nhận biết một cô gái là như thế nào sau buổi gặp mặt và trò chuyện đầu tiên. Tấm lòng và sự chân thành của một người con gái sẽ toát lên vẻ đẹp thật sự bởi nó xuất phát từ nội tâm của cô, hiền lành, đôn hậu, thật thà và biết quan tâm đến người khác vẫn hơn là phủ một lớp ngoài lộng lẫy nhưng tư tưởng hẹp hòi, vô hồn và rỗng tuếch.

Hãy quan nim rng “V đẹp hình thc” không tôn vinh thêm cho “V đẹp tâm hn” nhưng “V đẹp tâm hn” s tôn vinh thêm cho “V đẹp hình thc”.

Vì vậy, nếu bạn là một cô gái, đừng vội buồn hay chán nản khi nhìn thấy ai đó xinh đẹp và giống các ngôi sao trong giới showbiz. Mỗi người đều tiềm ẩn một vẻ đẹp riêng, chỉ có điều bạn có nhận ra cái đẹp ở mình để phát huy nó hay không.

Xinh đẹp chưa hẳn đã được mọi người yêu mến. Nhưng nếu được mọi người yêu mến thì người ta sẽ không đặt nặng vấn đề đẹp xấu ở hình thể bề ngoài bạn nữa.

Là một người đàn ông, cũng đừng chỉ “yêu bằng mắt” mà sau này phải hỡi ôi. Nhan sắc nào rồi cũng sẽ tàn phai theo năm tháng. Nhưng nếu có được một người vợ hiền nâng khăn sửa túi và là chỗ dựa vững chắc cho tinh thần thì mới thật là có phúc. Hãy thử nghĩ xem, một gia đình êm ấm, con cái được dạy bảo tử tế, vợ chồng như những người bạn tri kỷ nâng đỡ cho nhau trong cuộc sống? Hạnh phúc thật không quá xa xôi, chỉ có điều chúng ta cứ mãi chạy theo những tiêu chuẩn đã biến dị và dần dần từ bỏ các quan niệm truyền thống, các kinh nghiệm mà ông bà ta bao đời đã đúc kết và truyền lại.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Khi con người tức giận, chỉ số IQ bằng 0, qua một phút sau mới hồi phục lại trạng thái bình thường. Chìa khóa thanh lịch của một người nằm ở cách họ kiềm chế cảm xúc của mình. Dùng miệng lưỡi để làm hại người khác, là hành vi ngớ ngẩn nhất.



Thông thường là do chúng ta bị kiểm soát bởi những cảm xúc nội tâm không tốt. Một người có thể kiềm chế những cảm xúc không tốt còn mạnh mẽ hơn người nắm giữ một tòa thành.

Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý thì ăn nói từ tốn. Phải mất 2 năm học nói và thêm 10 năm học im lặng, mới thấy được: nói là một loại năng lực, im lặng là một loại trí tuệ.

1. Việc gấp, từ từ nói. Khi bạn gặp phải một chuyện gấp gáp, nếu có thể bình tĩnh suy nghĩ một chút, sau đó từ từ nói rõ ngọn ngành, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy ổn định, từ đó tăng độ tin cậy của mọi người đối với bạn.

2. Việc nhỏ nói hài hước. Đặc biệt là một vài lời nhắc nhở có thiện ý, bạn nên dùng những câu nói đùa hài hước, sẽ khiến cho người không cảm thấy cứng nhắc, họ không những vui vẻ chấp nhận lời nhắc nhở của bạn mà còn tăng thêm thiện chí với bạn.

3. Việc chưa hiểu rõ, hãy nói một cách cẩn thận. Đối với những việc bạn chưa nắm rõ, nếu bạn không nói, người khác sẽ cảm thấy bạn giả dối, còn nếu bạn có thể diễn đạt một cách cẩn thận, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy rằng bạn là người đáng tin cậy.

4. Việc chưa xảy ra, không nên nói linh tinh. Mọi người ghét nhất ăn nói hàm hồ, nếu bạn chưa bao giờ phỏng đoán một cách tùy tiện hoặc nói những chuyện chưa xảy ra, bạn sẽ khiến cho mọi người cảm thấy rằng bạn là người trưởng thành, có tu dưỡng, cũng là một người làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm.

5. Việc chưa làm, đừng nói lung tung. Tục ngữ có câu “không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm”, bạn không nên hứa làm một việc gì đó mà bạn không chắc có thể làm được, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy bạn là một người “nói là tin, làm là được”, và họ sẽ rất tin tưởng bạn.

6. Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác. Không được tùy tiện dùng lời nói làm tổn thương người khác đặc biệt là giữa những người thân. Như vậy mọi người sẽ cảm thấy bạn là người lương thiện, giúp cho việc duy trì và gia tăng tình cảm.

7. Đối với những việc đau lòng, bạn không nên gặp ai cũng nói. Khi ai đó bị tổn thương trong lòng, đều muốn thổ lộ với người khác, nhưng nếu cứ gặp ai bạn đều nói, sẽ khiến người nghe phải chịu một áp lực lớn, rất dễ sinh nghi ngờ và xa lánh bạn. Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng muốn trút bỏ đau khổ của bạn lên người khác.

8. Những việc của người khác thì nên cẩn thận trong lời nói. Giữa con người với con người cần phải có một khoảng cách an toàn, không nên bình luận hay nói ra những chuyện của người khác, sẽ mang lại cảm giác an toàn cho những người mà bạn giao tiếp.

9. Việc của bản thân, lắng nghe người khác nói như thế nào. Bạn nên lắng nghe cách nhìn của người khác khi nói về mình, điều đó có thể để lại ấn tượng khiêm tốn cho người khác, đồng thời biểu hiện rằng mình là một con người thấu tình đạt lý.

10. Chuyện của con cái, cần nói rõ ràng. Đặc biệt là khi con bạn còn ở thời kỳ thanh thiếu niên, chúng rất dễ bị kích động, bạn hãy dùng thái độ ôn hòa, vừa kiên định để nói với chúng một cách rõ ràng, điều đó có thể khiến cho con bạn có tình cảm tốt đối với bạn, coi bạn như một người bạn, đồng thời điều đó cũng có tác dụng thuyết phục.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Các hoạt động thường nhật đều được xem là cơ hội tạo ra tương lai cho bạn. Nếu bạn muốn có một tương lai tốt đẹp, bạn nên lập kế hoạch để áp dụng những thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ với sự quyết tâm mạnh mẽ để đạt được mục tiêu, bạn mới có thể vượt qua những trở ngại trong công việc và cuộc sống.

Bạn hãy bắt đầu ngay bây giờ, tìm ra những thói quen chưa tốt và lên kế hoạch để thay đổi chúng. Thành công hay không đều nằm trong tầm tay của bạn. Hãy xem những trở ngại như kim chỉ nam để cải biến và hoàn thiện chính mình.

Thói quen của người thất bại:
  • Không bao giờ lập mục tiêu
  • Không biết điều mình mong muốn thực hiện
  • Hành động trước khi suy nghĩ
  • Nói nhiều hơn lắng nghe
  • Suy nghĩ, nói và hành động một cách tiêu cực
  • Ngừng học hỏi
  • Sợ thay đổi
  • Chỉ trích và phàn nàn người khác
  • Luôn tức giận và tìm cách trả đũa người khác
  • Dễ dàng bỏ cuộc
  • Sao lãng mọi việc
  • Lãng phí thời gian
  • Cố tình kéo người khác xuống
  • Tìm hướng đi dễ
Thói quen của người thành công:
  • Lập các mục tiêu và định hướng
  • Học từ những sai lầm
  • Chịu học hỏi, cải thiện bản thân và đọc sách mỗi ngày
  • Chấp nhận rủi ro
  • Làm việc với tâm huyết và cam kết thực hiện
  • Dành thời gian cho đúng người
  • Duy trì cân bình đời sống sinh hoạt và công việc
  • Ca ngợi người khác
  • Suy nghĩ xa và có kế hoạch thực hiện
  • Nhận biết mục đích và sứ mệnh
  • Muốn những người khác thành công
  • Nhận trách nhiệm cho những thất bại
  • Tha thứ cho người khác
  • Chấp nhận thay đổi
  • Nhún nhường
  • Giải quyết vấn đề triệt để
  • Chia sẻ thông tin và dữ liệu
  • Kiên trì thực hiện các mục tiêu
  • Theo dõi tiến độ
(Ảnh: Getty Image)


Cơ hội thành công:
  • 0% Tôi sẽ không
  • 10% Tôi không thể
  • 20% Tôi không biết cách
  • 30% Tôi ước gì tôi có thể
  • 40% Tôi muốn
  • 50% Tôi nghĩ tôi có thể
  • 60% Tôi có thể
  • 70% Tôi nghĩ tôi
  • 80% Tôi
  • 90% Tôi chắc chắn
  • 100% Tôi đã
Sưu tầm

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.