Articles by "Khoa-hoc"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa-hoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Có những điều tưởng chừng "tất, lẽ, dĩ, ngẫu" nhưng nếu qua nghiên cứu, chúng đều tồn tại dựa trên những căn cứ khoa học hết sức thú vị. 11 sự thật sau đây sẽ minh chứng cho bạn.

1. Mèo không bao giờ "nghe lời" con người

Mèo tự "thuần dưỡng" chúng
Mèo thực sự chẳng để ý tới những gì mà con người "nói" với nó
Cún cưng của bạn có thể nhận ra giọng nói của bạn nhưng rốt cuộc, nó chẳng hề để ý tới bạn đâu. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Đại học Tokyo đã chỉ ra rằng mặc dù một con mèo có thể nhận biết được những yêu cầu (bằng cách "ra lệnh") của chủ nhưng thực sự chúng chẳng quan tâm như chúng ta vẫn nghĩ. Vậy lý do nó "phớt lờ" bạn là gì? Câu trả lời chính là tiến hóa. Không giống như chó - loài vật được thuần hóa và nuôi dưỡng bởi con người, mèo "tự" thuần dưỡng nên chúng chẳng có lý do gì để nghe chủ ra lệnh cả.

2. Sinh viên làm bài tập về nhà thì điểm sẽ cao hơn

Sinh viên làm bài tập về nhà sẽ học tốt hơn
Càng chăm chỉ làm bài tập về nhà, điểm càng cao
Nhà kinh tế học Nick Rupp đã chia lớp học của ông thành 2 nhóm: một nhóm được yêu cầu làm bài tập về nhà và nhóm còn lại không phải làm. Kết quả rất (hoặc chẳng có gì) đáng kinh ngạc. Những sinh viên chăm chỉ làm các bài luận được giao ở nhà có điểm thành phần và điểm trung bình cao hơn. Qua đó, ông kết luận rằng "Bài tập về nhà có tác động rất lớn tới kết quả học tập của học sinh tại trường học".

3. Đàn ông luôn để ý tới ngực của phụ nữ

Đàn ông thích ngắm nhìn cơ thể phụ nữ
Đàn ông thích phụ nữ sở hữu thân hình chuẩn mực
Trong một bài báo có tựa đề "My Eyes are Up Here" (Tạm dịch: Đôi mắt của tôi nhìn lên đó), Sarah Gervais cùng cộng sự đã sử dụng công nghệ theo dõi cử chỉ mắt người (Eye Tracking Technology) để xác nhận điều mà chúng đã nghi ngờ từ lâu - đàn ông thích liếc nhìn ngực của phụ nữ. Thực tế, phái mạnh dành nhiều thời gian để ngắm cơ thể phái yếu hơn là khuôn mặt. Đôi mắt của họ sẽ "lang thang" lâu hơn nếu cô gái đối diện có vòng 3 "khủng", eo thon và vòng 1 tròn trịa. Tuy nhiên, không chỉ đàn ông, đôi mắt phụ nữ cũng như vậy. Chỉ có điều, phái yếu chỉ nhìn với mục đích so sánh với chính mình mà thôi.

4. Đi giày cao gót sẽ bị đau chân

Đi giày cao gót sẽ bị đau chân
Đi giày cao gót không có lợi cho sức khỏe
Khi đi giày cao gót, tư thế của bạn sẽ thay đổi, chẳng hạn như nghiêng hông, mặc dù sử dụng nó có thể khiến bạn cảm thấy mình cao hơn và dáng đi uyển chuyển hơn trước. Một vài nhà tâm lý học tiến hóa (Evolutionary Psychology) tranh cãi rằng việc đi giày cao gót là một phần của sự thúc đẩy có tính căn bản đối với người khác giới. Trong khi tuyên bố này vẫn chưa được giải thích rõ ràng thì một số nhà khoa học khác khẳng định giày cao gót không hề tốt như chúng ta vẫn tưởng. Một nghiên cứu được thực hiện tại Học viện nghiên cứu về hiện tượng lão hóa đã nhận thấy 60% phụ nữ lớn tuổi bị đau chân sau khi đã đi giày cao gót hay giày khiêu vũ trong nhiều năm.

5. Lợn thích tắm bùn

Lợn thích tắm bùn
Lợn tắm bùn đơn giản chỉ vì.... thích
Lợn không có nhiều tuyến mồ hôi nên việc kiểm soát nhiệt độ cơ thể luôn là một vấn đề đối với chúng. Chính vì điều này mà trong một khoảng thời gian dài, các nhà khoa học tin rằng lợn thích đắm mình trong bùn để làm mát cơ thể. Mặc dù đó là sự thật nhưng một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Applied Animal Behavior Science (Khoa học hành vi động vật) đã phát hiện ra một sự biến đổi mang tính chất tiến hóa: Lợn không lăn trong bùn bởi vì chúng chỉ có một vài tuyến mồ hôi, đúng hơn là, chúng chỉ có một vài tuyến mồ do "sở thích" đắm mình trong bùn (Hay nói cách khác, lợn không bao giờ phát triển các tuyến mồ hôi vì tổ tiên của chúng luôn "lăn lộn" trong phân chuồng). Giờ đây, một vài nhà khoa học tin rằng tắm trong bùn đơn giản khiến loài vật này cảm thấy hạnh phúc mà thôi.

6. Đàn ông đi chậm hơn khi đi bộ cùng người phụ nữ họ thích

Sự thay đổi tốc độ bước đi của đàn ông
Phái mạnh đi chậm hơn khi đi cạnh phái yếu
Các nhà khoa học tại Đại học Seattle Pacific xác nhận rằng khi các cặp vợ chồng đi cùng nhau, người chồng có xu hướng đi chậm lại. Họ sẽ giảm tốc độ khoảng 7% trong khi người vợ chẳng hề tăng tốc hay giảm tốc độ một chút nào cả. Tuy nhiên, khi đàn ông đi bộ cùng với những người bạn của họ - cho dù là nam hay nữ thì tốc độ bước đi hầu như không giảm.

