Articles by "Vo-thuat"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vo-thuat. Hiển thị tất cả bài đăng

Thủy Hử là tác phẩm đã ăn sau vào tinh thần nhân dân Trung Quốc và Việt Nam bấy lâu nay. Với cốt truyện về sự tụ họp, phát triển và tan rã của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.


Trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn nhiều tướng giỏi, trong đó điển hình là năm ngũ hổ tướng gồm : Quan Thắng, Lâm Xung, Tần Minh, Hô Duyên Chước và Trương Thanh. Vậy ai mới là người mạnh nhất?
1. Đại đao Quan Thắng
Quan Thắng là một trong 36 Thiên Cang Tinh, đứng vị trí thứ 5 trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn, Quan Thắng xuất thân giữ chức Tuần kiểm phủ Bồ Đông, nằm trong phạm vi quản hạt của Bắc Kinh. Ông thuộc dòng dõi Quan Vũ thuộc thời Thục Hán.
Quan Thắng có sức mạnh trời phú, ít người sánh kịp. Còn nhớ khi quân Lương Sơn tấn công phủ Đại Danh, Quan Thắng đã một mình đánh tan 15 chiến xa đối địch.
Không chỉ có võ nghệ cao cường, Quan Thắng còn là người túc trí đa mưu. Nhờ mưu kế của ông, các tướng của Lương Sơn là Trương Hoành, Nguyễn Tiểu Thất đều bị mai phục và bắt sống.
Đại đao Quan Thắng
Sau này, nhờ kế trá hàng của Hô Duyên Chước mà Quan Thắng mắc mưu Ngô Dụng, Quan Thắng bị bắt, bèn đầu phục Lương Sơn.
Ông là một trong những tướng sống sót trở về sau chiến dịch bình định Phương Lạp,  Sau này Quan Thắng đi thao luyện quân mã trở về, lúc say rượu, sẩy chân ngã ngựa, lâm bệnh rồi mất.
Nhìn chung, Quan Thắng là một vị tướng trí dũng song toàn, sức khỏe hơn người, không hổ danh con cháu Quan Vũ thời trước.
2. Báo tử đầu Lâm Xung
Lâm Xung là một trong 36 Thiên Cương Tinh của Lương Sơn Bạc, ông ngồi ghế thứ 6 trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn.
Lâm Xung  là người thành thạo rất nhiều loại binh khí nhưng tài nghệ tuyệt luân nhất của ông là kỹ thuật đánh Bát Xà Mâu, thương pháp của ông cũng thuộc loại xuất quỷ nhập thần.
Lâm Xung xuất hiện từ hồi 6, là một vị quan nhân được miêu tả là :
"Đầu đội khăn xéo xanh,đằng sau gáy cài vòng bạch ngọc, mình mặc áo chiến bào đơn màu lục, lưng thắt đai bạc chạm một dải lưng rùa, chân đi đôi hài mõm vuốt, tay cầm cái quạt tứ xuyên, đầu báo mặt tròn, râu hùm, hàm én,thân cao tám thước".
Cuộc Đời Lâm Xung như một tấn bi kịch. Ông từng là đô đầu của 80 vạn cấm quân, từng kinh qua trận mạc. Tuy nhiên, do gian thần lộng hành, ông bị Cao Cầu hãm hại khiến nhà tan cửa nát.
Lâm xung có thù với Cao Cầu nhưng không thể giết được hắn, kể cả có cơ hội đã chín muồi khi quân Lương Sơn phá tan lần chinh phạt thứ hai của triều đình và bắt sống Cao Cầu.
Báo tử đầu Lâm Xung
Với võ nghệ cao cường của mình, ông đã giết chết nhiều danh tướng của địch, đặc biệt là tướng Vương Dần của Phương Lạp, ngoài ra nhiều tướng của triều đình cũng trở thành bại tướng dưới tay ông.
Sau khi đánh bại Phương Lạp, huynh đệ của ông là Lỗ Trí Thâm ngồi thiền qua đời, Lâm Xung buồn bã mà bị bệnh cảm gió, Tống Giang cho người chữa mãi không khỏi, bèn để Lâm Xung ở lại chùa Lục Hòa, giao cho Võ Tòng chăm sóc.
Nửa năm sau thì Lâm Xung qua đời. Mặc dù mưu trí của Lâm Xung không được đánh giá cao như đại đao Quan Thắng, nhưng ông vẫn là một mãnh tướng trí dũng song toàn của quân Lương Sơn.
3. Song tiên Hô Duyên Chước
Hô Duyên Chước là một trong 36 Thiên Cương Tinh, ông ngồi ghế thứ 8 trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn. Ông có một thứ vũ khí lợi hại, đó chính là hai cây roi sắt có chiều dài bằng cánh tay mà ông đắc ý nhất.
Khi Lương Sơn tấn công phủ Thanh Châu, ông đã dùng mưu liên hoàn mã khiến quan Lương Sơn tổn thất nặng nề, sau này nhờ kế của Từ Ninh, Lương Sơn mới đánh tan quân của Hô Duyên Chước.
Trên đường rút quân, ông bị Quách Thịnh đặt bẫy bắt sống và quy hàng Lương Sơn. Sau này, ông còn góp công khi dùng kế trá hàng để bắt được Quan Thắng, Tuyên Tán và Hác Tư Văn.
Song tiên Hô Duyên Chước
Sau khi được chiêu an, Hô Duyên Chước đã lập được rất nhiều công lao cho Lương Sơn Bạc như đẩy lui giặc Liêu, bắt sống tướng Liêu Ngột Nhan Diên Thọ, bình định hai cuộc khởi nghĩa của Điền Hổ, Vương Khánh.
Sau đó, Hô Duyên Chước lại theo Tống Giang tiêu diệt Phương Lạp ở Giang Nam, khi trở về ông được vua phong chức Binh mã chỉ huy sứ Ngự doanh.
Về sau, quân Kim sang xâm lược nhà Tống do Ngột Truật cầm đầu truy kích vua Tống Cao Tông, Hô Duyên Chước lúc này đã ở ẩn tại huyện Hải Điểm, địa phận Bình Giang đã cứu giá, chiến đấu với Ngột Truật để bảo vệ vua Tống.
Nhưng không may, Hô Duyên Chước do tuổi cao sức yếu nên đã tử trận. Dù tuổi đã cao, nhưng sức khỏe ông không khác gì lão tướng Hoàng Trung thời Tam Quốc nên ông vẫn được xếp vào nhóm Ngũ Hổ Tướng.
4. Tích lịch hỏa Tần Minh
Ông là một trong 36 Thiên Cương Tinh, ngồi ghế thứ 7 trong hàng ngũ các tướng.
Tần Minh xuất thân là Đô Thống chế ở Thanh Châu Thuỷ hử mô tả ông "người mạnh khoẻ, tính nóng như lửa, tiếng to như sấm". Biệt danh Tích Lịch Hoả cũng từ đó mà ra.