7. Ngũ cốc ngon hơn khi có thêm sữa

Ngũ cốc giòn hơn khi cho thêm sữa
Cho thêm sữa, ngũ cốc sẽ giòn hơn
Khi cho thêm nước vào ngô được nghiền nhỏ, các nhà khoa học tại Đại học Công giáo Chile (Pontifical Catholic University of Chile) đã phát hiện ra rằng sự tương tác giữa các phân tử trong một "ma trận" toàn các mảnh ngô vụn có thể bị suy yếu khiến "một số thành phần bị hòa tan và làm giảm tính thống nhất về mặt cơ học". Hiểu một cách đơn giản, nước khiến ngũ cốc bị nhũn ra. Sữa thì khác. Sự có mặt của các chất béo sẽ giúp ngũ cốc không hút quá nhiều chất lỏng nên chúng vẫn giữa được độ giòn.

8. Ăn nhiều sẽ tăng cân

Ăn nhiều sẽ tăng cân
Hấp thụ nhiều calories sẽ tác động tới cân nặng
Từ những năm 1970 cho đến nay, một người Mỹ trung bình nặng khoảng 19 pound. Một nghiên cứu được thực hiện tại European Congress on Obesity (Hội nghị châu Âu về béo phì) vào năm 2009 đã nhận ra rằng "cân nặng của dân số Mỹ tăng lên có thể được giải thích dựa trên việc ăn quá nhiều calories" Boyd Swinburn - Trưởng nhóm nghiên cứu khẳng định. Sự lười biếng ít có liên quan tới hiện tượng này.

9. "Bội thực" họp hành

Các cuộc họp gây tốn thời gian
Các cuộc họp gây mất thời gian và giảm động lực làm việc
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2005 được thực hiện bởi Group Dynamics cho thấy rằng các cuộc họp là "những kẻ phá đám" gây lãng phí thời gian. Bằng cách phân tích sổ ghi chép của 37 nhân viên làm việc tại các trường đại học, các nhà nghiên cứu kết luận rằng các cuộc họp khiến nhân viên căng thẳng và gắt gỏng, thậm chí cản trở những nhân viên có động lực nhất hoàn thành nhiệm vụ.

10. Đọc sách rất tốt cho bộ não

Đọc sách để phát triển trí não
Đọc sách để phát triển trí não
Đọc sách thúc đẩy bộ não hoạt động nhiều hơn để xử lý thông tin, phân tích, giải quyết vấn đề và tạo ra cảm xúc. Do vậy, nếu bạn là người yêu sách thì xin chúc mừng còn bạn, còn nếu chưa có thói quen đọc sách thì hãy bắt đầu từ hôm nay nhé.

11. Internet là thứ khiến năng suất làm việc giảm dần

Mặt trái của Internet
Internet tác động tới năng suất làm việc
Internet là một công cụ tuyệt vời với sức mạnh có khả năng làm nên những điều không tưởng. Tuy nhiên, theo Pew Research, 53% số người trong độ tuổi 18 đến 29 online một ngày một lần chỉ để giết thời gian. Những người lớn tuổi hơn, tỷ lệ này còn tệ hơn nữa. Gần 2/3 trong số họ dành thời gian lướt web cả ngày mà chẳng có một mục đích gì rõ ràng cả.
Theo Mentalfloss

Mơ ngủ là hiện tượng thường xuyên xảy ra với mỗi con người nhưng bạn có hiểu gì về giấc mơ của mình?
Bạn đang buồn ngủ, đầu óc đang dần trở nên mơ hồ. Và rồi bạn chìm sâu vào giấc ngủ. Trên thực tế, giấc ngủ là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi những tổn thương và là một trong những quá trình nạp lại năng lượng cho chúng ta.Tuy nhiên, không phải tất cả các tế bào trên cơ thể đều được nghỉ ngơi khi chúng ta đang chìm vào trong giấc ngủ. Ở một số người, khi chìm vào trong giấc ngủ, họ vẫn còn nhìn thấy những hình ảnh, tai họ dường như vẫn nghe thấy những tiếng động. Những giấc mơ chính là bằng chứng rõ ràng nhất nói với chúng ta rằng bộ não vẫn hoạt động ngay cả khi chúng ta tưởng chừng toàn bộ cơ thể đang nghỉ ngơi.
Giấc mơ
Bản thân giấc ngủ đã là một trong những hiện tượng chưa được khám phá hết và tất nhiên, những giấc mơ - một phần của giấc ngủ - cũng là một yếu tố mà chúng ta chưa thể hiểu rõ được. Tại sao có người có giấc mơ, có người lại chìm sâu sự tĩnh lặng của giấc ngủ? Tại sao lại tồn tại những giấc mơ đẹp, tại sao lại tồn tại những cơm ác mộng? Bao năm qua, các nhà khoa học đã cố gắng đi sâu vào bộ não của con người, cố tìm lời giải thích thỏa đáng cho những câu hỏi hóc búa này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về giấc mơ và một vài nghiên cứu của những nhà khoa học trên toàn thế giới về giấc mơ. Đêm qua, giấc mơ của bạn như thế nào?

1. Tác động của giấc mơ

Nếu như bạn tình cơ có một giấc mơ về việc trúng xổ số hay bị tai nạn, liệu bạn có sẵn sàng chuẩn bị đón nhận nó trong cuộc sống thực tại? Chắc chắn rất nhiều người sẽ gật đầu trước câu trả lời này.
Tác động của giấc mơ
Dựa trên một nghiên cứu được công bố trên Journal of Personality and Social Psychology, chúng ta biết được rằng con người không chỉ ghi nhớ và nghĩ về những giấc mơ một cách đơn giản. Trên thực tế, rất nhiều người nhìn nhận những giấc mơ là điềm báo trước cho những gì sẽ xảy ra trong tương lai tùy theo cách hiểu cũng như niềm tin của mỗi người.
Trong một cuộc thử nghiệm tại Boston, 182 người phải cố tưởng tượng về 4 tình huống: mức báo động toàn quốc tăng cao; họ nghĩ về máy bay rơi; họ có giấc mơ về máy bay rơi; một chiếc máy bay mà họ dự định đặt vé thật sự rơi. Cuối cùng, kết quả thu được từ nhóm người này là tình huống khi họ mơ thấy một chiếc máy bay bị rơi ảnh hưởng đến đầu óc họ, khiến họ căng thẳng hơn 3 tình huống còn lại.