Ngoại hình và tính cách của Tần Minh có thể so sánh với Trương Phi trong Tam Quốc Chí. Tần Minh có võ công cao cường, sử dụng cây lang nha côn (gậy răng sói) muôn người khôn địch.
Khi nghe tin Hoa Vinh phản lại Lưu Cao thì Tần Minh đã nổi giận lôi đình, đem quân đến trại Thanh Phong bị đánh dẹp nhưng lại mắc mưu của Tống Giang mà bị bắt. Tống Giang biết Tần Minh là tướng tài nên đã cố thuyết phục
Ngày hôm sau khi Tần Minh quay lại Thanh Châu, ông thấy khói bốc lên nhưng lại không thấy ai và sinh nghi. Về đến cổng thành, Tần Minh ngạc nhiên khi bị quan Thanh Châu là Mộ Dung Ngạn Đạt gọi là kẻ phản loạn. 
Mộ Dung Ngạn Đạt đã giết cả nhà Tần Minh, sau đó còn bắn tên để ngăn Tần Minh về thành. 
Sau khi gặp Tống Giang và các thủ lĩnh khác, ông đồng ý quy thuận Lương Sơn và còn thuyết phục được Trấn Tam Sơn Hoàng Tín gia nhập.
Tích lịch hỏa Tần Minh
Tần Minh vốn tính nóng nảy, luôn xung phong đánh trận đầu, song cũng nhờ đó mà lập nhiều công lao.
Sau khi chiêu an, Tần Minh cùng với nghĩa quân Lương Sơn tham gia các chiến dịch đánh Liêu, Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp. Song không may, trong trận Thanh Khê, Tần Minh bị Phương Kiệt giết chết.
Dù vốn tính khí nóng nảy, đó là một điểm yếu khiến ông bị mắc mưu của Tống Giang khi đánh Thanh Phong hay rơi vào bẫy của Trúc Gia Trang. Tuy nhiên, Tần Minh vẫn được coi là người võ nghệ cao cường, dũng mãnh, danh tiếng lẫy lừng.
5. Một vũ tiễn Trương Thanh.
Trương Thanh là một trong 36 Thiên Cương Tinh, ông ngồi ghế thứ 16 trong hàng ngũ tướng Lương Sơn. Ông là võ tướng của phủ Đông Xương, có tài ném đá rất giỏi, một lúc đánh bại 14 tướng của Lương Sơn gồm:
Hác Tư Văn, Quan Thắng, Hô Duyên Chước, Từ Ninh, Yến Thuận, Hàn Thao, Bành Kỉ, Lưu Đường, Đổng Bình, Sách Siêu, Tuyên Tán, Lôi Hoành, Chu Đồng, Dương Chí.
Sau khi cướp được lương thảo của Lương Sơn, ông bị Ngô Dụng bày kế bắt được và quy thuận Lương Sơn.
Sau này, khi đánh Điền Hổ, Trương Thanh đã giả dạng một người khác và đột nhập vào quân Điền Hổ, rồi lấy Quỳnh Anh, cả hai cùng nhau nội ứng ngoại hợp bắt được Điền Hổ.
Hai người cùng nhau theo nghĩa quân Lương Sơn đánh Vương Khánh, hai người lập công to trong các trận Kì Sơn, Nam Phong Phủ,...
Sau này, khi chinh phạt Phương Lạp, Trương Thanh bị tướng Phương Lạp là Lê Thiên Nhuận giết ở ải Độc Tùng.
Trương Thanh có một nhược điểm đó là tính rất kiêu căng, ngạo mạn. Chính vì bản tính đó nên ông đã bị mắc mưu Ngô Dụng và quy thuận Lương Sơn.
Nhưng dù gì ông cũng là một viên tướng giỏi, lập nhiều công lao, xứng đáng là một viên mãnh tướng giống không khác gì Trương Liêu thời Tam Quốc.
Vậy trong số họ, ai là người mạnh nhất?
Trong số năm ngũ hổ tướng thì Lâm Xung là người gia nhập Lương Sơn sớm nhất, rồi sau là Tần Minh, Hô Duyên Chước, Quan Thắng và Trương Thanh. Để có thể tụ hội với nhau, họ đã có những lần chạm trán, giao chiến với nhau ác liệt.
Khi Lương Sơn tấn công phủ Đại Danh, Quan Thắng đã giao chiến với Tần Minh và Lâm Xung.
Với thương pháp xuất quỷ nhập thần của mình, Lâm Xung đã gây ra không ít khó khăn cho Quan Thắng, vì phải cùng lúc địch hai tướng nên Quan Thắng tỏ ra yếu thế hơn.
Ba người đánh với nhau hơn 50 hiệp thì Quan Thắng bất ngờ vung đao khiến Tần Minh mất thăng bằng, buộc phải rút.
Sau đó còn Lâm Xung giao chiến với Quan Thắng thì ông đã khiến cho Quan Thắng suýt ngã ngựa khi bằng thương pháp bát xà mâu lợi hại của mình.
Nhưng sau đó, Tống Giang lại gọi Lâm Xung về để chiến xa xuất trận và lúc đó Quan Thắng đã một mình phá tan 15 chiến xa quân Lương Sơn.
Một lần chạm trán khác giữa năm ngũ hổ tướng này là khi đánh phủ Đông Xương, hai ngũ hổ tướng Quan Thắng và Hô Duyên Chước đều bị Trương Thanh đánh bại trong gang tấc
Dù Trương Thanh theo sách sử là người đánh bại nhiều tướng Lương Sơn nhất nhưng ông chỉ giỏi ném đá, còn thương pháp của Trương Thanh thì không bằng những người còn lại.
Chính vì thương pháp không giỏi nên khi không thể dùng đá được, Trương Thanh đã chết dưới tay Lê Thiên Nhuận.
Hô Duyên Chước cũng đã từng hạ Tần Minh trong trận giao chiến với quân Lương Sơn, ngoài ra ông còn đánh bại hai tướng khác là Lôi Hoành và Chu Đồng.
Riêng có Tần Minh chưa từng đánh hạ được tướng nào , nhưng sách ghi rằng: "Ngoài Hô Duyên Chước và Quan Thắng, cùng với tướng Phương Lạp là Phương Kiệt là những người có thể đánh bại ông trong suốt quãng đời chinh phạt của mình".
Như vậy có thể kết luận rằng : Lâm Xung vẫn là tướng mạnh nhất, sau đó lần lượt là Quan Thắng, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Trương Thanh.
Nhưng dù ai là mạnh nhất trong số họ thì những người này vẫn là những nhân vật dạy cho ta không chỉ về sức mạnh môn võ mà còn là trí dũng song toàn, đời người ghi nhớ.
Đây mới chỉ là ý kiến cá nhân riêng của tác giả, còn các bạn, các bạn đánh giá như thế nào?
Theo Trí Thức Trẻ

Học võ giúp chúng ta tự vệ và nâng cao sức khỏe nhưng bạn đang phân vân vì không biết nên học môn võ nào? Muay Thái sẽ chính là câu trả lời cho bạn!


1. Đây là môn võ hiệu quả trong các tình huống thực tế
Muay Thái luôn được đánh giá là môn võ thuật hàng đầu thế giới về khả năng thực chiến và hiệu quả, nó kết hợp nhuần nhuyễn tay chân và các bộ phận trên cơ thể.
Mặc dù không phổ biến như Aikido, Kungfu, Karate, Boxing,… nhưng Muay Thái luôn được đánh giá cao và được sử dụng nhiều trong võ thuật tổng hợp.
Muay thái sử dụng toàn bộ cơ thể và tận dụng tối đa khả năng của mọi bộ phận. Mọi bộ phận như tay, chân, đầu gối, khuỷu tay,… đều là những “vũ khí” lợi hại nhất trên có thể chúng ta.
2. Muay Thái là sự kết hợp hoàn hảo giữa các môn võ thuật khác
Muay Thái sử dụng tay, nắm đấm như Boxing, chân như Karate và các đòn xoay, khóa như Judo, Aikido,…Do đó Muay Thái luôn được những võ sư và vận động viên võ thuật chuyên nghiệp sử dụng và luyện tập.
3. Cung cấp các bài tập thể lực hiệu quả
Muay Thái sẽ giúp bạn đốt cháy 1000 calo trong một giờ. Trên thực tế, ít có môn võ nào lại khiến bạn phải sử dụng nhiều năng lượng như vậy.
Các bài tập dưỡng khí, nhảy dây, chạy cự ly dài, đá vào bao cát… sẽ khiến cho bạn tiêu thụ nhanh chóng lượng calo dư thừa, xây dựng nền tảng cơ bắp và thể lực sung mãn.
4. Muay Thái là môn võ tự vệ tốt nhất
Nếu bạn muốn học võ thuật nhằm có các kỹ năng tự vệ, thì chắc chắn bạn cần một môn võ có ứng dụng cao và Muay Thái đáp ứng các nhu cầu đó.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng 95% các môn võ giảng dạy trên toàn thế giới không có hiệu quả trong các tình huống thực tế.
Sau 15 năm hoạt động UFC đã cho thấy những môn võ có tính hiệu quả và ứng dụng cao nhất chính là: Muay Thái, nhu thuật Brazil, quyền anh và đấu vật. Karate và Taekwondo bị xếp khá thấp và không được đánh giá cao.
5. Tăng cường sức mạnh cơ bắp và chân
Muay Thái sử dụng chân rất nhiều trong tấn công, do đó Muay Thái sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh đáng kể cho đôi chân, một bộ phận quan trọng trong chiến đấu.
6. Nhận thức về cơ thể và tinh thần
Muay Thái cũng mang trong mình những triết lý riêng như các môn võ thuật khác, do đó bạn sẽ được rèn luyện tinh thần trong các bài tập, tìm được sự kết nối giữa tâm hồn và cơ thể. Muay Thái còn tăng cường sự tự tin và giải phóng sức mạnh tiềm năng bên trong bạn.
7. Đơn giản và dễ học
Và điều cuối cùng và cũng quan trọng nhất chính là nó rất đơn giản và dễ học. Ở Thái Lan môn võ này trở nên phổ biến đến nỗi trẻ em còn học chúng trước khi đi học. Mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể học nó, có rất nhiều nữ giới đã học nó.