2. Ác mộng thực sự là một điềm báo

Bản thân những giấc mơ có phải là những dự báo trước cho tương lai không còn là điều sẽ phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, những cơn ác mộng thực sự là một điềm báo đối với chúng ta.
Ác mộng thực sự là một điềm báo
Những cơn ác mộng thường là nguyên nhân khiến cho con người gào, thét, đấm đá, quẫy đạp, khóc lóc trong khi ngủ thậm chí là vài chục phút sau khi bừng tỉnh. Những giấc mơ dẫn đến hành vi bạo lực như vậy là một dấu hiệu xấu, cảnh báo chúng ta về một điểm sai lệch, hỏng hóc nào đó đang xảy ra trong tâm trí, não bộ bao gồm cả bệnh parkinson lẫn chứng mất trí, tâm thần phân liệt.
Trong một nghiên cứu được công bố vào 28/7/2010 trên tạp chí Neurology, những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những giai đoạn đầu của những bệnh về não bộ có thể được nhận biết và đã xảy ra rất lâu trước khi được bác sỹ hay chính bản thân người bệnh có thể phát hiện ra.

3. Thức khuya - Ngủ sớm có thể ảnh hưởng đến những giấc mơ

Thức đêm và ngủ ngày mà rất nhiều người muốn làm và tự hào vì việc mình là một “cú đêm”. Tuy nhiên, những giấc mơ của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu bạn là một người thích hoạt động trong sự tĩnh mịch của màn đêm. Trong một bài viết trên tạp chí Sleep and Biological Rhythms, những nhà khoa học đã chỉ ra rằng những cú đêm” thường gặp ác mộng hơn so với những người ngủ sớm.
Thức khuya - Ngủ sớm có thể ảnh hưởng đến những giấc mơ
Mặc dù những nhà nghiên cứu không thể hiểu rõ vì sao những người thức đêm lại thường gặp ác mộng hơn (ngay cả khi thời lượng ngủ trong một ngày xấp xỉ như nhau), tuy nhiên, những con số trong bảng thống kê đã cho thấy rõ điều này. Lý giải hợp lý nhất cho hiện tượng này đó là hormone cortison - loại hormone gây căng thẳng - được tiết ra đặc biệt nhiều vào buổi sáng, và nếu như bạn đang trải qua giai đoạn ngủ chưa sâu vào thời điểm này, bạn sẽ dễ gặp phải những cơn ác mộng.

4. Những giấc mơ giúp trí não giải quyết rắc rối

Đôi khi, bạn gặp rắc rối, những vấn đề hóc búa trong cuộc sống và vào một sáng đẹp trời, bạn giật mình thức giấc với câu trả lời vừa tìm thấy được trong giấc mơ.

Theo nhà tâm lý học tại đại học Harvard, bà Deirdre Barrett, những giờ chìm đắm trong giấc ngủ có thể giúp chúng ta tìm thấy lời giải cho những câu hỏi mà dưới ánh sáng ban ngày, chúng ta không thể tìm ra. Theo bà, chính thế giới phi logic trong giấc mơ là một khu vực lý tưởng giúp đầu óc chúng ta có thể hoạt động. Trong giấc mơ, đầu óc của con người không còn bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản nào nữa và có thể vượt qua được những giới hạn mà ban ngày chúng ta không thể bước qua nổi.
Những giấc mơ giúp trí não giải quyết rắc rối
Suy cho cùng, mặc dù trong giấc mơ, bộ não vẫn hoạt động nhưng giấc ngủ và những giấc mơ lại là điều kiện cần thiết để bộ não có thể nạp năng lượng, thư thái hơn và giúp chúng ta sẵn sàng giải quyết những vấn đề của cuộc sống.Có lẽ, chính vào thời điểm này, khi bộ não vẫn còn tích đủ năng lượng, con người mới có khả năng suy nghĩ và lập luận một cách tốt nhất.

5. Giấc mơ của phụ nữ và đàn ông

Theo nhà tâm lý học Jennie Parker tại Đại học West of England, đàn ông thường xuyên có những giấc mơ về tình dục hơn, trong khi đó, phụ nữ lại thường gặp những cơn ác mộng hơn.
Những cơn ác mộng của phụ nữ có thể được xếp thành 3 loại: những giấc mơ đáng sợ; những giấc mơ về mất mát trong tình yêu hoặc người thân mất đi; những giấc mơ khó giải thích. Không chỉ nhiều hơn về số lượng những cơn ác mộng, những giấc mơ xấu của phụ nữ cũng được đánh giá là gây ra nhiều cảm xúc tồi tệ hơn những giấc mơ cùng loại của đàn ông.
Giấc mơ của phụ nữ và đàn ông
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những giấc mơ của phụ nữ không có chứa những phần “vui vẻ”. Theo một nghiên cứu từ năm 2007 về giấc mơ, trong số 3500 giấc mơ của phụ nữ thì có khoảng 8% những giấc mơ liên quan đến vấn đề tình dục.

6. Bạn có thể điều khiển những giấc mơ

Bạn có thể điều khiển những giấc mơ
Chắc chắn không ít người từng nghe đến những giấc mơ mà trong đó, người mơ có thể điều khiển mọi hoạt động hay những yếu tố xảy ra trong giấc mơ. Nhữnggiấc mơ tỉnh (Lucid dream) là điều mà rất nhiều người muốn đạt được vì đó là những giấc mơ mà chúng ta không chỉ là người trả nghiệm mà còn là người kiến tạo ra, trong những thế giới trong mơ này, chúng ta giống như những vị thần đầy quyền năng, sức mạnh.
Vậy làm cách nào để bạn có thể có được những giấc mơ tỉnh? Bạn có thể lướt web và tìm thấy rất nhiều phương pháp để đi vào một giấc mơ tỉnh, tuy nhiên, phương pháp đơn giản nhất chính là luyện tập bộ não trong một khoảng thời gian dài để chúng ta có thể điều khiển được thế giới ảo này.

7. Giấc mơ nhận thức trước

Kết quả của vài cuộc khảo sát dân số đông cho thấy từ 18% cho đến 38% mọi người đã trải nghiệm ít nhất một giấc mơ nhận thức trước, và 70% có cảm giác ngờ ngợ. Tỉ lệ phần trăm những người tin vào giấc mơ nhận thức trước rất cao – từ 63% đến 98%.
Giấc mơ nhận thức trước

8. Giấc mơ của trẻ em

Trẻ em không thấy chính mình trong giấc mơ cho đến ba tuổi. Trẻ em ở độ tuổi 3 đến 8 có giấc mơ, nhưng hầu hết là ác mộng. Ở tuổi này, chúng nhìn thấy nhiều ác mộng hơn người lớn trong toàn bộ cuộc sống.

9. Giấc mơ của người mù

Người mù bẩm sinh có những giấc mơ rất sống động
Người mù bẩm sinh có những giấc mơ rất sống động
Những người mù bẩm sinh có thể thấy giấc mơ dưới dạng hình ảnh. Mặc dù họ chưa bao giờ nhìn thấy sự vật nhưng giấc mơ của họ đầy âm thanh, mùi vị và cảm giác.

10. Giấc mơ của những người từng hút thuốc

Những người từng hút thuộc thường có giấc mơ sâu và thực tế hơn người khác. Thông thường, họ mơ thấy mình bắt đầu hút thuốc lại, vì thế họ lại bắt đầu cảm thấy tội lỗi.

11. Giấc mơ không phải là nghĩa đen

Tiềm thức của chúng ta sử dụng ngôn ngữ dấu hiệu và ký hiệu. Vì vậy, bạn đừng nên nghĩ rằng mỗi giấc mơ phải có một kết cục hợp lý với cốt truyện phong phú và mang nghĩa đen. Tiềm thức đang gửi tín hiệu cho chúng ta nhưng không nhất thiết là hình ảnh rõ ràng.

12. Không phải tất cả mọi người đều nhìn thấy màu sắc trong mơ

Sắc màu đen trắng trong mỗi giấc mơ
Sắc màu đen trắng trong mỗi giấc mơ
Khoảng 12% dân số chỉ mơ thấy giấc mơ đen trắng. Phần còn lại có thể nhìn thấy màu sắc. Ngoài ra, một vài nhóm người mơ thấy những giấc mơ điển hình: các tình huống ở trường hoặc ở chỗ làm, cố thoát khỏi ngược đãi, té ngã, chết người, rụng răng, chuyến bay, thất bại trong kỳ thi, tai nạn,...

13. Bạn mơ thấy chính xác những gì bạn đã từng thấy

Trong giấc mơ, có thể bạn gặp những người lạ, nhưng tâm trí của chúng ta không thể tưởng tượng ra khuôn mặt họ. Những khuôn mặt này hoàn toàn là người thật, những người mà bạn đã từng nhìn thấy ít nhất một lần trong cuộc đời mà bạn không nhớ.

14. Giấc mơ ngăn ngừa rối loạn tâm thần

Gần đây, nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm: đối tượng được phép ngủ 8 tiếng đồng hồ, nhưng họ đã bị thức giấc trong giai đoạn ban đầu của mỗi giấc ngủ. Sau ba ngày, tất cả bọn họ đều khó tập trung, có chứng ảo giác và tính dễ kích thích khó hiểu, đây là các dấu hiệu ban đầu của chứng rối loạn tâm thần. Vì vậy, nếu bạn được ngủ sâu, có những giấc mơ, chứng rối loạn tâm thần sẽ được ngăn chặn.
Sưu Tầm

Trong khoảng 4 tỉ năm, thiên hà Milky Way sẽ sáp nhập với thiên hà Andromeda. Kết quả của quá trình hợp nhất sẽ là một thiên hà elip được gọi là "Milkomeda".