Thủy Tinh và Sơn Tinh: Ai mới thực sự mạnh hơn?

Thay vì dâng nước lên với ý định làm ngập lụt cả núi rừng nơi Sơn Tinh sinh sống thì Thủy Tinh có các phương pháp chiến đấu khác hiệu quả hơn rất nhiều.


Sơn Tinh-Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Ấu thơ chúng ta ai cũng được nghe kể câu chuyện này và cho đến giờ, trong tiềm thức mỗi người, hình ảnh 2 chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh vẫn hiện lên một cách rõ ràng.
Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18, kể lại cuộc kén rể đặc biệt của vua Hùng cho người con gái tên Mỵ Nương.
Bởi 2 chàng đều tài giỏi khiến vua đau đầu phân vân không biết gả con gái cho ai, nên cuối cùng, nhà vua đã ra lệnh ai mang đủ lễ vật đến sớm hơn sẽ được cưới công chúa.
Nhưng dường như ngay từ đầu nhà vua đã có ý muốn chọn Sơn Tinh. Bời vì những lễ vật mà ngài yêu cầu đều là những thứ ở trên cạn: 100 ván cơm nếp, 200 nệp bánh chưng, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao.
Đây là một lợi thế lớn đối với Sơn Tinh và nhờ đó, chàng đã trở thành phò mã. Thủy Tinh cũng thật có tài, vẫn tìm đủ sính lễ mà nhà vua yêu cầu, chỉ chậm chân hơn Sơn Tinh vài bước.
Lẽ dĩ nhiên Thủy Tinh rất tức giận và ngay sau đó là cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. “Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại ném đất đá xuống bấy nhiêu”. Cứ như thế, Thủy Tinh là kẻ bại trận.
Nhưng phải chăng, Thủy Tinh thua cuộc là do chưa dùng đúng phương pháp để chiến đấu với Sơn Tinh? Hay là do chàng chưa biết sức mạnh thực sự của mình?
Công bằng mà nói:
- Từ xa xưa ông cha ta từng dạy: Nhất thủy nhì hỏa.
- Khoa học nói: Nước là khởi nguồn của mọi sự sống.
- Lão Tử nói: Trong thiên hạ không có gì nhu nhược bằng nước, thế mà trong tất cả những gì công phá được những vật kiên cường, không có cái gì hơn được nó.
Những nhận định trên dường như đã là chân lý, không thể phản bác.
Vậy Thủy Tnh nên dùng phương pháp chiến đấu nào hiệu quả nhất?
Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại chống trả bằng cách dùng đất đá lấp nước
Thay vì dâng nước lên với ý định làm ngập lụt cả núi rừng nơi Sơn Tinh ở thì Thủy Tinh chỉ bằng việc rút hết nước ở mọi sông, hồ, biển,… Bất cứ nơi nào có nước cũng rút cạn.
Như vậy, chẳng mấy chốc mà đất đai nứt nẻ khô cằn. Không ai có thể cấy lúa trồng cây. Nguồn lương thực không đáp ứng được nhu cầu ăn hằng ngày.
Hơn nữa, vai trò của nước thiết yếu là thế, chỉ thiếu nước 1 thời gian ngắn, con người nhanh chóng tử vong.
Ngay cả đến vua Hùng và công chúa Mỵ Nương danh giá cũng không thể sống được. Thử hỏi khi đó, nhà vua liệu có tiếp tục đồng ý gả con gái cho Sơn Tinh không?
Và dĩ nhiên, cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh lật ngược tình thế. Kẻ bại trận sẽ là Sơn Tinh. Mặc dù núi rừng, muông thú là rất cần thiết, nhưng muốn tồn tại được bắt buộc phải có nước!
Theo Trí Thức Trẻ

Tại sao kiếm lại lợi hại hơn cả đao lẫn thương?

Kiếm là thứ vũ khí từng được vô số cao thủ giang hồ sử dụng và nó cũng được mệnh danh là vua của mọi loại binh khí. Vậy vì sao kiếm lại có vị trí cao như thế?