1. Nhà triết học thế kỉ 18, Immanuel Kant, là một trong những người đầu tiên đưa ra lí thuyết cho rằng thiên hà Milky Way (Dải Ngân Hà hay Thiên Hà của chúng ta) không phải là thiên hà duy nhất trong vũ trụ. Ông đã đặt ra thuật ngữ“island universe” (những hòn đảo vũ trụ) để mô tả một thiên hà.
2. Các nhà thiên văn ước tính có khoảng 100 tỉ thiên hà trong vũ trụ có thể quan sát được.
3. Thuật ngữ tiếng Anh Milky Way được ứng dụng sớm nhất trong bài thơ "The House of Fame" của Geoffrey Chaucer trong thế kỉ 14.
4. Do vũ trụ mở rộng, tất cả các thiên hà khác đang lùi xa Thiên Hà của chúng ta. Các thiên hà xa hơn kể từ thiên hà Milky Way đang có tốc độ di chuyển nhanh hơn so với những thiên hà lân cận.
Những điều bạn chưa biết về thiên hà
5. Một số thiên hà đang cách xa thiên hà Milky Way có hình dạng elip, giống như quả bóng bầu dục, hoặc có dạng đĩa dẹt và phẳng với các cánh tay giống như thiên hà Milky Way. Thiên hà cũng có hình dạng bất thường, trong đó bao gồm nhiều thiên hà lùn. Những thiên hà nhỏ nhất trong vũ trụ chỉ chứa từ một vài trăm đến vài ngàn sao (so với 100 tỉ ngôi sao trong thiên hà Milky Way).
6. Chúng ta sẽ thường tìm thấy thiên hà lùn xung quanh những thiên hà lớn hơn. Các thiên hà lùn thường xuyên bị mất sao bởi thiên hà láng giềng lớn hơn thông qua lực hấp dẫn. Những luồng sao trên bầu trời chính là một phần của các thiên hà lùn bị xé toạc. Chúng ta không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường.
7. Chúng ta cũng không thể nhìn thấy lỗ đen khổng lồ ẩn giấu ở trung tâm thiên hà Milky Way, mặc dù nhìn đúng hướng từ chòm sao Nhân Mã. Hầu hết các thiên hà đều có một lỗ đen ở trung tâm, và nhà thiên văn học đã tính toán khối lượng nhất quán của nó cỡ khoảng 1/1000 khối lượng thiên hà mẹ.
8. Hai trong số các thiên hà gần nhất với thiên hà Milky Way là Small Magellanic Cloud và Large Magellanic Cloud có thể không có lỗ đen, hoặc vì cả hai đều có khối lượng thấp nên lỗ đen của chúng quá nhỏ, rất khó phát hiện.
9. Mỗi thiên hà đều chứa bụi trong không gian giữa các sao, bụi làm cho ánh sáng trông đỏ hơn bản thân nó khi quan sát trực quan, điều này có thể gây khó khăn cho các nhà thiên văn nghiên cứu đặc điểm của các ngôi sao.
10. Dải Ngân Hà quay với vận tốc 250km/s và hoàn thành một vòng mất 200 triệu năm. Các thiên hà đang quay nhanh hơn so với dự đoán dựa trên lực hấp dẫn của các ngôi sao. Các nhà thiên văn suy luận rằng lực hấp dẫn bổ sung đến từ vật chất tối, một loại vật chất mà không phát ra hoặc phản xạ ánh sáng.
11. Hầu hết không gian trong thiên hà là trống rỗng, nếu các ngôi sao trong thiên hà có kích thước là quả cam, thì chúng sẽ cách nhau 4.800km.
12. Nếu các thiên hà có kích cỡ bằng quả táo, thì khoảng cách giữa các thiên hà lân cận là chỉ một vài mét. Những thiên hà tương đối gần nhau đôi khi là các thiên hà hợp nhất. 

Trong khoảng 4 tỉ năm, thiên hà Milky Way sẽ sáp nhập với thiên hà Andromeda. Kết quả của quá trình hợp nhất sẽ là một thiên hà elip được gọi là "Milkomeda".

1. Nhà triết học thế kỉ 18, Immanuel Kant, là một trong những người đầu tiên đưa ra lí thuyết cho rằng thiên hà Milky Way (Dải Ngân Hà hay Thiên Hà của chúng ta) không phải là thiên hà duy nhất trong vũ trụ. Ông đã đặt ra thuật ngữ“island universe” (những hòn đảo vũ trụ) để mô tả một thiên hà.
2. Các nhà thiên văn ước tính có khoảng 100 tỉ thiên hà trong vũ trụ có thể quan sát được.
3. Thuật ngữ tiếng Anh Milky Way được ứng dụng sớm nhất trong bài thơ "The House of Fame" của Geoffrey Chaucer trong thế kỉ 14.
4. Do vũ trụ mở rộng, tất cả các thiên hà khác đang lùi xa Thiên Hà của chúng ta. Các thiên hà xa hơn kể từ thiên hà Milky Way đang có tốc độ di chuyển nhanh hơn so với những thiên hà lân cận.
Những điều bạn chưa biết về thiên hà
5. Một số thiên hà đang cách xa thiên hà Milky Way có hình dạng elip, giống như quả bóng bầu dục, hoặc có dạng đĩa dẹt và phẳng với các cánh tay giống như thiên hà Milky Way. Thiên hà cũng có hình dạng bất thường, trong đó bao gồm nhiều thiên hà lùn. Những thiên hà nhỏ nhất trong vũ trụ chỉ chứa từ một vài trăm đến vài ngàn sao (so với 100 tỉ ngôi sao trong thiên hà Milky Way).
6. Chúng ta sẽ thường tìm thấy thiên hà lùn xung quanh những thiên hà lớn hơn. Các thiên hà lùn thường xuyên bị mất sao bởi thiên hà láng giềng lớn hơn thông qua lực hấp dẫn. Những luồng sao trên bầu trời chính là một phần của các thiên hà lùn bị xé toạc. Chúng ta không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường.
7. Chúng ta cũng không thể nhìn thấy lỗ đen khổng lồ ẩn giấu ở trung tâm thiên hà Milky Way, mặc dù nhìn đúng hướng từ chòm sao Nhân Mã. Hầu hết các thiên hà đều có một lỗ đen ở trung tâm, và nhà thiên văn học đã tính toán khối lượng nhất quán của nó cỡ khoảng 1/1000 khối lượng thiên hà mẹ.
8. Hai trong số các thiên hà gần nhất với thiên hà Milky Way là Small Magellanic Cloud và Large Magellanic Cloud có thể không có lỗ đen, hoặc vì cả hai đều có khối lượng thấp nên lỗ đen của chúng quá nhỏ, rất khó phát hiện.
9. Mỗi thiên hà đều chứa bụi trong không gian giữa các sao, bụi làm cho ánh sáng trông đỏ hơn bản thân nó khi quan sát trực quan, điều này có thể gây khó khăn cho các nhà thiên văn nghiên cứu đặc điểm của các ngôi sao.
10. Dải Ngân Hà quay với vận tốc 250km/s và hoàn thành một vòng mất 200 triệu năm. Các thiên hà đang quay nhanh hơn so với dự đoán dựa trên lực hấp dẫn của các ngôi sao. Các nhà thiên văn suy luận rằng lực hấp dẫn bổ sung đến từ vật chất tối, một loại vật chất mà không phát ra hoặc phản xạ ánh sáng.
11. Hầu hết không gian trong thiên hà là trống rỗng, nếu các ngôi sao trong thiên hà có kích thước là quả cam, thì chúng sẽ cách nhau 4.800km.
12. Nếu các thiên hà có kích cỡ bằng quả táo, thì khoảng cách giữa các thiên hà lân cận là chỉ một vài mét. Những thiên hà tương đối gần nhau đôi khi là các thiên hà hợp nhất. 
Theo TTCN