Kiếm là một loại vũ khí được rèn từ kim loại tốt như sắt, thép, hợp kim. Nó được mài cho sắc bén dùng để đâm, chém. Kiếm được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên khắp thế giới từ thời thượng cổ cho tới thế chiến II.
Đao là binh khí có cán bằng gỗ cứng (hoặc kim loại), lưỡi đao càng về phía trước càng to bản, được vát hơi cong dần về phía mũi. Còn thương là vũ khí dài, cán làm bằng gỗ cứng, ở đầu có mũi kim loại hình thoi nhọn.
Đao và thương đều hữu ích trong chiến đấu. Nhưng hai thứ vũ khí này thường dài, nặng và cồng kềnh, rất kén người dùng. Và nếu so sánh với kiếm thì chúng ta có thể kết luận: "kiếm là thứ vũ khí lợi hại hơn cả".
các loại đao, thương
Vậy tại sao kiếm trở thành vũ khí không thể thiếu đối với cả tướng sĩ và binh lính?
Trong các trận chiến, người chiến binh dù võ công cao cường đến đâu mà không có vũ khí hữu dụng bên mình thì khó có thể đánh bại được kẻ thù.
Ngược lại, khi có 1 thanh kiếm bên người, họ có thể dễ dàng tận dụng các mũi nhọn và lưỡi kiếm một cách hiệu quả.
Đó là bởi kiếm có tay cầm ngắn, lưỡi dài, sắc bén, dễ dàng kết hợp với những chiêu thức võ thuật và tạo ra những tuyệt kỹ vô song.
Đao và thương thì khác, với ngoại hình cồng kềnh rất kén người sử dụng nên trong các trận chiến hiệu quả không được bằng kiếm.
Khi tham chiến, với một kiếm sĩ mạnh, cuộc chiến diễn ra một cách nhanh chóng và để lại cho nạn nhân những vết thương chí mạng. Kẻ thua cuộc có khả năng "ra đi" rất cao bởi các vết thương sâu hoắm gây mất máu nghiêm trọng.
Chúng ta hẳn đều biết đến các chiến binh Samurai Nhật Bản. Họ là những chiến binh được đào tạo kĩ càng và có kĩ năng chiến đấu rất tốt.
Nếu có dịp xem các phim hoặc hình ảnh liên quan tới Samurai, chúng ta không thể quên loại vũ khí luôn được các võ sĩ mang theo bên mình.
Đó là thanh kiếm Katana - vũ khí nổi bật nhất của các Samurai với hình dáng cong và chiều dài ít nhất 60 cm, là loại kiếm chỉ có một lưỡi cực kỳ sắc bén.
Katana sắc đến nỗi có thể cắt đôi một người thành 2 nửa chỉ với một nhát kiếm duy nhất và đối với thanh kiếm này thì “sắt với bùn… cũng như nhau”.
Điển hình là kiếm sĩ Miyamoto Musashi có khả năng sử dụng song kiếm (mỗi tay một thanh kiếm, sử dụng cả hai đồng thời và liên tục).
Ông được đánh giá là "đệ nhất kiếm sĩ trong thiên hạ" của Nhật Bản thời tiền Tokugawa. Ông trải qua cuộc đời của một kiếm sĩ samurai mà chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào.
Cùng xem đoạn phim võ sĩ Samurai chiến đấu với thanh kiếm Katana đầy lợi hại:
Mốt số thanh kiếm đầy “uy lực”:
• Zweihaender
Zweihaender được coi là loại kiếm lớn nhất trong lịch sử với chiều dài 178cm và cân nặng từ 1.4 – 6.4 kg. Nó được bộ binh Thụy Sỹ và Đức sử dụng để chống lại giáo mác.
Đây là một loại vũ khí độc đáo với 2 tay nắm, một số loại còn có lưỡi nhỏ như một loại bảo vệ thứ cấp nhô ra từ lưỡi chính.
• Urumi
Urumi là một loại kiếm roi với lưỡi là một mảnh kim loại vô cùng mỏng có thể uốn cong được. Khi không sử dụng thì nó có thể dùng quấn quanh thắt lưng như một chiếc đai. Độ dài của lưỡi khác nhau, có thể từ 3-5m.
• Shotel
Shotel là thanh kiếm hình lưỡi liềm từng được sử dụng ở Ethiopia cổ đại.
Hay trong tiểu thuyết Kim Dung nổi tiếng, Huyền Thiết Kiếm - thanh bảo kiếm của Độc Cô Cầu Bại, sau này được Dương Quá sử dụng, là thứ vũ khí có sức mạnh vô song.
Nhìn qua tưởng rằng thanh kiếm đen trũi này trông không có gì lạ, nhưng nó lại cực nặng, đốc kiếm dài hơn 3 thước, nặng trên 70 – 80 kg, gấp vài lần so với thứ binh khí nặng nhất trong chiến trận.
Theo Trí Thức Trẻ

Giải mã sức mạnh "cú đấm huyền thoại" của Lý Tiểu Long dưới góc nhìn khoa học

Cú đấm huyền thoại ở khoảng cách cực gần của Lý Tiểu Long luôn là một ẩn số đối với truyền thông.


Lý Tiểu Long là một huyền thoại trong thế giới điện ảnh và võ thuật. Dù đã sớm qua đời, nhưng các bộ phim của ông luôn làm say mê khán giả nhiều thế hệ.
Điều ấn tượng nhất ở ông chính là cú đấm ở khoảng cách chỉ 1 inch. Điều đó đã được thực hiện như thế nào?
Đoạn video trên đây đã được giáo sư Rose nghiên cứu nhiều lần và cuối cùng, bà kết luận rằng điều đó được thực hiện nhờ vào khả năng phối hợp hàng loạt các chuyển động phức tạp trên khắp cơ thể Lý Tiểu Long.
Đầu tiên là chuyển động của chân: "Khi xem cú đấm 1 inch, bạn có thể thấy chân trụ và chân sau của Lý Tiểu Long duỗi thẳng ra một cách cực kỳ nhanh nhờ vào khớp gối."
Khi Lý Tiểu Long duỗi chân đột ngột, hông của ông cũng xoay với tốc độ cực nhanh và vai phải (tay đấm) giật mạnh về phía trước.
Chú ý trong đoạn video, bạn thấy rằng sau khi đấm vỡ mảnh gỗ, tay của ông được kéo về phía sau ngay lập tức. Thời gian tác dụng lực của cú đấm càng ngắn, lực chứa bên trong càng nhiều và cú đấm càng mạnh.
Trong vài giây ngắn ngủi, Lý Tiểu Long đã kết hợp sức mạnh của những nhóm cơ lớn nhất trên khắp cơ thể để tạo nên một cú đấm huyền thoại.
Mỗi khớp và cơ bắp trên cơ thể Lý Tiểu Long đều có khoảnh khắc tăng tốc cực đại và để tăng cường chuyển động lên mức cực đại, tất cả các bộ phận tham gia thực hiện chuyển động đều phải đạt tới đỉnh điểm và phải căng thời gian chính xác gần như tại cùng một thời điểm (thật ra là chuỗi hành động, nhưng tất cả đều phải sử dụng tối đa khả năng và phải diễn ra ngay lập tức).
Cuối cùng, giáo sư Rose khẳng định rằng cú đấm không chỉ đơn thuần thực hiện bằng sức mạnh cơ bắp. "Các sợi cơ không phải là động lực duy nhất, sự phối hợp và thời điểm hành động mới là những yếu tố cơ bản đằng sau cú đấm 1 inch".
Hồi năm 2012, nhà thần kinh học tại Đại học hoàng gia London, Anh Quốc Ed Roberts đã tiến hành một nghiên cứu nhằm so sánh sức mạnh của những cú đấm trong phạm vi 2 inch giữa những võ sư karate và những người có lượng cơ bắp tương đương nhưng không tập luyện võ thuật.
Điều đầu tiên mà Roberts phát hiện được là những người có luyện võ có khả năng thực hiện cú đấm với lực mạnh hơn so với những người khác.
Tuy nhiên, sau khi quét hoạt động não của những tình nguyện viên, Roberts đã có thêm một số phát hiện thú vị.
Theo đó khi những người luyện võ thực hiện đòn tương tự như cú đấm của Lý Tiểu Long, sức mạnh và sự phối hợp trong thế võ có liên quan mật thiết với cấu trúc vi mô của chất trắng trong não.
Cụ thể, vùng não chịu trách nhiệm phối hợp chuyển động giữa các cơ bắp và hàm lượng chất trắng của võ sĩ cho phép họ thực hiện những liên kết hết sức phức tạp, từ đó tăng cường khả năng đồng bộ khi thực hiện thế võ.
Tóm lại theo nghiên cứu của Roberts, Lý Tiểu Long có thể sở hữu thế võ huyền thoại là nhờ vào sự phát triển chất xám cao hơn bình thường.
Tuy nhiên, Roberts khẳng định rằng đây là kết quả của quá trình tập luyện chăm chỉ và không ngừng trong suốt cuộc đời Lý Tiểu Long, bằng không, ông sẽ không thực hiện được điều đó.
Dưới góc độ thần kinh học, sự phát triển của chất trắng trong não bộ là nhờ vào sự linh hoạt của tế bào thần kinh (neuroplasticity - một khả năng của não nhằm tái liên kết cho phù hợp với các yêu cầu mới).
Khi võ sĩ càng luyện tập những thế võ đòi hỏi vận dụng phối hợp cả cơ thể, càng nhiều chất trắng được bổ sung vào thùy vận động nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ bắp.
Theo YAN

Lý Tiểu Long và Chân Tử Đan - ai xuất sắc hơn?

Nếu hai huyền thoại võ thuật Trung Hoa ở hai thời kỳ khác nhau này đấu với nhau, bạn nghĩ ai sẽ thắng?