Chúng ta đang sống trên Trái Đất, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết về ngôi nhà chung của nhân loại.
Khi bắt đầu quyết định viết về Trái đất, tác giả bài viết nhận ra rằng đây là một công việc khó khăn: tuy là một hành tinh nhỏ so với các hành tinh khác, nhưng Trái đất vẫn là một hành tinh quá to lớn và phức tạp. Và rồi họ quyết định sẽ tiếp cận theo cách khác: thay vì chia ra và phân tích từng phần riêng lẻ cấu thành nên Trái đất, chúng ta hãy cùng nhau xem xét một cách tổng thể, xem chúng có liên quan đến nhau như thế nào. Tất cả sẽ xoay quanh ảnh hưởng của Mặt trời lên Trái đất: nếu không có Mặt trời, sự sống trên Trái đất không thể tồn tại.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Năng lượng và ánh sáng
So với phần còn lại của vũ trụ, Trái đất chỉ là một hành tinh nhỏ bé. Hành tinh của chúng ta, cùng với bảy hành tinh khác, quay xung quanh Mặt trời – vốn chỉ là một ngôi sao nhỏ trong khoảng hơn 200 tỉ ngôi sao trong thiên hà của chúng ta. Và thiên hà của chúng ta – dải Ngân Hà, Milky Way – cũng chỉ là một phần của vũ trụ, gồm hàng triệu thiên hà khác cùng với các sao và hành tinh bên trong. Trái đất chỉ giống như một hạt cát ở bờ biển vậy.
So với loài người, thì ngược lại, Trái đất quả thực quá to lớn. Nó có đường kính 7.926 dặm (khoảng 12.756 km) ở xích đạo, với khối lượng khoảng 6 x 10^24 kg. Trái đất quay xung quanh Mặt trời với vận tốc khoảng 66.638 dặm một giờ (29,79 km một giây). Những con số khổng lồ. Nhưng nó vẫn là rất nhỏ so với kích thước của Mặt trời.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Nhìn từ Trái đất, Mặt trời có vẻ rất nhỏ. Bởi vì nó cách Trái đất những 93 triệu dặm. Thực tế, đường kính Mặt trời lớn hơn Trái đất khoảng 100 lần, một Mặt trời có thể chứa trong đó khoảng 1.000.000 Trái đất.
Nếu không có Mặt trời, Trái đất không thể tồn tại được. Bạn có thể tưởng tượng, Trái đất là một cỗ máy khổng lồ, một hệ thống vô cùng phức tạp. Nó cần năng lượng để hoạt động, và nguồn năng lượng đó chính là Mặt trời. Mặt trời là một nguồn năng lượng hạt nhân khổng lồ - phản ứng nhiệt hạch tạo một nguyên tử Heli từ bốn nguyên tử Hidro giúp sinh ra nhiệt và ánh sáng. Mỗi mét vuông trên Trái đất tiếp nhận năng lượng khoảng 342 Watt mỗi năm. Tổng cộng là 1,7 x 10^17 Watt, tương đương với lượng năng lượng sinh ra bởi khoảng 1,7 tỉ nhà máy điện.
Khi năng lượng này đến Trái đất, nó cung cấp năng lượng cho rất nhiều phản ứng, chu trình và hệ thống. Nó điều khiển sự đối lưu của khí quyển và đại dương. Nó giúp cây cối phát triển. Nó giúp cho nhiệt độ Trái đất ổn định, và rồi sự sống có thể tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Ngày và đêm
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Mặt trời lên Trái đất là thứ bạn trải qua hàng ngày: hiện tượng ngày và đêm. Khi tự quay quanh trục của mình, một phần Trái đất nhận ánh sáng Mặt trời, trong khi phần kia chìm trong bóng đêm. Nói cách khác, khi nhìn từ Trái đất, đó là hiện tượng Mặt trời mọc và lặn. Bất kì nơi nào trên Trái đất đều nhận ánh sáng và nhiệt từ Mặt trời vào ban ngày, sau đó sẽ mất nhiệt vào ban đêm.
Bốn mùa trên Trái đất cũng là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về mối quan hệ giữa Trái đất và Mặt trời. Trục Trái đất nghiêng khoảng 23,5 độ. Một nửa bán cầu đối diện với Mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn - ở những nơi này sẽ là mùa hè, và sẽ là mùa đông ở bán cầu bên kia. Ảnh hưởng này không lớn lắm ở gần Xích đạo – nơi đây nhận được lượng ánh sáng Mặt trời mỗi ngày gần tương đương nhau trong suốt cả năm. Trong khi, ở hai cực, không nhận được một chút ánh sáng Mặt trời nào trong suốt mùa đông, đây là một trong những lý do khiến thời tiết ở nơi đây lại băng giá như vậy.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Trong khi nhiều người chỉ nghĩ đơn giản, sự khác biệt giữa ngày và đêm (hay mùa hè và mùa đông) là một điều tất nhiên, thì thực tế sự thay đổi về ánh sáng và nhiệt độ tạo nên ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự hoạt động của các hệ thống trên Trái đất. Một trong số đó là sự lưu thông không khí trên Trái đất.
Hiệu ứng Coriolis, một sản phẩm sinh ra do Trái đất tự quay, giúp tạo nên hệ thống mùa phong phú và đa dạng. Nó còn giúp tạo nên nhiều loại gió, như gió Tín phong thổi đến xích đạo, hay loại gió Tây ôn đới thổi từ đường chí tuyến đến vòng cực. Những hình thái gió mùa này giúp cho không khí và hơi ẩm di chuyển giữa các vùng, và tạo nên sự đa dạng về mùa.