Lý Tiểu Long
Có lẽ không cần phải nói nhiều về huyền thoại võ thuật số 1 của Trung Quốc. Lý Tiểu Long là người khởi đầu cho những bộ phim điện ảnh võ thuật thế giới nói chung và tại Trung Quốc nói riêng.
(Các bạn có thể xem thêm bài về cú đấm huyền thoại của Lý Tiểu Long tại đây: Giải mã sức mạnh "cú đấm huyền thoại" của Lý Tiểu Long dưới góc nhìn khoa học)
Nhờ sự thành công của Lý Tiểu Long tại Holywood mà những cái tên sau này như Thành Long, Ngô Kinh, Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan... mới có đất dụng võ, và nền điện ảnh võ thuật của Trung Quốc mới được thế giới biết đến nhiều như hiện nay.
Lý Tiểu Long là đệ tử của Diệp Vấn (ông tổ môn phái Vịnh Xuân Quyền) và là người sáng chế ra môn phái Triệt Quyền Đạo (môn phái võ thuật lấy nền tảng là Vịnh Xuân Quyền kết hợp với boxing và đấu kiếm).
Nói về võ thuật, Lý Tiểu Long có thể coi là số 1 châu Á vào thời điểm ông sống, hầu hết những cảnh quay mà ông diễn đều được kỹ thuật video giảm tốc độ để người xem có thể nhìn thấy rõ hơn các chiêu thức của ông.
Đến nay cái chết của Lý Tiểu Long vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất thế giới. Nhiều người nghĩ rằng nó có liên quan tới băng đảng xã hội đen - Hội Tam Hoàng ở Hồng Kong (Cái chết của Lý Tiểu Long hay "nợ máu" của hội Tam Hoàng).
Chân Tử Đan (nhiều người vẫn phiên âm sai là Chung Tử Đơn)
Từ những năm 1990 tới nay, nhắc đến phim võ thuật Trung Quốc không thể bỏ qua những tác phẩm có Chân Tử Đan thủ vai. Anh là ngôi sao võ thuật được hâm mộ số 1 tại châu Á đương đại, và cũng là người tham gia nhiều bộ phim bom tấn nhất.
Đòn đá là tuyệt kỹ số 1 của Chân Tử Đan, các bạn có thể xem thêm để biết nhiều hơn về võ thuật của anh: Giải mã đòn đá nhanh "như tên bắn" của Chân Tử Đan.
Chân Tử Đan đa phần đều đóng vai nhân vật mạnh nhất trong những bộ phim mà anh tham gia và thường là vai chính diện.
2 bộ phim thành công nhất của Chân Tử Đan là Diệp Vấn (anh đóng vai sư phụ của Lý Tiểu Long) và Tinh Võ Môn (vai Lý Tiểu Long).
Ngoài khả năng thi triển võ thuật đẹp mắt, Chân Tử Đan còn là chỉ đạo võ thuật trẻ tuổi và thành công nhất châu Á.
Jung Sang Kyo, một ký giả của tờ tạp chí võ thuật Mookas có lời nhận xét:
"Lý Tiểu Long thuộc nhóm diễn viên chuyên dùng các thế võ hiện đại, Lý Liên Kiệt thuộc nhóm chuyên dùng võ thuật truyền thống Trung Hoa, còn Chân Tử Đan thì thuộc nhóm của riêng anh.
"Võ thuật của anh là sự kết hợp, dung hoà giữa các thế võ hiện đại và truyền thống, giữa việc sử dụng binh khí truyền thống với sử dụng các đòn quyền cước hiện đại".
Vậy nếu phải chọn, bạn nghĩ ai là người tài giỏi hơn, Chân Tử Đan hay Lý Tiểu Long?
Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn 2 đoạn clip trong 2 phim "Tinh Võ Môn" mà 2 diễn viên này đóng vào năm 1973 và 1995, bối cảnh là khi Lý Tiểu Long "hạ bảng" võ môn của đối thủ
Tuy vậy, về số lượt bình chọn từ các bộ phim yêu thích thì Chân Tử Đan lại được các fans yêu thích hơn. Do đó, có thể coi 2 huyền thoại võ thuật này xuất sắc ngang nhau và cùng đóng góp lớn cho điện ảnh võ thuật Trung Hoa.
Cách đây vài năm, 1 đoạn clip 3D mô phỏng trận đấu giữa 2 huyền thoại võ thuật này được đăng tải trên Youtube. Hy vọng bạn sẽ có những phút giây thư giãn thú vị với clip này!

Vịnh Xuân Quyền có thắng được Muay Thái?

Tuy Muay Thái và Vịnh xuân quyền là hai thứ võ hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng nếu đặt lên bàn cân, Vịnh Xuân Quyền cũng “không hề kém cạnh”.