Mặt trời cũng góp phần trong quá trình tạo ra mưa và gió. Khi Mặt trời làm nóng không khí ở một khu vực nào đó, áp suất tại đó sẽ giảm đi. Không khí từ vùng lân cận sẽ lập tức tràn vào, đây chính là cơ chế tạo nên gió. Không có Mặt trời, sẽ không có gió trên Trái đất. Và còn hơn thế, không có Mặt trời, chúng ta cũng không có không khí để thở. Hãy thử tìm hiểu ở phần tiếp theo.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Đường và carbon
Phần lớn trong bầu khí quyển Trái đất là khí nitơ. Oxy chỉ chiếm 21% trong không khí chúng ta hít thở. Ngoài ra còn có khí carbon dioxid, argon, ozone, hơi nước, và rất nhiều loại khí khác, tạo nên khoảng gần 1% thành phần khí quyển. Những loại khí này đến từ nhiều nguồn, kể từ khi Trái đất hình thành.
Nhưng các nhà khoa học lại tin rằng, trên Trái đất sẽ không có khí oxy, nếu không có cây xanh. Cây xanh (và một số loài vi khuẩn), bằng quá trình quang hợp, chúng chuyển hóa nước và khí carbon dioxid thành đường và khí oxy.
Quang hợp là một quá trình phức tạp. Về cơ bản, nó giống như cách mà cơ thể chúng ta phân hủy thức ăn để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Về bản chất, sử dụng năng lượng ánh sáng từ Mặt trời, cây xanh có thể chuyển hóa carbon dioxid và nước thành glucose và khí oxy qua phản ứng:
6CO2 + 12H2O + ánh sáng -> C6H12O6 + 6O2+ 6H2O
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Nói cách khác, trong khi chúng ta thì hít khí oxy và thải ra khí carbonic, thì cây xanh lại ngược lại, chúng hít khí carbonic và thải ra khí oxy. Một số nhà khoa học tin rằng, trên Trái đất không hề có oxy trước khi cây xanh xuất hiện và khởi động quá trình quang hợp.
Nếu không có Mặt trời cung cấp ánh sáng cho quá trình quang hợp, chúng ta sẽ không thể có không khí để thở. Nếu không có cây cối cung cấp lương thực cho con người và các loài động vật khác, chúng ta cũng sẽ không có gì để ăn.
Hiển nhiên, cây cối rất quan trọng cho sự tồn tại của loài người. Không chỉ vì nó cung cấp khí oxy và thức ăn, chúng còn giúp điều chỉnh lượng khí carbonic, hay còn gọi là khí nhà kính, trong khí quyển. Chúng còn giúp phòng tránh sự xói mòn, bạc màu của đất do gió và nước. Thêm nữa, chúng còn đưa hơi nước vào không khí trong quá trình quang hợp. Lượng hơi nước này, tiếp tục tham gia vào chu trình nước, được điều khiển bởi Mặt trời. Hãy cùng tìm hiểu về chu trình nước trong phần tiếp theo.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Nước và lửa
Mặt trời tác động rất lớn đến nguồn nước của chúng ta. Nó làm nóng các đại dương ở gần xích đạo, ngược lại, nước ở hai cực thì lạnh đi. Chính vì lẽ đó mà tồn tại các dòng biển nóng và lạnh, chúng di chuyển một lượng lớn nước ấm và nước lạnh đi khắp nơi, ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu khắp thế giới. Mặt trời cũng điều khiển chu trình nước, nó làm bay hơi khoảng 495.000 kilomet khối hơi nước vào khí quyển mỗi năm.
Bạn hãy nhớ lại xem, khi bạn đi bơi, lúc bạn lên bờ và nằm phơi nắng, chỉ một lúc sau cơ thể bạn sẽ lại khô như lúc trước khi bơi. Khi ấy, quá trình bay hơi đã xảy ra. Ngược lại, nếu bạn từng thấy hơi nước đọng trên thành cốc trà đá, thì bạn đã thấy hiện tượng ngưng tụ rồi đấy. Đây chính là hai quá trình chính, trong chu trình nước. Chu trình nước này là nguyên nhân sinh ra mây và mưa, cũng như nguồn nước ngọt mà bạn đang sử dụng.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Nếu không có Mặt trời khởi phát quá trình bay hơi nước, chu trình nước sẽ không tồn tại. Trên Trái đất sẽ không có mây, mưa hay thời tiết. Nước trên Trái đất sẽ chỉ ở yên trên mặt đất, chính xác hơn, nước sẽ bị đóng băng, do không có Mặt trời để sưởi ấm, và Trái đất sẽ băng giá mãi mãi.
Tia cực tím và gió Mặt trời
Nguồn năng lượng khổng lồ của Mặt trời có hai mặt hại chính: tia cực tím và gió Mặt trời. Tia cực tím có thể gây ung thư, đục thủy tinh thể và những vấn đề về sức khỏe khác. Gió Mặt trời, bản chất là một luồng dịch chuyển mang điện tích, hay dòng ion hoá, sẽ thổi bay khí quyển Trái đất. May mắn thay, Trái đất có hàng rào bảo vệ tự nhiên chống lại cả hai tác nhân này. Tầng ozon bảo vệ con người khỏi tia cực tím, và từ trường bảo vệ chúng ta khỏi gió Mặt trời.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Tầng bình lưu của Trái đất có một lớp mỏng ozone (O3), được sinh ra nhờ Mặt trời. Phân tử ozone cấu tạo bởi 3 nguyên tử oxy – đây là một phân tử không bền vững, tuy nhiên phải mất rất nhiều năng lượng để tạo ra được nó. Khi tia cực tím đến Trái đất và va chạm với các phân tử oxy, phân tử oxy sẽ bị tách ra thành hai oxy nguyên tử. Mỗi oxy nguyên tử này khi gặp một phân tử oxy sẽ tạo thành một phân tử ozone. Đây là một phản ứng thuận nghịch: khi tia cực tím va chạm với phân tử ozone, nó lại bị tách ra thành phân tử oxy và một oxy nguyên tử.