Muay Thái được nhiều người biết đến như là một môn võ hoàn hảo tuyệt đối bởi khá nhiều lý do. Ví dụ như  Muay Thái có nghệ thuật tấn công vô cùng hiệu quả, đặc biệt hiệu quả cao trong tự vệ và chiến đấu tay đôi.
Muay Thái được đánh giá cao về sự ác liệt dữ dằn có khi còn thô bạo hơn cả Kick Boxing và võ tổng hợp. Môn võ này có kỹ thuật chiến đấu thiên về thực dụng, mãnh liệt, không hoa mỹ đa dạng nên đêm lại hiệu quả cao.
Nhưng giữa Vịnh Xuân Quyền và Muay Thái, môn võ nào mới thực sự “lợi hại” hơn?
Chúng ta biết rằng Muay Thái vận dụng những cú đá, đấm, đầu gối và cùi chỏ rất linh động và uyển chuyển. Đặc biệt đòn đánh chỏ hoặc gối trong Muay Thái.
Nó có thể khiến đối phương bị chấn thương nghiêm trọng vì đòn này được sử dụng ở cự li gần và mục tiêu chủ yếu tập trung quanh vùng mặt như hàm, thái dương và cổ.
Sở trường của các võ sĩ Thái là những đòn chân như phang ống, đá đảo sơn khi áp sát hoặc đối phương chưa kịp hoàn hồn là họ đánh tới tấp các đòn đánh chỏ, gối, đấm đủ loại múc, móc để chiếm ưu thế tối đa.
Họ thường sử dụng kỹ thuật "trên đe dưới búa", tức là nghiêng người tay đánh chỏ vào lưng đối phương, đồng thời lên gối vào bụng; hoặc kỹ thuật phóng người lên đá bằng gối vào ngực, cằm, cổ nhằm hạ gục đối phương ngay tức khắc.
Với những tuyệt kỹ hiểm hóc ấy, Muay Thái thực sự khiến người khác phải nể sợ. Tuy Muay Thái và Vịnh xuân quyền là hai thứ võ hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng nếu đặt lên bàn cân, Vịnh Xuân Quyền cũng “không hề kém cạnh”.
Có người cho rằng Vịnh Xuân Quyền thiên về biểu diễn. Nhưng thực tế, đây là môn võ nhu quyền cận chiến, do đó tính sát thương trong chiến đấu là rất cao.
Mặt khác nó sẽ đem lại khả năng tái tạo cơ thể, quyền năng và sinh lực rất lớn. Ở một góc độ nào đó có thể nói rằng, quyền Vịnh Xuân đơn giản và thực dụng nhất.
Bởi vì suy cho cùng "bát môn pháp" cũng có thể bắt nguồn từ ba tay : Tán thủ, Phục thủ và Bàng thủ (Ngửa bàn tay, Úp bàn tay và Đưa khuỷu tay). Ba tay quyền căn bản này bao quát cả trăm ngàn thế tinh hoa biến hóa của quyền Vịnh Xuân.
Chỗ tuyệt diệu của quyền pháp Vịnh Xuân đó là: "Nếu đối phương dùng quyền tay hay dùng đòn chân đánh hoặc đá ta, thì người dùng quyền Vịnh ngay tức khắc chỉ dùng một tay hay một chân đánh lại".
Vì quyền Vịnh Xuân làm tiêu tan các thế công bằng một kỹ thuật đặc biệt, và đó cũng là đòn phản công tức khắc.
Quyền Vịnh Xuân ứng dụng một cách thích hợp mỗi động tác và sự kết hợp kỳ diệu của mỗi đòn tay. Cách mà Vịnh Xuân đánh là hạn chế tối đa những động tác dư thừa và hao mòn thể lực.
Bạn có thể hình dung ra 1 vòng tròn lớn và 1 chấm nhỏ ở tâm, và người đánh Vịnh Xuân là cái tâm vòng tròn đó, đánh tại chỗ, xử lý tại chỗ và từ trong phát ra từ tâm bản thân trực tiếp đến tâm mục tiêu.
1 tay đấm thẳng bao giờ cũng nhanh và tiết kiệm sức lực hơn 1 tay đấm vòng (đó là quy tắc đường chim bay).
Không múa may bay nhảy, không nhún chân, đó là những đặc điểm khiến nhiều người dùng Vịnh Xuân cảm thấy giữ được sức lực. Và dĩ nhiên nếu trình độ của họ đã tốt thì không ngại gì đánh lâu cả.
Môn Muay thiên về cương nên nhiều người gọi nó là "Sát nhân quyền". Khi chiến đấu với những môn võ mang tính nhu như Vịnh Xuân mà nhiều người gọi là "Hoạt Nhân quyền" thì cũng gặp ko ít bất lợi.
Bởi lẽ những môn võ này thường nhằm vào yếu huyệt mà yếu huyệt trên cơ thể con người thì ko thay đổi.
Kỹ thuật đấm của quyền Vịnh: đòn thẳng luôn là đòn nhanh nhất có thể trúng đích, gây chấn thương cho đối thủ và khắc chế những đòn tấn công. Vì vậy, một cú đấm của quyền Vịnh có uy lực rất lớn.
Mềm mỏng nhưng đầy uy lực, Vĩnh Xuân Quyền là một môn võ “chí nhu chí cương”. Cơ thể có mềm dẻo thì đòn đánh mới nhanh, mới sâu được. Và theo bộ pháp Vịnh Xuân, đỡ một đòn không bằng né tránh nó.
Khi một người đạt đến đỉnh cao của Vịnh Xuân, họ sử dụng các bộ pháp thành thạo. Điều này không những giúp tránh né nhanh nhẹn mà còn phát huy được uy lực của những đòn đánh.
Tạm kết
Trên đấu trường là một lẽ, trong thực dụng của cuộc sống là một lý lẽ khác. Muay Thái là môn võ thuật rất mạnh bạo nhưng vẫn có những nhược điểm của nó.
Đó là sự thiếu vắng các đòn vật khi áp sát. Hoặc cách dùng lực quá mạnh bạo sẽ dễ dàng đưa đến chuyện mất thăng bằng.
Vịnh Xuân Quyền là thứ võ vô cùng khó luyện và ít người có đủ kiên nhẫn, khả năng theo học đến cùng và hiểu tường tận những tinh túy của nó.
Tuy nhiên, nếu trình độ của người luyện Vịnh Xuân đã tốt thì họ sẽ không “ngán” bất cứ môn võ nào cả. Có thể nói, ưu điểm của Vịnh Xuân Quyền nhỉnh hơn so với Muay Thái.
Tuy nhiên chìa khóa ở đây là thể lực. Dù mọi đòn đánh có mạnh mẽ bao nhiêu nếu không trúng đích cũng chỉ là vô ích. Và bất cứ môn võ nào cũng có thể hạ được một số lượng người, tùy vào trình độ và khả năng của người dùng nó.
Theo Trí Thức Trẻ

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.