Quá trình này gọi là chu trình oxy – ozone, và nó giúp chuyển năng lượng của tia cực tím thành nhiệt năng, từ đó giúp ngăn ngừa tác dụng có hại của tia cực tím đến con người. Nếu không có Mặt trời, Trái đất sẽ không có tầng ozone; nhưng nếu không có Mặt trời, thì chúng ta cũng chẳng cần tầng ozone nữa.
Đó là cơ chế giúp bảo vệ con người khỏi tia cực tím. Còn về gió Mặt trời, Trái đất đã tự tạo ra được hàng rào bảo vệ. Nếu không có từ trường, các hạt mang điện từ gió Mặt trời sẽ thổi bay bầu khí quyển của Trái đất. Từ trường được sinh ra từ bên trong lòng của Trái đất – đó là kết quả của sự tương tác giữa các lớp bên trong và bên ngoài của Trái đất.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Trong nhân Trái đất có chứa một lượng lớn sắt. Phần lõi trong cùng ở dạng đặc, tiếp theo là lớp kim loại nóng chảy – hai lớp này ở sâu trong lòng đất. Chúng được ngăn cách với lớp vỏ Trái đất bằng một lớp mantle rất dày. Lớp mantle này ở thể rắn, tuy nhiên lại rất mềm, đây là nguồn gốc của dòng dung nham trong các ngọn núi lửa. Quay lại với hai lớp kim loại trong cùng, chúng cũng quay quanh trục giống như Trái đất, nhưng do mật độ hai lớp khác nhau, nên chúng có vận tốc quay khác nhau, từ đó sinh ra hiệu ứng dynamo, hình thành dòng điện và tạo nên từ trường của Trái đất – giống như một nam châm điện khổng lồ vậy. Khi gió Mặt trời đến Trái đất, chúng sẽ tương tác với từ trường của Trái đất và bị đẩy ra xa, từ đó bảo vệ Trái đất khỏi tác động của gió Mặt trời.
Từ hiệu ứng dynamo, Trái đất trở thành một nam châm lớn có hai cực. Hai cực của Trái đất thay đổi theo chu kì – khoảng 400 lần trong vòng 330 triệu năm. Từ trường sẽ yếu đi khi hai cực thay đổi, tuy nhiên, qua nghiên cứu, người ta dự đoán rằng Mặt trời sẽ “hỗ trợ” Trái đất trong giai đoạn này, bằng cách tương tác với lớp khí quyển để tăng cường thêm từ trường.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Hành tinh và các ngôi sao
Một trong những lý thuyết nổi trội nhất về nguồn gốc hình thành Trái đất, là về một đám mây bụi quay tròn có tên gọi là tinh vân Mặt trời. Tinh vân này là một sản phẩm sau vụ nổ Big Bang. Các nhà triết học, người theo đạo và các nhà khoa học có vô vàn những ý kiến khác nhau về nguồn gốc của vũ trụ, nhưng nổi tiếng nhất và được chấp nhận nhiều nhất, là lý thuyết về vụ nổ Big Bang. Theo lý thuyết này, vũ trụ được sinh ra sau một vụ nổ cực lớn.
Trước khi xảy ra vụ nổ Big Bang, tất cả vật chất và năng lượng tập trung tại một điểm có tên gọi là điểm kì dị - singularity. Đây là một điểm có nhiệt độ cực cao và mật độ lên đến vô hạn – giống như ở điểm trung tâm của các lỗ đen. Điểm kì dị trôi trong chân không, cho đến khi nó bùng nổ - khí, hơi, vật chất, năng lượng tỏa ra theo mọi hướng.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Sau khi các loại khí nguội đi, rất nhiều lực tác động lên các hạt và khiến chúng gắn vào với nhau. Càng nguội, chúng di chuyển càng chậm, và dần dần hình thành các ngôi sao. Quá trình này xảy ra mất khoảng một tỉ năm.
Khoảng 5 tỉ năm trước, một phần của đám khí sau vụ nổ Big Bang, đã sinh ra Mặt trời của chúng ta. Ban đầu, nó rất nóng, đám mây bụi quay xung quanh nó chứa vô vàn các nguyên tố khác nhau. Khi Mặt trời tiếp tục quay, các nguyên tố này tạo thành một đĩa có tên gọi là tinh vân Mặt trời. Trái đất và các hành tinh khác hình thành trong chiếc đĩa này. Trung tâm đám mây tiếp tục ngưng tụ, tiếp tục bốc cháy và tạo thành Mặt trời.
Hiện tại chưa có bằng chứng chắc chắn về việc Trái đất hình thành như thế nào trong đám mây bụi đó. Các nhà khoa học đưa ra hai giả thiết, và cả hai giả thiết này đều liên quan đến việc các phân tử và các hạt kết dính vào nhau. Chúng có chung ý tưởng cơ bản: khoảng 4.6 tỉ năm trước, Trái đất được hình thành từ các hạt quay xung quanh chiếc đĩa khổng lồ hình thành nên Mặt trời: khi Mặt trời đốt cháy, nó thổi các hạt ra không gian xung quanh, và hình thành nên hệ Mặt trời ngày nay. Mặt trăng cũng là một phần của tinh vân Mặt trời.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Thuở ban đầu, Trái đất rất nóng. Dần dần, khi nó nguội đi, lớp vỏ Trái đất hình thành. Thiên thạch rơi xuống Trái đất tạo nên các hố sâu. Nhiệt độ tiếp tục giảm xuống, đồng nghĩa với việc nước sẽ ngưng tụ, và tạo nên hồ, biển và các đại dương.
Trải qua hàng ngàn quá trình như động đất, núi lửa,... bề mặt Trái đất mới có thể giống như hiện tại. Khối lượng khổng lồ của nó giúp tạo nên trọng lực giữ mọi thứ lại trên bề mặt, và giúp chúng ta có nơi để sống. Tất cả các quá trình này, tất cả các vật chất này, sẽ không thể tồn tại nếu không có Mặt trời.
(Theo PLXH)

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.